7. Kết cấu của luận án
2.1. iều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
2.1.2. Điều kiện kinh tế
Từ thời phân tranh, guồng máy quan l i không ngừng sinh sôi nảy nở do vô số các nhiệm vụ được đặt ra để phục vụ chiến tranh. Biến chuyển trong guồng máy nhà nước dẫn đến sự ra đời và phát triển của một lớp chính trị gia mới không lo phục vụ vương quyền mà l i tìm cách bảo vệ các quyền lợi của chế độ phủ chúa. Lớp người mới này được hưởng nhiều đặc ân về thu tô thuế, cấp người, cấp đất. Xu hướng chiếm đất công thành đất tư ngày càng gia tăng trong hai thế kỉ này. Hiện tượng các võ quan được trả lương một phần bằng công điền cũng khiến tình hình sở hữu ruộng đất ngày càng phức t p. Chiến tranh kéo theo những món chi tiêu khổng lồ. Mức đóng góp này ngày càng đè nặng lên vai người dân, đến độ, người nông dân không chịu nổi đã hàng lo t bỏ ruộng vườn làng m c. Nông dân bỏ đi, n n chiếm đất thêm trầm trọng. Cho dù chúa Trịnh áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện tình hình bằng thuế, chính sách lương thực, khai khẩn sang Lào v.v, nhưng cái gốc của vấn đề - chế độ đất đai - không bị đụng đến, nên các giải pháp đưa ra thiếu hẳn tính quy mô, liên tục và triệt để. Tình hình ở àng Ngoài thay vì được cải thiện l i càng xấu đi, và phải trải qua một trong những thời kì khủng hoảng xã hội trầm trọng nhất trong lịch sử của mình.
T i àng Trong, chế độ đất đai do điều kiện khai thác lãnh thổ càng thể hiện khuynh hướng giữ đất làm tư điền. Ngoài một số thửa được ban làm phần thưởng cho các quan vốn là những người điều khiển việc khẩn hoang, và đôi khi, cho chính những người khai thác t i những vùng thưa dân, đa số đất còn l i làm thành công điền dành cho các xã mới được thành lập. Nhưng các công trình khai khẩn của chính quyền àng Trong không làm chúng ta quên rằng phần cốt yếu của việc khẩn hoang và khai thác là do các nỗ lực của tư nhân thực hiện. Ý đồ của các chúa Nguyễn khi dành sự ưu ái không nhỏ cho các sáng kiến cá nhân là để t o thuận lợi cho việc ra đời một tầng lớp chính trị gia vững chắc, gắn thân phận họ với số mệnh của các chúa, bảo đảm cho mình một chỗ dựa trong nỗ lực chiến tranh chống l i àng Ngoài. Nhờ sự nỗ lực của các chúa Nguyễn và sáng kiến của tư nhân, những vùng định cư đầu
tiên trên đất ồng Nai (như Biên Hòa và Gia ịnh) đã sớm trở thành trung tâm thịnh vượng, sau đó, tất cả các vùng lãnh thổ khai hóa được sáp nhập dần được định hình trong thời gian ngắn theo hình ảnh xã hội Việt Nam truyền thống và tiến trình Nam tiến đã hoàn tất. Một tầng lớp các nhà khai phá được biến thành chủ đất đã không chỉ củng cố các cuộc chinh phục lãnh thổ mà còn định hướng l i nhiều lĩnh vực kinh tế. Tầng lớp này đã bắt kịp đà phát triển của tầng lớp đ i địa chủ àng Ngoài.
Những diễn tiến chậm ch p của nền kinh tế dưới sức ỳ của nền kinh tế nông nghiệp nông thôn được gia tăng trong hai thế kỉ của thời kì phân tranh, cuối cùng đã ấn định lên ho t động kinh tế chung một nhịp độ mới, qua việc phát triển ngành thủ công, tăng sự tiến bộ của nông nghiệp đã gia tăng tốc độ phát triển của đô thị và thương m i - những nhân tố mang tính đột phá với đời sống xã hội cổ truyền. Ngành thủ công, do tăng số lượng và được đa d ng hóa: từ đúc đồng, điêu khắc, gốm, dệt, sơn mài, làm đồ thờ v.v ở àng Ngoài và các ngành nghề mới phát triển ở àng Trong như làm muối, đường, kim hoàn, g ch ngói, chế tác gỗ đã t o cho mình một vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu sản xuất. Ngành thủ công dần thoát khỏi khung cảnh giới h n của gia đình để đi vào con đường rộng rãi của thị trường.
