văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt Nam.
Khi nghiên cứu về môi trường, nhiều tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu thực trạng của vấn đề mà mình nghiên cứu và đưa ra được một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng ấy. Tiêu biểu là một số công trình nghiên cứu như:
Tác giả Vũ Minh Tâm trong “Văn hóa môi trường sinh thái - nhân văn và giáo dục nhân cách” đã nghiên cứu về văn hóa ứng xử với môi trường từ việc nghiên cứu mối quan hệ thống nhất và tương tác giữa con người và tự nhiên. Sau đó, tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới sự mất cân bằng sinh thái. Và để khắc phục thực trạng này, theo tác giả, một trong những việc phải làm là phải xây dựng được văn hóa ứng xử với môi trường. Chúng ta phải xây dựng quan niệm mới về văn hóa ứng xử với môi trường phù hợp với sự phát triển xã hội bền vững; xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường gắn liền với giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường; xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường gắn liền với những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa của thời đại; xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường phải gắn với việc đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội nhằm bảo vệ những giá trị của văn hóa ứng xử với môi trường.
Tác giả Vũ Trọng Dung trong “Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái” đã chỉ rõ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ba công cụ cơ bản là: kinh tế, pháp luật và đạo đức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong việc điều chỉnh hành vi của con người.
Tác giả Huỳnh Khái Vinh trong “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” đã đưa ra các hướng giải pháp chính để giải quyết vấn đề về môi trường như giải pháp về thể chế; giải pháp về xã hội; giải pháp về giáo dục; giải pháp về đầu tư.
Tác giả Nguyễn Tiến Hùng trong “Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở ngoại thành Hà Nội hiện nay”. Từ việc nghiên cứu thực trạng bảo vệ môi trường sinh thái ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng ấy, đó là: nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong chỉ đạo, giám sát, tổ chức bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao hiệu quả quản lý của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình khai thác và bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng cơ chế quản lý - hành lang pháp lý để bảo vệ môi trường sinh thái; vận dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng phát triển bền vững.
Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm trong “Môi trường sinh thái - vấn đề và giải pháp” sau khi chỉ ra thực trạng của môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay đã kết luận: Để khắc phục thực trạng này, một trong những giải pháp cần làm là phải có sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn vậy, chúng ta phải xây dựng một quan niệm mới về sự phát triển - đó là phải hướng tới sự phát triển bền
vững của xã hội; có sự thay đổi trong các chính sách hướng đến sự phát triển bền vững trong điều kiện của một đất nước mới bắt đầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như chính sách công nghệ quốc gia, chính sách khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực, chính sách về khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái; dần dần đưa lối tư duy sinh thái và ý thức sinh thái vào trong hoạt động của con người và xã hội.
Năm 2001-2003, Viện nghiên cứu con người đã nghiên cứu đề tài
“Giải pháp nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng ở nước ta trong những năm tới” do tác giả Phạm Thành Nghị chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về ý thức sinh thái cộng đồng, thực trạng ý thức sinh thái cộng đồng và các giải pháp nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng ở nước ta.
Năm 2002, tác giả Nguyễn Viết Chức (chủ biên), đã xuất bản cuốn“Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên”, Viện văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin Hà Nội. Cuốn sách bao gồm 5 vấn đề như: những vấn đề chung về môi trường thiên nhiên và văn hoá ứng xử đối với môi trường thiên nhiên; môi trường thiên nhiên ở Việt Nam và ứng xử văn hoá truyền thống của người Việt Nam; người Hà Nội đối với môi trường thiên nhiên; phát huy các giá trị truyền thống ứng xử với thiên nhiên của người Hà Nội trong điều kiện hiện nay. Trước thách thức của toàn cầu hóa, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các tác giả đã đề xuất một số phương hướng, quan điểm, giải pháp và điều kiện xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên.
Đặc biệt, trong Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chỉ rõ rằng, để bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, chúng ta cần phải: khôi phục và phát triển truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi, gắn bó với môi trường; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, trước mắt sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường; chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư; hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia.
Năm 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản cuốn Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu và các nội dung cơ bản bảo vệ môi trường, các giải pháp và việc tổ chức thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường ở nước ta.
Năm 2005, tác giả Trần Lê Bảo (chủ biên) xuất bản cuốn sách “Văn hóa sinh thái - nhân văn” (giáo dục môi trường), tác giả đã phân tích thực trạng và thách thức về môi trường sinh thái – nhân văn và những giải pháp xã hội đối với thực trạng và thách thức về môi trường sinh thái – nhân văn ở nước ta hiện nay.
