Trong các làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 88 - 90)

2.1.3 .Khái niệm môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

3.1. Văn hóa ứng xử với môi trường trong sản xuất

3.1.2. Trong các làng nghề

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 31/12/2014 số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748 làng nghề, thu hút khoảng 10 triệu lao động. Nhiều làng nghề truyền thống ở nước ta đã tồn tại từ 500 đến 1.000 năm trước, trở thành những làng nghề tiêu biểu, được cả nước và thế giới biết

đến, như lụa Vạn Phúc; tranh Đông Hồ; gốm sứ Bát Tràng; dệt Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; gốm mỹ nghệ Hương Điền, Thừa Thiên Huế… Các làng nghề đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra sản phẩm cho xã hội, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống cho một bộ phận đáng kể dân cư.

Tại các làng nghề người ta đã thực hiện được những hành vi có văn hóa với môi trường tự nhiên như: phần lớn người dân đã bỏ rác và chất thải vào đúng nơi thu gom quy định, không vứt bừa bãi; tự giác phân loại chất thải tại nguồn và đưa vào nơi quy định; không thải rác và các chất thải, nước thải xuống cống rãnh, ao hồ, sông ngòi; chất thải và nước thải được tập trung vào nơi thu gom để xử lý... Tuy nhiên, các hành vi ứng xử chưa văn hóa với môi trường tự nhiên tại các làng nghề cũng còn nhiều. Theo số liệu công bố của Cục Cảnh sát Môi trường, Bộ Công an, năm 2009 có tới 90% làng nghề vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và các quy định an toàn vệ sinh lao động.

Vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề tồn tại từ rất lâu nhưng chưa có biện pháp khắc phục và giải quyết hiệu quả. Tình trạng ô nhiễm môi trường của nhiều làng nghề diễn biến ngày càng trầm trọng hơn. Ô nhiễm môi trường nước mặt ở các làng nghề chế biến lương thực, chăn nuôi, giết mổ gia súc bị ô nhiễm các chất hữu cơ rất nặng. Nước thải của các làng nghề tái chế, chế tác kim loại, dệt nhuộm còn chứa nhiều hóa chất độc hại, axit và kim loại nặng. Ô nhiễm môi trường không khí ở các làng nghề chế tác đá, tái chế kim loại bị ô nhiễm nặng nề. Chất thải rắn ở các làng nghề hầu như chưa được thu gom, phân loại và xử lý triệt để, gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

công nghệ sản xuất ở các làng nghề rất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún. Người dân nhận thức rất rõ vấn đề ô nhiễm môi trường, nhưng vì kế sinh nhai nên người dân đành phải chấp nhận thực trạng ô nhiễm môi trường.

Tại một số làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, giấy Phong Khê... hiện tượng ô nhiễm môi trường còn khá phổ biến như việc thải ra một lượng lớn chất thải rắn, nước thải trực tiếp ra môi trường chứ không có khu vực, hệ thống xử lý chất thải theo quy định, hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi và nước thải diễn ra phổ biến.

Hầu hết người dân nhận thức được mức độ ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó, nhưng ý thức bảo vệ môi trường vẫn chưa tốt, người dân chưa tự giác, chưa có ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với môi trường, sự ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân tại các làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)