Trong các khu, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 88)

2.1.3 .Khái niệm môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

3.1. Văn hóa ứng xử với môi trường trong sản xuất

3.1.1. Trong các khu, cụm công nghiệp

Hiện nay xây dựng các khu, cụm công nghiệp thân thiện với môi trường gắn chặt giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường để hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là hướng đi mới trước thực trạng ô nhiễm môi trường ở các khu, cụm công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ tại nước ta.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 35/2015/TT- BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Thông tư có hiệu lực từ ngày 17/8/2015. Đối với khu công nghiệp, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường. Khu công nghiệp phải được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp được thiết kế đồng bộ và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và môi trường, bao gồm: hệ thống

thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung, khu vực lưu giữ chất thải rắn, hệ thống quan trắc nước thải tự động… Thông tư còn làm rõ các quy định về quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại trong khu công nghiệp; các quy định trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong khu công nghiệp.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 7/2017, cả nước có 328 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 96,3 nghìn ha, trong đó 223 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 105 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Trong các khu, cụm công nghiệp trong cả nước hầu hết đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và trồng cây xanh tại nơi làm việc và có không gian thoáng mát, rộng rãi, đáp ứng nhu cầu làm việc và sinh hoạt hàng ngày của công nhân. Tuy nhiên, trong các khu, cụm công nghiệp bên cạnh các hành vi ứng xử có văn hóa với môi trường tự nhiên, còn có các hành vi ứng xử chưa văn hóa với môi trường tự nhiên. Vẫn còn tình trạng các chất độc hại như chất thải công nghiệp, hóa chất, khí độc... thải trực tiếp ra môi trường. Ô nhiễm môi trường do nguồn nước, không khí, chất thải rắn tại các khu, cụm công nghiệp là một trong những tác nhân làm suy thoái môi trường và đe dọa trực tiếp đến các thành quả về phát triển kinh tế - xã hội cũng như tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Vì vậy, trong hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp, cần phải kết hợp các mục tiêu phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế nhanh với mục tiêu bảo vệ và cải thiện môi trường sống, phải hạn chế đến mức thấp nhất

những tác hại xấu đến môi trường, phải chú ý đến mối quan hệ của con người với sự phát triển bền vững và phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường.

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, hiện nay trong tổng số các khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, lượng rác thải được thu gom chỉ chiếm khoảng 60% – 70%, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường… Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ, năm 2010 là 510.000m3/ngày, trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền là một điển hình của hành vi ứng xử với môi trường không có văn hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế và tinh thần của nhiều người dân ở xung quanh [138]. Hiện nay Hồ Hoàn Kiếm - lá phổi xanh của Thủ đô cũng đang bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe và hình ảnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Ở miền Trung, hiện tượng cá chết hàng loạt do ô nhiễm môi trường nước từ khu công nghiệp Formosa Vũng Áng, từ ngày 06 tháng 4 năm 2016 số lượng cá chết lên tới trên 100 tấn ở ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 - Tổng quan môi trường Việt Nam: Ô nhiễm môi trường các khu, cụm công nghiệp là đáng lo ngại. Không kể trên 1.000 khu/cụm công nghiệp do UBND các tỉnh/thành phố quyết định thành lập (chưa có số liệu thống kê chính xác), tính đến hết năm 2009, toàn quốc đã có tới 249 KCN được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng chỉ có khoảng 50% các KCN đang hoạt động là có hệ thống xử lý nước thải tập trung (kể cả các hệ thống hoạt động chưa có hiệu qủa). Hiện nay, khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3

KCN xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý, gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt trên diện rộng. Những khu vực chịu tác động nhiều nhất đó là các lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy và Đồng Nai. Trong đó hành vi xả nước thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan là một điển hình của hành vi ứng xử không có văn hóa với môi trường.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sinh thái, trong đó có nguyên nhân ô nhiễm do tự nhiên và nguyên nhân ô nhiễm môi trường do con người, do sự tác động vô ý thức của con người vào tự nhiên. Con người hiện đang tập trung quá nhiều vào lợi ích trước mắt mà xem nhẹ lợi ích lâu dài. Trong sản xuất thì chỉ coi trọng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nhằm thu được lợi nhuận cao nhất mà ít quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững. Do đó bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh cần trở thành mệnh lệnh từ trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt Nam.

Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, sự chưa thống nhất trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào “cạm bẫy” và trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp “bẩn”. Vì vậy, việc phát triển kinh tế nhanh và bền vững đang là vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Ô nhiễm môi trường hiện nay đang diễn ra ở nhiều nơi, ở đâu chúng ta cũng có thể thấy các biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất..., nhiều vùng miền người dân đã trở

thành nạn nhân của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra từ Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Ô nhiễm môi trường dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên, hiện tượng thủy triều đỏ, thiếu nước sinh hoạt [141]... Những hậu quả này chủ yếu là do những hành vi ứng xử thiếu thân thiện của con người đối với môi trường tự nhiên. Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp hiện nay là một trong những tác nhân làm suy thoái môi trường, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và sức khoẻ của người dân.

Hiện nay, chất thải rắn phát sinh từ các khu/cụm công nghiệp ngày càng lớn về số lượng, càng đa dạng độc hại về tính chất, nhưng tỷ lệ thu gom, phân loại và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh môi trường, đặc biệt đối với việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại còn rất nhiều bất cập.

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do các chủ cơ sở sản xuất đã không thực hiện nghiêm túc các cam kết bảo vệ môi trường khi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đồng thời cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chưa thực hiện kiểm tra, thanh tra môi trường triệt để.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 88)