Cho dù có sự cản trở của nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc, lĩnh vực thủ công tự do vẫn phát triển phụ thuộc ngày càng nhiều vào nhu cầu của thị trường, ngày một mở rộng nhờ sự phát triển của các thành phố và m ng lưới chặt chẽ của các mối liên hệ liên vùng. Nó thu hút ngày càng nhiều số nông dân bỏ nghề nông đi làm các nghề độc lập, do đó t o nên những cuộc di dân lao động bên trong các vùng nông thôn.
Một trong những hậu quả quan trọng của sự phát triển ngành nghề thủ công là việc xuất hiện các kiểu lao động làm thuê bên c nh chế độ những người sản xuất trực tiếp độc lập. Các ông chủ có yếu tố bỏ vốn vừa và lớn khiến cho chức năng sản xuất và thương m i ngày càng tách biệt, và xuất hiện sự đứt đo n hoàn toàn giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Người lao động ăn lương ngày càng cách xa người tiêu thụ. Chính sự xuất hiện của một
lớp người trung gian giữa khâu sản xuất và tiêu dùng: nhà tư bản mua sức lao động và nhà thương m i mua sản phẩm hàng hóa, mà người ta có thể nói đến những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa tư bản đã hình thành.
Những xáo trộn diễn ra trong lĩnh vực ruộng đất dẫn đến việc tập trung đất đai, và mặt khác làm hồi sinh các ho t động tiểu thủ công đã tác động đến đời sống của những khu đô thị lớn: Thăng Long Kẻ Chợ, Phố Hiến ở àng Ngoài với Sài Gòn, Hội An, Hà Tiên v.v ở àng Trong đều trở thành những trung tâm thương m i lớn nhộn nhịp giao thương trong nội vùng và với bên ngoài.
Nhưng những thay đổi có tính quyết định l i diễn ra trên bình diện xã hội hơn là kinh tế. Xã hội ấy vẫn bị đặt dưới sự chế ngự chặt chẽ của một thiểu số ưu tú gồm các Nho quan hết mình bảo vệ quyền lợi của đế chế và quyền bá chủ của họ vẫn vững vàng, cũng như những lợi thế không hề giảm sút. Bản thân sự chế ngự này đã kìm hãm tương đối lớn sức phát triển và mở rộng của thương m i và đô thị, duy trì xã hội vẫn trong khuôn khổ lấy nông nghiệp làm chủ đ o. Chỉ có một khác biệt duy nhất, là thiểu số lãnh đ o đó, trước đây, được đặt ngay bên trên quần chúng nhân dân, giờ đang bị tách dần khỏi quần chúng này bởi những yếu tố của một tầng lớp thị dân đang hình thành, còn pha t p nhưng đặc biệt năng nổ. ây là nguồn gốc của một não tr ng, một ý thức hệ độc đáo đang xói mòn các quan niệm truyền thống.
Trong bối cảnh còn nhiều rối ren về chính trị và phức t p về kinh tế xã hội như vậy, khiến Nho giáo, cho dù không được tiếp thêm sức sống và sức sáng t o ở thời lo n l c, nhưng cũng chưa thể đánh mất sức ảnh hưởng dai dẳng của mình trên các định chế xã hội và quan niệm cổ truyền đã tồn t i suốt nhiều thế kỷ. Chúng ta vẫn nhận thấy sức nặng của nó trong ý thức của những Nho sĩ trong thế kỷ XVIII, những con người được đào t o và dưỡng nuôi bởi nếp sống và văn hóa nông nghiệp hàng ngàn năm. Song, những sức ép đổi thay của chính trị, xã hội và kinh tế, buộc họ khi phải đối mặt giải quyết những vấn n n tư tưởng cho lịch sử, đã đưa ra những lựa chọn thể hiện sự phân hóa rõ rệt trong tầng lớp mình. iều này sẽ được Luận án bàn cụ thể trong phần điều kiện xã hội.