2.1.3 .Khái niệm môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
4.2. Tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường
nhiên như một môn học mới, hoặc một chuyên đề mới với việc lồng ghép với các môn học khác và thông qua các hoạt động ngoại khóa, với những biện pháp đa dạng và sinh động, vừa kết hợp tuyên truyền, giáo dục với việc tổ chức các hoạt động phong trào, kết hợp với những biện pháp xử phạt đối với những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đối với môi trường tự nhiên. Ứng xử có văn hóa với môi trường tự nhiên là một trong những yếu tố cấu thành nhân cách con người, là mục tiêu của giáo dục đào tạo để tạo ra những con người vừa hồng vừa chuyên cho xã hội. Vì vậy, cần có những tiêu chí, chuẩn mực và những nguyên tắc, quy tắc ứng xử của con người với môi trường tự nhiên.
4.2. Tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường. trường.
Tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là giải pháp cần thiết đối với mọi đối tượng chủ thể. Ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi, cả trong sản xuất và trong sinh hoạt do nhiều hành vi khác nhau, vì vậy cần tăng cường hiệu lực của luật môi trường, các quy định có tính pháp quy về bảo vệ môi trường thông qua các chế tài xác định, cụ thể, khả thi, phải có những chế tài đủ mạnh để có sức răn đe; có thể áp dụng mức xử phạt cao hơn gấp nhiều lần những thiệt hại cũng như phí tổn cho việc khắc phục những sự cố môi trường.
Tại các làng nghề với các hành vi gây ô nhiễm như xả rác thải, xả nước thải ra môi trường làm ô nhiễm bầu không khí là một hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân là do nhận thức của nhiều người dân còn hạn chế, ý thức bảo vệ môi trường còn thấp, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên chưa
cao, nên việc tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường ở đây là rất cần thiết.
Việc kiểm tra, xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để hình thành ý thức, thái độ và hành vi ứng xử có văn hóa với môi trường tự nhiên, tạo thành hành vi mang tính tự giác, tự nguyện của con người trong mối quan hệ với tự nhiên.
Trên cơ sở “Luật bảo vệ môi trường” và các văn bản pháp quy khác của Chính phủ, các địa phương cần tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh một hệ thống quy định, chế độ của địa phương trong việc bảo vệ môi trường. Luật pháp sẽ góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, buộc mọi người, mọi cấp quản lý phải tôn trọng, bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên để có một môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
Những biện pháp xử phạt các hành vi vi phạm văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, ở các mức độ vi phạm khác nhau, các chủ thể khác nhau, ở đâu có hành vi vi phạm văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên thì ở đó cần phải có những biện pháp xử phạt đúng mức. Người gây ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái thì phải chấp nhận các hình phạt của pháp luật.
Trước đây, việc xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường, vi phạm đạo đức môi trường, ứng xử thiếu văn hóa với môi trường tự nhiên chưa được thực hiện nghiêm, chưa kiên quyết kể cả sự vi phạm nghiêm trọng của các doanh nghiệp. Các hành vi vi phạm ở mức độ thấp do thói quen của người dân như xả rác thải, xả nước thải ra môi trường, hút thuốc lá nơi công cộng còn chưa được xử phạt và nhắc nhở kịp thời. Do đó các hành vi vi phạm văn hóa
ứng xử với môi trường tự nhiên tiếp tục xuất hiện và tái diễn với các mức độ khác nhau. Vì vậy, cần kết hợp biện pháp tuyên truyền, giáo dục với biện pháp kinh tế thì mới nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân. Hiện nay, đã có chế tài xử phạt nặng hành vi gây ô nhiễm môi trường. Nghị định 155/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2017, quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, tăng mức phạt tiền (tăng từ 10 đến 25 lần) từ ngày 01/02/2017 đối với hành vi gây mất vệ sinh khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng. Mức tăng cụ thể như sau: vứt, thải, bỏ đầu, mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 0.5 đến 1 triệu đồng; vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng; vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc vào hệ thống thoát nước mặt trong khu đô thị sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 7 triệu đồng; vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng. Mức phạt này, đảm bảo tính răn đe có hiệu quả hơn đối với hành vi gây mất vệ sinh môi trường đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay. Các chế tài xử lý hành vi tiểu tiện bữa bãi nơi công cộng như vậy sẽ góp phần nâng cao ý thức xã hội, đủ sức răn đe để đẩy lùi tình trạng tiểu bậy, cố ý gây mất vệ sinh môi trường cũng như mất mỹ quan đô thị.
Các hành vi gây ô nhiễm môi trường cần được phát hiện, ngăn chặn, xử phạt kịp thời và nghiêm minh vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe nhân dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Các hành vi gây ô nhiễm môi trường đều bị áp dụng bằng các chế tài cụ thể, cần nâng cao khung hình phạt, thậm chí gấp nhiều lần hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường mới đủ sức răn đe, đồng thời chủ thể vi phạm phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu bị thay đổi do vi phạm gây ra, từ đó làm thay đổi nhận thức trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên, góp phần cải thiện môi trường theo chiều hướng tích cực.
Các cơ quan chức năng tăng cường triển khai và xử phạt nhiều vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Hoạt động kiểm tra, xử phạt có tác động tốt và mang lại hiệu quả tích cực cho công tác quản lý nhà nước về môi trường. Sau khi tiến hành kiểm tra, xử phạt hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, các cơ sở đã khẩn trương khắc phục các vi phạm và cam kết sẽ không tái phạm; đồng thời triển khai các nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; thực hiện công tác giám sát tình hình khắc phục hậu quả và thực hiện cam kết của các công ty gây ô nhiễm môi trường. Các hoạt động kiểm tra, xử phạt đã có nhiều kết quả tích cực, hiệu quả, đặc biệt là xử lý các sự việc đột xuất và có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đối với các chủ thể gây ô nhiễm môi trường.
Như vậy, hành vi ứng xử thiếu văn hóa với môi trường tự nhiên cần được xem xét như tất cả các hành vi vi phạm đạo đức khác của con người và hành vi này còn được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng hơn vì nó ảnh hưởng đến cộng đồng, đến sự phát triển bền vững của xã hội, các chế tài xử phạt phải
nghiêm khắc hơn tạo sức răn đe để nâng cao nếp sống có văn hóa của đại bộ phận dân chúng trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên.