Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên góp phần thúc đẩy hoặc kìm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 84)

2.1.3 .Khái niệm môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

2.3. Vai trò của văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

2.3.3. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên góp phần thúc đẩy hoặc kìm

kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quá trình tác động của con người vào tự nhiên để tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, con người cần phải điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, phải nhận thức được các quy luật của tự nhiên và có thể vận dụng được những quy luật đó một cách chính xác vào hoạt động thực tiễn, đặc biệt là hoạt động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay, con người đang tác động vào tự nhiên một cách mạnh mẽ hơn, nhanh hơn làm ô nhiễm môi trường, thậm chí làm hủy hoại môi trường. Vì vậy, cần xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, khi mọi người sống trong xã hội đều có ý thức tuân theo yêu cầu của các quy luật tự nhiên thì họ sẽ đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh tế, năng suất lao động và thu nhập thực tế của xã hội sẽ không ngừng tăng, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Từ đó, xã hội sẽ đầu tư trở lại sản xuất như: mua sắm thêm tư liệu sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động... Đây là nguyên nhân

quan trọng kích thích sản xuất xã hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhờ đó, nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển ổn định và bền vững.

Trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, con người cần phải sống hài hòa thực sự với tự nhiên, "thuận theo tự nhiên", trong đó không chỉ dừng lại ở việc con người phải tuân theo yêu cầu của các quy luật tự nhiên mà còn ở việc con người phải ứng phó kịp thời và phù hợp với những thay đổi thất thường của các điều kiện tự nhiên như: gió bão, động đất, sóng thần. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, con người có những dự đoán chính xác về sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên, từ đó con người sẽ chủ động, tích cực đề phòng những đột biến của tự nhiên theo hướng hạn chế tối đa những tác hại của chúng gây ra cho con người và nền kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, nền kinh tế - xã hội sẽ có điều kiện để ngày càng phát triển.

Đồng thời, trong hoạt động kinh tế phải có sự kết hợp hài hòa, cân bằng giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả môi trường, sản xuất phát triển nhưng môi trường không bị ô nhiễm, nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt, phải đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cả con người và tự nhiên. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, để duy trì sự tồn tại của con người và tự nhiên. Để tồn tại, con người vẫn phải phát triển sản xuất, nhưng chỉ được phép phát triển nó trong giới hạn chịu đựng của tự nhiên vì sự sinh tồn của chính giới tự nhiên, để nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng có hiệu quả và lâu dài. Việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.

Trong hoạt động kinh tế, con người không chỉ sử dụng các sản phẩm có sẵn từ tự nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý mà còn phải tìm cách tái sản xuất những tài nguyên thiên nhiên đã bị tiêu dùng, tái tạo lại những tài nguyên đã bị khai thác trong khả năng có thể để khôi phục những tài

nguyên cần thiết, không thể thiếu trong hoạt động thực tiễn của mình, tạo điều kiện cho nền sản xuất xã hội được tái sản xuất liên tục và ngày càng mở rộng, góp phần duy trì được nhịp độ tăng trưởng kinh tế của xã hội một cách lâu bền. Đồng thời, việc khôi phục lại các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn có tác dụng bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống, giúp cho xã hội giữ được sự cân bằng sinh thái, đảm bảo được sự tồn tại của tất cả các loài trong môi trường tự nhiên theo đúng quy luật sinh tồn và diệt vong của nó.

Để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng thì cần ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại vào sản xuất để nâng cao năng xuất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong quá ứng dụng phải vận dụng linh hoạt các loại công nghệ lớn, vừa và nhỏ để vừa khai thác tối đa công nghệ, đảm bảo việc làm cho người lao động và không gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy, những hành vi ứng xử đúng đắn môi trường sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và nâng cao chất lượng các yếu tố sản xuất trong xã hội, tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ngày càng ổn định và bền vững, để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong một môi trường tự nhiên trong lành.

-Ứng xử thiếu văn hóa với môi trường tự nhiên góp phần kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.

