Kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 138 - 162)

2.1.3 .Khái niệm môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

4.4. Kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân. Các bộ ngành, các cấp, các đoàn thể, mỗi doanh nghiệp, mỗi gia đình, mỗi người dân cùng chung tay, góp sức bảo vệ môi trường từ mỗi hành động nhỏ nhất, nỗ lực xây dựng đất nước Việt Nam xanh - sạch - đẹp, thân thiện trong con mắt bạn bè thế giới.

Công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đồng thời cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của các đoàn thể chính trị xã hội các cấp, các ngành. Công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, là một trong bốn trụ cột phát triển bền vững gồm kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường. Bốn mục tiêu này có quan hệ biện chứng với nhau. Phát triển kinh tế là trung tâm của sự phát triển, phát triển kinh tế tạo ra những điều kiện vật chất, kỹ thuật tối ưu cho giáo dục nói chung và cho giáo dục văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên nói riêng. Phát triển kinh tế đồng thời phải quan tâm tới các vấn đề xã hội và cần phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội và gắn với bảo vệ môi trường. Thông qua việc bảo vệ môi trường sẽ thể hiện các quan hệ và hành vi ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên.

Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra nhiều sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân còn hạn chế. Nhiều địa phương còn chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, chưa phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng, người dân.

Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ môi trường hết sức nặng nề, nguy cơ nước ta trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường đang hiện hữu, biến đổi khí hậu diễn biến nhanh, phức tạp, đặt ra nhiều thách thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường phải xuyên suốt trong quá trình phát triển và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân, bảo vệ môi trường

vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân, bảo vệ môi trường vì sự phát triển của đất nước và của tương lai.

Môi trường ngày càng trở thành vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong tiến trình phát triển bền vững của đất nước. Mỗi năm nước ta có hơn 2.000 dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cả nước hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m3nước thải/ngày đêm; có 615 cụm công nghiệp, trong đó chỉ khoảng 5% số này có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong hơn 500.000 cơ sở sản xuất đang hoạt động thì có nhiều loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu. Ngoài ra, có 787 đô thị với 3 triệu mét khối nước thải/ngày đêm, nhưng hầu hết chưa được xử lý. Bên cạnh đó, với 43 triệu mô tô và trên 2 triệu ô tô đang lưu hành, cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Mỗi năm cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp và hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại.Các doanh nghiệp FDI đang đóng góp 70% tốc độ tăng trưởng của nước ta, nhưng các doanh nghiệp này tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường. Một số dự án FDI vi phạm pháp luật ô nhiễm môi trường như: Công ty Vedan, Miwon, Formosa, khói bụi ô nhiễm của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Công ty Lee&Men…

Hiện nay công tác bảo vệ môi trường là những nội dung cần được ưu tiên trong quản lý Nhà nước. Từ đầu năm 2016 đến nay, toàn quốc đã có trên 50 vụ việc gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong xã hội, đặc biệt là sự cố môi trường nghiêm trọng ở ven biển 4 tỉnh miền Trung tháng 4/2016 vừa qua diễn ra trên diện rộng, gây ra hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường

trước mắt và lâu dài, gây mất an ninh trật tự, tâm lý bức xúc, bất an trong nhân dân đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trong vấn đề thu hút đầu tư, quản lý môi trường. Môi trường là một trong bốn yếu tố của phát triển bền vững, vì vậy đã đến lúc cần phải tăng cường giám sát về môi trường, không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá. Sự việc Formosa là bài học rất đắt giá về việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Từ sự việc này phải chú ý nhiều hơn đến môi trường vì đây là lĩnh vực ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của người dân, đến tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Chúng ta không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá mà xem nhẹ các yếu tố khác trong đó có yếu tố môi trường. Khi nhà đầu tư vào Việt Nam phải kiểm soát để tránh biến Việt Nam trở thành nơi xử lý rác thải, khi thu hút đầu tư không quá nặng về kinh tế mà bỏ qua yếu tố môi trường. Các bộ ngành liên quan phải đánh giá đúng tác động môi trường của các dự án, việc lựa chọn các dự án đầu tư phải đảm bảo môi trường sau bài học Formosa. Sẽ không có chuyện phát triển kinh tế bằng mọi giá mà phải quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế và lựa chọn các dự án đầu tư để phát triển bền vững đất nước.

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến, nhất là trong quá trình thẩm định, xét duyệt, thực hiện các dự án đầu tư. Cơ chế thu hút FDI bằng mọi giá, đánh đổi với chi phí cơ hội về môi trường.

Vì vậy, đã đến lúc phải thay đổi tư duy phát triển bám sát định hướng tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; kiên quyết không vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại môi trường; bảo vệ lợi ích và

cuộc sống bình yên của người dân. Cần phải coi vấn đề bảo vệ môi trường, đầu tư cho môi trường chính là đầu tư cho sự phát triển, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, phải bảo vệ môi trường trong sự phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế và những vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội cần đạt được sự hài hòa và cân bằng trong sự phát triển.

Muốn bảo vệ môi trường phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; tập trung xử lý các khó khăn, yếu kém, thực hiện nghiêm túc đồng bộ các giải pháp, tạo chuyển biến căn bản trong ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường phải được xác định là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, kiên quyết không vì phát triển kinh tế mà đánh đổi môi trường, không thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn dự án đầu tư. Không cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu, nhất là dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở các vùng nhạy cảm.