Năm 2008, tác giả Nguyễn Thanh Thủy xuất bản cuốn sách “Môi trường của chúng ta”, NXB Giáo dục với nội dung: Phần I: “Em biết gì về môi trường” đưa ra khái niệm, nguyên lý, cơ sở lý luận của môi trường, chức năng của môi trường, các loại tài nguyên, hệ sinh thái... Phần II là các vấn đề ô nhiễm môi trường. “Môi trường kêu cứu!” Đó là thông điệp của Trái đất gửi tới tất cả mọi người trên hành tinh của chúng ta. Loài người đang đứng trước những thách thức to lớn của môi trường do chính các hoạt động của mình gây ra. Phần III “Hãy cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn” Phần này tác giả đã đưa ra giải pháp giải quyết và khắc phục các vấn đề về môi trường như:
Giải pháp công nghệ, giải pháp quản lý, giải pháp kinh tế và giải pháp giáo dục, trong đó giáo dục môi trường vẫn được xem là giải pháp có tính lâu dài, bền vững và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Năm 2009, tác giả Vũ Trọng Dung xuất bản cuốn sách“Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái”, trong đó: Chương 3: Tác giả trình bày đạo đức sinh thái trong nền văn hoá truyền thống Việt Nam; sự chuyển đổi các giá trị đạo đức sinh thái trong những điều kiện phát triển mới ở nước ta hiện nay và một số giải pháp đối với việc xây dựng đạo đức sinh thái mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; Chương 4: Tác giả trình bày tính cấp thiết, một số vấn đề đặt ra, mục tiêu và phương hướng giáo dục đạo đức sinh thái ở nước ta hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng khái quát thực trạng giáo dục đạo đức sinh thái ở nước ta hiện nay và vai trò của văn hoá trong giáo dục đạo đức sinh thái.
Năm 2011, tác giả Vũ Dũng xuất bản cuốn sách “Đạo đức môi trường ở nước ta - Lý luận và thực tiễn”. Nội dung cuốn sách đề cập tới những biện pháp xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay và đưa ra những kiến nghị về các biện pháp xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay
Năm 2013, tác giả Nguyễn Văn Phúc đã xuất bản cuốn sách “Đạo đức môi trường” trong đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, tùy vào góc độ nghiên cứu mà các tác giả có những đề xuất khác nhau trong việc xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên để góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái đang nảy sinh ở nước ta hiện nay. Mặc dù các đề xuất đó chưa mang tính toàn diện, đầy đủ nhưng nó là những căn cứ quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu lí luận cũng
với môi trường mới theo hướng phát triển bền vững ở nước ta hiện nay. Do đó, nó cần được quan tâm và kế thừa ở những giai đoạn tiếp theo khi chúng ta tiếp tục thực hiện nội dung này.
Đặc biệt, ngoài các công trình nghiên cứu với những nội dung chủ yếu như trên, dưới góc độ nghiên cứu về lĩnh vực triết học, trong thời gian qua đã có một số luận án tiến sỹ triết học bước đầu đi vào nghiên cứu văn hóa sinh thái như:
Luận án "Mối quan hệ giữa thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên của con người trong quá trình hoạt động sống" của Đỗ Thị Ngọc Lan bảo vệ năm 1995, với nội dung chủ yếu bàn về mối quan hệ giữa thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên của con người trong quá trình hoạt động sống, cụ thể là trong quá trình lao động, và sự phát triển lâu bền với mối quan hệ thích nghi và cải tạo môi trường tự nhiên.
Luận án "Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền" của Bùi Văn Dũng bảo vệ năm 1999, với nội dung chủ yếu bàn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, và đưa ra một số giải pháp để kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Luận án "Xây dựng ý thức sinh thái - yếu tố bảo đảm cho sự phát triển lâu bền" của Phạm Văn Boong bảo vệ năm 2001, với nội dung chủ yếu bàn về vai trò của ý thức sinh thái đối với sự phát triển lâu bền và vấn đề xây dựng ý thức sinh thái trong điều kiện phát triển mới của thời đại.
Luận án “Vấn đề văn hóa sinh thái trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay” của Trần Thị Hồng Loan, luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa sinh thái với sự phát triển bền vững; chỉ ra những vấn đề cấp
bách đang nảy sinh từ thực trạng văn hóa sinh thái trong sự phát triển bền vững ở nước ta hiện nay; nêu kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa sinh thái ở nước ta theo hướng phát triển bền vững.
Có thể khẳng định rằng, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở những góc độ khác nhau và đã đạt được một số kết quả nhất định khi đi vào nghiên cứu về cơ sở triết học và cơ sở thực tiễn của văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, đồng thời đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu hiện nay. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào đi vào nghiên cứu một cách tổng thể toàn bộ những nội dung chủ yếu của văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã có về văn hóa ứng xử với môi trường và văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt Nam đã góp phần làm rõ thêm về một số vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Trong đó còn ít công trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong sản xuất và trong sinh hoạt… Các giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt Nam chưa toàn diện và chưa cụ thể.
Kế thừa tài liệu của các công trình đi trước, đề tài “Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay” nhằm làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt
Nam, qua đó góp phần vào việc tuyên truyền, giảng dạy văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên hiện nay ở nước ta.