Sau hơn 30 năm đổi mới đến nay nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, có một điều đáng lo ngại là chúng ta hàng năm vẫn thường xuyên phải gánh chịu những hậu quả từ thiên tai như bão, mưa lũ, hạn hán… Những hiện tượng thời tiết cực đoan đã xảy ra ở khắp nơi trên cả nước. “Biến đổi khí hậu” không còn ở đâu xa lạ nữa mà nó đang hiện hữu xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Biến đổi khí hậu không những gây

tổn thất về kinh tế, cơ sở vật chất, giảm tăng trưởng GDP, mà còn trực tiếp cướp đi sinh mạng của nhiều người dân, đẩy một bộ phận dân chúng, trong đó có những người nghèo nhất quay trở lại ranh giới nghèo đói.

Năm 2008, lần đầu tiên quốc tế có một tính toán về hậu quả của sự phá hủy môi trường. Cái giá phải trả cho việc tàn phá thiên nhiên đến năm 2050 có thể lên đến 2 nghìn tỷ euro... Nếu như thế giới đánh giá “Phá hủy môi trường có thể trả giá hàng nghìn tỷ euro” thì ở Việt Nam phá hủy môi trường cũng dẫn đến những hậu quả nặng nề về con người, tài sản và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Chẳng hạn như ở Quảng Ninh, từ ngày 25/7/2015 đến 03/08/2015, trận mưa lũ lịch sử, lớn nhất trong 50 năm qua đã tàn phá Quảng Ninh một cách khủng khiếp. Mưa lớn gây sập nhà, lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng gây gián đoạn giao thông, trì trệ các hoạt động kinh tế, du lịch… Mưa lớn cũng gây ra trận lũ bùn kinh hoàng tại thành phố Cẩm Phả, làm sập nhà dân, tê liệt hệ thống điện. Thống kê trên toàn tỉnh có 23 người chết, 07 người mất tích, hàng nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm, thiệt hại vật chất ước tính lên tới 2.700 tỷ đồng. Đồng thời, bên cạnh lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước thì tình trạng hạn hán hiện nay cũng đang diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long... Ninh Thuận (tính đến ngày 11/6/2015) đã trải qua nạn hạn hán lịch sử chưa từng có trong 02 thập kỷ. Theo đánh giá của các cơ quan hữu quan Ninh Thuận, đây là đợt hạn hán khốc liệt nhất ở tỉnh này, trong hơn 02 thập kỷ qua. Toàn tỉnh có 7/7 huyện, thành phố bị nắng hạn tấn công, trong đó có 04 huyện trong tình trạng khốc liệt. Đã có trên 50.000 người dân bị thiếu đói, thiếu nước uống; hàng trăm ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; hàng chục ngàn gia súc thiếu nước uống, trong đó gần 500 con bị chết do suy kiệt; hơn 2.000 ha đất 2.000 tấn gạo cho Ninh Thuận khắc phục hạn hán và cứu đói, cứu khát cho

người dân. Theo thống kê của Ban chỉ đạo TW về phòng chống thiên tai, tính đến ngày 14/4/2016 tổng thiệt hại của do hạn hán, ngập mặn xâm lấn của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long ước tính khoảng 5.600 tỷ đồng. Theo thống kê của Tổng cục môi trường, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kể từ cuối năm 2015, đầu năm 2016 và bão lụt trong năm 2017 đã làm 386 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng. Theo bản tin thời sự ngày 25/7/2018, trong 7 tháng đầu năm 2018, Việt Nam có 14/21 loại hình thiên tai khiến 110 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế là 3.600 tỷ đồng.

Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt nền kinh tế. Tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang, chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân rất cấp thiết.

Sau những thiệt hại và mất mát về con người và kinh tế, đã đến lúc chúng ta cần phải suy nghĩ nghiêm túc về cách thức chúng ta khai thác và ứng xử với thiên nhiên để phát triển bền vững. Con người do vô tình hoặc cố ý trong các hoạt động sinh hoạt hoặc các công việc hằng ngày đang tàn phá môi trường sống của chính mình. Các công trình xây dựng, sản xuất, khai thác tài nguyên, thói quen sinh hoạt hàng ngày… đều có thể làm hủy diệt hành tinh của chúng ta. Chẳng hạn, những con đập thủy điện bên cạnh mục tiêu sản xuất năng lượng sạch lại gây lụt lội ở các vùng xung quanh, hủy hoại môi trường sinh thái, thậm chí hủy hoại cả tính mạng và tài sản của người dân… Hay việc đánh bắt thủy hải sản quá mức so với khả năng cung ứng của biển sẽ làm cho các loài hải sản cạn kiệt. Các hoạt động khai thác

khoáng sản cũng góp phần không nhỏ gây ô nhiễm và hủy diệt môi trường. Than đá là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, là vàng đen, nhưng kèm theo quá trình sản xuất điện từ than đá là lượng khí thải CO2 khổng lồ đang phá hủy bầu khí quyển. Hậu quả của nó là sự biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, trong đó Việt Nam đứng thứ 07 toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu.

