Yếu tố dân chủ trong truyền thống xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 64 - 68)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm

2.2.3. Yếu tố dân chủ trong truyền thống xã hội Việt Nam

Cuộc đời chính trị của Ngô Thì Nhậm có đặc điểm nổi bật nhất là bước ngoặt ông đi cùng phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. iều này nếu cắt nghĩa từ góc độ tư tưởng thì ngoài những yếu tố dân chủ trong tư tưởng Nho giáo nguyên thủy, Ngô Thì Nhậm còn kế thừa những yếu tố tiến bộ trong truyền thống dân chủ của xã hội Việt Nam.

a, Thường xuyên bị đặt trước hiểm họa ngo i xâm, nhà nước dân tộc ở Việt Nam sau khi hình thành đã phát triển không phải chỉ nhằm đáp ứng các nhu cầu quản lý ho t động kinh tế và sinh ho t xã hội của cộng đồng, mà còn nhằm đáp ứng các nhu cầu bảo vệ độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. ất nước sau hơn nghìn năm Bắc thuộc, vừa giành l i độc lập dân tộc và đang phải bảo vệ nền độc lập đó chống l i nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ác liệt của các đế chế lớn m nh. Các vương triều tiến bộ lúc bấy giờ sớm nhận thức được mối quan hệ gắn bó giữa lợi ích của vương triều với lợi ích chung của cả dân tộc và giữ vai trò tổ chức, lãnh đ o các cuộc chiến tranh giữ nước. iều này còn được được khẳng định qua ho t động của nhà nước phong kiến dân tộc từ các triều inh, Lê, Lý, Trần tới Hậu Lê. ó là những cuộc kháng chiến và những cuộc chiến tranh giải phóng mang tính dân tộc và tính nhân dân sâu rộng, những cuộc chiến tranh nhân dân yêu nư c chống ngoại

xâm v i vai trò định đoạt của nhân dân, của khối đoàn kết dân tộc. Từ thực tế

lịch sử đó, Trần Quốc Tuấn đã coi "chúng chí thành thành" (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước), và tổng kết nguyên nhân thắng lợi cơ bản là do "vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức". Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu tập các bô lão trong cả nước về họp Hội nghị Diên Hồng để bàn kế đánh giặc Nguyên Mông. Nguyễn Trãi cũng ví dân như nước, nước có thể chở thuyền và lật thuyền: "Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ" (thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước) [139, tr.280] đều thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa độc lập dân tộc với tinh thần dân chủ.

Ngoài ra, các vương triều cũng phải lo giữ lòng dân và áp dụng một số hình thức dân chủ đối với nhân dân. Nhà Lý đặt lầu chuông trong thành Thăng Long để dân kêu oan, Trần Quốc Tuấn chủ trương “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” [74, tr.118]. Hay Nguyễn Trãi cho rằng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” [139, tr.81], “Hòa bình là gốc của Nh c, … xin bệ h yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của nh c” [74, tr.527]. ó là những yếu tố

dân chủ g n liền v i s nghiệp bảo vệ và xây d ng độc lập dân tộc đương thời. Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, một phong trào dân tộc rộng lớn bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố dân chủ nhất định.

Dễ hiểu vì sao trí thức Việt Nam, cả các cao tăng thời Lý Trần lẫn các danh Nho đầu thời Hậu Lê đều gắn mình vào với chính quyền, coi triều đình

là biểu trưng cho ý tưởng độc lập của dân tộc. úng ra, ở họ cũng đã xuất

hiện những mầm mống độc lập trong tư duy và hành động chính trị, mà điển hình là việc người trí thức kiệt xuất, vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi ra cộng tác với nhà Hồ "soán nghịch" năm 1400. Nhưng sau quá trình tham gia kháng chiến chống quân Minh khi đất nước đã được giải phóng, tác giả “Bình Ngô

đại cáo” trở về với tập quán truyền thống, tự giới h n trong một khuôn mẫu

ứng xử chính trị chỉ chấp nhận một vương triều duy nhất là chính thống. Trong khi đó, triều Lê trên con đường phong kiến hóa của nó đang dần dần h thấp ngọn cờ dân chủ, l i ngày càng tỏ ra đối lập với tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã bị đẩy tới thảm kịch Lệ Chi viên.

Yêu cầu thống nhất vương triều để thống nhất đất nước t o ra sức m nh cần thiết cho việc đề phòng hiểm họa ngo i xâm có ý nghĩa tích cực, nhưng sự tập trung đáp ứng yêu cầu ấy theo lề lối phong kiến qua nhiều năm l i t o ra tâm lý phổ biến coi triều là nước, thậm chí, trong không ít trường hợp còn dẫn tới việc hy sinh những quyền lợi lâu dài của đất nước, đi ngược l i những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Theo đà trượt của cái phương tiện đã bị ngộ nhận là mục đích ấy, đường lối của chính quyền cũng như ho t động của trí thức dần dần không còn phù hợp với đòi hỏi hiện thực của đất nước và xã hội. Trong

ph m vi cung đình, sự suy thoái này l i làm hình thành các nhóm chính trị đối lập nhau về quan điểm và chống trái nhau vì quyền lợi, mà kết quả là sự thoán đo t quyền bính giữa các thế lực chính trị mâu thuẫn nhau, trầm trọng nhất khi đẩy đất nước rơi vào tình tr ng chia cắt và nội chiến từ thế kỷ XVI.