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Theo dự kiến, nhu cầu chi cho công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2020 từ ngân sách nhà nước là 1%, tuy nhiên tỷ lệ chi ngân sách cho bảo vệ môi trường đã đạt khoảng 2% tổng chi và số chi ngân sách cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam đã vượt quá số thu. Cụ thể: Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, chi ngân sách cho bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2012 – 2016 là 131.857 tỷ đồng, trong đó, chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường thuộc của cả ngân sách trung ương và địa phương khoảng 89.131 tỷ đồng; chi cho ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường là 24.246 tỷ đồng; chi dự phòng ngân sách Trung ương để phòng chống, khắc phục thiên tai 18.480 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Thế

giới, ô nhiễm môi trường tại Việt Nam gây thiệt hại đến 5% GDP quốc gia và đây là một con số khổng lồ đáng suy ngẫm.

Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các ngành, các cấp, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, hộ gia đình và mọi người dân. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hệ thống chính quyền các cấp, góp phần tạo đồng thuận xã hội để công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao hơn. Cần thay đổi cách sống và văn hóa ứng xử với môi trường vì chính chúng ta và vì tương lai các thế hệ mai sau, cần đưa nhiệm vụ bảo vệ môi trường lên tầm cao mới để công tác này trở thành ý chí chung của toàn xã hội.

Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương và khẳng định rõ quan điểm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Phát triển phải bền vững nhằm hướng tới mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”. Đó cũng chính là những quan điểm chỉ đạo điều hành xuyên suốt của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay, cần phải biến tư duy, nhận thức về bảo vệ môi trường thành hành động thực tiễn, cần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng đi vào thực tế cuộc sống. Các bộ, ngành và địa phương phải quán triệt, nâng cao ý thức trách nhiệm về môi trường đối với thế hệ mai sau; loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế, bỏ qua các quan tâm về môi trường, cần phải thực hiện quản trị môi trường hiệu quả bằng cách hoàn thiện thể chế, tăng trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia của cộng đồng, doanh

Tiểu kết chương 4

Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại các giống loài, ảnh hưởng xấu sức khoẻ con người là cái giá phải trả cho quá trình tự do hóa thương mại mới được tiến hành chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây ở nước ta. Vấn đề là cần làm sao vừa tận dụng được cơ hội của quá trình hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế, nhưng vẫn gìn giữ bảo vệ môi trường, chứ không vì mục tiêu tăng trưởng mà hy sinh môi trường trong sạch của đất nước nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Để nâng cao văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên thì cần phải thực hiện tốt các giải pháp: “Đẩy mạnh giáo dục văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay”, gồm: “Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên cho nhân dân”. Mục đích của việc tuyên truyền, giáo dục lối sống hòa hợp với thiên nhiên trên các phương tiện truyền thông và trong dư luận xã hội là nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc cần thiết phải có văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, để mọi người có nhận thức đúng đắn về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân, từ đó góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững và “Tăng cường giáo dục về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong các trường học” vì học sinh, sinh viên là một bộ phận quan trọng của đất nước, là nguyên khí của quốc gia, là người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt: kinh tế, xã hội, môi trường, trong đó môi trường được xác định là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững.

Bên cạnh đó cần “Tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường” là giải pháp cần thiết đối với mọi đối tượng chủ thể. Ô

nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi, cả trong sản xuất và trong sinh hoạt do nhiều hành vi khác nhau, vì vậy cần tăng cường hiệu lực của luật môi trường, các quy định có tính pháp quy về bảo vệ môi trường thông qua các chế tài xác định, cụ thể, khả thi, phải có những chế tài đủ mạnh để có sức răn đe; có thể áp dụng mức xử phạt cao hơn gấp nhiều lần những thiệt hại cũng như phí tổn cho việc khắc phục những sự cố môi trường.

Đồng thời, “Coi trọng công tác đảm bảo an ninh môi trường” và “Kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường”. Hiện nay an ninh môi trường ở nước ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường và những hậu quả của nó đang tác động hằng ngày, hằng giờ không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối với loài người, đe dọa cuộc sống của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới và nghiêm trọng hơn nó còn ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả nhân loại. Nếu ưu tiên phát triển kinh tế có thể mang lại kết quả về bề nổi, song cũng kéo theo nguy cơ khai thác cạn kiệt tài nguyên, hy sinh các lợi ích môi trường. Vì vậy, để đảm bảo an ninh môi trường trong chiến lược phát triển bền vững tổng thể cần có sự đầu tư hợp lý, cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, chú trọng kết hợp đầu tư phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, phải coi bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội.

“Kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường”đã đến lúc phải thay đổi tư duy phát triển bám sát định hướng tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; kiên quyết không vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại môi trường; bảo vệ lợi ích và cuộc sống bình yên của người dân. Cần phải coi vấn đề bảo vệ môi trường, đầu tư cho môi trường chính là đầu tư cho sự phát triển, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, phải bảo vệ môi trường trong sự phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa

bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế và những vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội cần đạt được sự hài hòa và cân bằng trong sự phát triển.

Để nâng cao văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt Nam thì cần phải thực hiện tốt các giải pháp một cách đồng bộ nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu hiện nay.

KẾT LUẬN

Phát triển bền vững là vấn đề toàn nhân loại quan tâm, trong đó không

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 138 - 162)