Trong quá trình khai thác than đã tạo ra những khối “rác thải” khổng lồ, hậu quả là đêm 26/7/2015, mưa lớn tại Thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) khiến cho đập chứa xỉ than của Công ty cổ phần than Cao Sơn và Công ty cổ phần Than Cọc 6 bị vỡ. Trong đêm tối, hàng nghìn khối xỉ than theo nước tràn xuống, tràn vào nhà dân phủ kín gần 100 hộ dân ở tổ dân phố số 1 và 2, phường Mông Dương. Đến chiều 27/7/2015, bùn vẫn ngập trên diện rộng, có điểm ngập đến nóc nhà dân, sâu 2-3m... Ngoài ra các hoạt động khác cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường, chẳng hạn, mỗi năm một chiếc xe hơi hoạt động sẽ thải ra khoảng 5,4 tấn CO2 dưới dạng khí thải. Các hoạt động nông nghiệp không bền vững cũng là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngày nay do lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất và các nguồn nước gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ của người dân. Chúng ta vẫn tự hào có rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, nhưng tất cả điều đó đã hiện chỉ tồn tại trong quá khứ. Hiện nay diện tích rừng đã bị thu hẹp, tôm cá ở biển đã bị đánh bắt bằng nhiều hình thức và một số lượng không nhỏ bị chết vì ô nhiễm, đất đã bị xói mòn trơ sỏi đá. Đã có thời kỳ chúng ta giáo dục con em: Đất nước ta giàu và đẹp, rừng vàng biển bạc, cánh đồng thẳng cánh cò bay... Việc giáo dục như vậy, bên cạnh việc mang đến cho thế hệ trẻ niềm tự hào dân tộc, nhưng lại cũng tạo ra một sự ảo vọng, một cách ứng xử ỷ lại, dựa dẫm vào tự nhiên, bắt tự nhiên phục tùng con người.

Trong khi đó người Nhật luôn dạy con cháu họ: đất nước ta nghèo tài nguyên, thiên tai luôn uy hiếp... Cách dạy dỗ thế hệ trẻ trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như thế nào thì chúng ta sẽ có những sản phẩm như thế ấy. Vì vậy, sự giáo dục, định hướng đúng đắn trong việc ứng xử có văn hóa với môi trường tự nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhận thức trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

Hiện nay “rừng vàng” đang kêu cứu, các khu rừng đang bị biến mất hàng ngày, đặc biệt là các khu rừng nhiệt đới. Với đà phá rừng như hiện tại, các nhà khoa học ước tính khoảng 100 năm nữa, toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến mất, điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, việc phá rừng đầu nguồn đã khiến thiên tai ngày càng trở lên dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của con người.

Như vậy, môi trường tự nhiên là tổng hợp những điều kiện tự nhiên có liên quan đến sự sống của con người, là điều kiện thường xuyên, tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên, do đó con người cần phải biết đối xử thân thiện, hài hòa với tự nhiên. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể diễn ra theo hai chiều hướng khác nhau, nếu con người tác động theo đúng quy luật của tự nhiên sẽ làm cho tự nhiên ngày càng phong phú hơn và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, nếu con người tác động không đúng quy luật sẽ làm cho tự nhiên ngày càng nghèo nàn, kiệt quệ, mất cân bằng sinh thái, khi đó tự nhiên sẽ quay lại “trả thù” con người.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, đồng thời tiếp tục phòng ngừa ô nhiễm, bảo tồn

đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, chống suy thoái, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống là vấn đề cốt lõi trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

Phát triển là mục đích và nhu cầu của bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào, tuy nhiên sự phát triển ấy như thế nào, có bền vững hay không và có ảnh hưởng đến môi trường hay không lại là điều chúng ta phải quan tâm. Về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, Đảng khẳng định: Phát triển kinh tế - xã hội đất nước luôn phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường, coi môi trường là một tiêu chí quan trọng của sự phát triển; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội trong bảo vệ và cải tạo môi trường; “Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường trong từng bước phát triển”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 84)