Tình tr ng khủng hoảng đó đặt ra cho tầng lớp nhà Nho - trí thức Việt Nam đương thời nhiều vấn đề mới về tương lai đất nước và vận mệnh dân tộc, những vấn đề thách thức tài năng đồng thời buộc họ phải đặt toàn bộ tri thức cũng như đ o đức chính trị vào cuộc khảo nghiệm lịch sử. Những nhà Nho vượt qua được bài kiểm tra khắc nghiệt này đều buộc phải lựa chọn, không đơn thuần là buông bỏ lợi danh về ở ẩn, thúc thủ với thời cuộc, mà là dám hy sinh cả những giá trị cũ, thậm chí, danh dự cá nhân cho đ i cuộc lớn hơn. Bắt đầu từ Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan cho nhà M c, ào Duy Từ giúp họ Nguyễn chống l i Lê Trịnh, rồi Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích theo về với Tây Sơn, sau này là Nguyễn ình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân “chẳng nghe Thiên tử chiếu” v.v. đều là những trí thức lớn phá vỡ giá trị và định chế cũ, đưa ra những quan niệm mới mẻ riêng, mà những lựa chọn táo b o của họ đều có sức ảnh hưởng, chuyển xoay tới lịch sử xã hội thời biến lo n.

Như vậy, trong điều kiện đặc thù cần giành và giữ độc lập đất nước, trong các vương triều tiến bộ hay thời khủng hoảng, các nhà trí thức sẽ là một trong số các lực lượng đề cao tính chất dân chủ mang sắc thái dân tộc rõ nét. “Khác với tiền b c và địa vị xã hội có thể sáng còn tối mất, học vấn là một oại quyền c mà con người giữ được suốt đời, nên trong xã hội Việt Nam ngày xưa gi i trí thức luôn là người tiên phong trong việc giương cao ngọn cờ dân chủ, tuy trong không ít trường hợp ngọn cờ ấy thường bị che lấp bởi khẩu hiệu “nhân nghĩa” muôn thuở của Nho gia” [132].

b, Chế độ phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển trên cơ sở một mặt là bảo tồn và phong kiến hoá kết cấu kinh tế - xã hội của công xã nông thôn, mặt khác là sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất. ây là công xã nông thôn thuộc lo i hình Á châu mà trong giai đo n đầu, đặc điểm cơ bản của nó là quyền sở hữu công xã về toàn bộ ruộng đất và công xã đem phân

chia ruộng đất đó cho các gia đình thành viên cày cấy. Sau này, chế độ tư hữu ruộng đất phát triển thu hẹp dần chế độ ruộng đất công của làng xã và sự phân hoá xã hội bên trong cũng càng ngày càng nâng cao. Quá trình đó diễn ra cùng với quá trình phong kiến hoá công xã nông thôn. Nhưng nói chung,

tàn dư của công xã nông thôn ở những mức độ tồn tại khác nhau tùy từng úc

và từng nơi, vẫn được bảo ưu âu dài trong xã hội Việt Nam cổ truyền. [112]

ặc điểm kinh tế xã hội đó ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đấu tranh xã hội của nông dân và quá trình nẩy sinh, phát triển cũng như nội dung tư tưởng dân chủ của nông dân Việt Nam.

Trong đấu tranh xã hội, tư tưởng dân chủ của nông dân Việt Nam chỉ dừng l i ở yêu cầu bình đẳng xã hội, bình đẳng tài sản mà mức độ phát triển cao nhất

chủ nghĩa bình quân về kinh tế - xã hộitư tưởng bạo động về mặt chính

trị. Tư tưởng đó gắn liền với tâm lý người nông dân công xã, người sản xuất nhỏ, nó có mặt chính đáng và tích cực của nó trong cuộc đấu tranh chống chế độ chuyên chế, chống những bất công của xã hội phong kiến, nhưng cũng bộc lộ mặt không tưởng và bất lực của người nông dân trong sự nghiệp tự giải phóng mình, thể hiện “truyền thống dân chủ nửa vời” như nhận định của một nhà nghiên cứu [132]. Những lệ làng mang tính dân chủ công xã được phản ánh rõ nét trong kho tàng văn hoá dân gian, nhất là trong ca dao, tục ngữ thậm chí dược phản ánh trong bộ luật nhà nước như Bộ uật Hồng Đức. Thế kỷ XVIII, sự thành công của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đánh dẹp hai thế lực phong kiến cũ chia cắt đất nước, đưa người anh hùng áo vải Quang Trung lên ngôi Hoàng đế vừa là dấu ấn thành công cho cuộc đấu tranh xã hội mang tính chất dân chủ của người nông dân, nhưng vẫn là tính chất dân chủ không triệt để khi những người lãnh đ o của phong trào khởi nghĩa nông dân sau khi thành công l i gia nhập vào hàng ngũ phong kiến.

Như vậy, tư tưởng của hai lực lượng chính thể hiện tính chất dân chủ trong xã hội phong kiến là người trí thức và nông dân đều sẽ được phản ánh trong tư duy chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm khi ông tham gia cùng với phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)