Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong việc ở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 108)

2.1.3 .Khái niệm môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

3.2. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong sinh hoạt

3.2.3. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong việc ở

- Ưu điểm của người Việt Nam trong việc “Ở” xét từ góc độ văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên.

Ở là văn hóa ứng phó với môi trường, thời tiết, khí hậu. Ngôi nhà là tổ ấm để đối phó với thời tiết, là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo một cuộc sống định cư ổn định, ngôi nhà chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người.

Để ứng phó với môi trường tự nhiên, để phù hợp với thời tiết, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các ngôi nhà Việt Nam thường được thiết kế “mở” để tạo không gian thoáng mát, giao hòa với tự nhiên, đồng thời việc chọn hướng nhà cũng giúp con người có thể tận dụng được tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên để đón gió mát, tránh nắng nóng, hướng tới mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Người Việt Nam có truyền thống yêu thiên nhiên, đất nước, sống gắn bó hòa hợp với tự nhiên, nên xung quanh nhà thường có không gian rộng, với cây cối xum xuê ở khắp mọi nơi từ trong nhà, ngoài sân, trên đường, bờ ao, cánh đồng... Cây và người giao hòa, đan xen, người và thiên nhiên gắn bó chặt chẽ với nhau như cây và đất, như cá với nước… cây không có đất cây héo, cá không có nước cá ngừng bơi. Không chỉ ở nông thôn đất đai rộng rãi có điều kiện để trồng cây mà ở thành phố đất chật, người đông thì con người vẫn luôn tìm mọi cách để có thể đem thiên nhiên vào trong nhà, như trồng rau, trồng hoa trong nhà, trên sân thượng… Nhà của người Việt xưa là nhà tranh vách đất, chủ yếu làm từ cây và lá lấy từ tự nhiên nên quanh năm mát

mẻ, và có cả những căn nhà gỗ, nhà sàn làm từ gỗ, không gian rộng rãi, mát mẻ và con người luôn sống thân thiện với thiên nhiên. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người đã tàn phá thiên nhiên để đạt được mục đích của mình, trong đó có việc họ đã phá rừng, đã chặt những cây gỗ quý để làm nhà. Cùng với tốc độ phá rừng phi mã, nhiều gia đình Việt Nam đã xây dựng những ngôi nhà kiên cố làm bằng gỗ quý, điều đó góp phần tàn phá và hủy diệt môi trường một cách nghiêm trọng.

Đối với người Việt Nam, nhà không chỉ là nơi để ở, để tránh nắng mưa, mà nhà còn là nơi sum họp của gia đình, là nơi đi về của những người thân trong gia đình trong mỗi dịp tết đến xuân về. Vật liệu để xây nhà là những thứ có sẵn trong tự nhiên và xung quanh nhà là vườn cây, ao cá để giao hòa với tự nhiên. Lối xây nhà ở, kiến trúc phải tận dụng và thuận theo tự nhiên, từ việc chọn hướng, đến việc sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên. Khi xây dựng nhà người Việt thường quan tâm tới yếu tố phong thủy, chọn hướng nhà phù hợp để đem lại không gian sống có thể tận dụng được các yếu tố của thiên nhiên và tốt cho sức khỏe của con người.

Ngày nay, việc xây dựng những ngôi nhà có không gian xanh là niềm mơ ước của mọi người, từ đó xây dựng một thành phố xanh và phát triển bền vững để tạo ra bầu không khí trong lành mát mẻ, tạo vẻ đẹp cho cảnh quan thiên nhiên trong một không gian mở.

- Hạn chế của người Việt Nam trong việc “Ở” xét từ góc độ văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên.

Nhà ở là một nhu cầu không thể thiếu của tất cả mọi người, có an cư thì mới lập nghiệp, vì vậy mà mọi người nói chung, đặc biệt là những người nghèo luôn canh cánh có một ngôi nhà để làm tổ ấm đặc biệt là trong những

ngày đông lạnh lẽo. Để đáp ứng nhu cầu ở của mình, con người đã tận dụng tự nhiên, chặt phá rừng làm nhà, đốt rừng làm nương rẫy, chặt gỗ qúy… Tuy nhiên, nếu khai thác tự nhiên không hợp lý thì con người đã và đang tàn phá tự nhiên, làm phá vỡ môi trường sinh thái, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay mà hậu quả con người phải gánh chịu.

Quan hệ giữa con người với tự nhiên là mối quan hệ thống nhất trong mâu thuẫn và rất phức tạp. Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăngghen đã cảnh báo sự “trả thù” của tự nhiên đối với con người. Thật vậy, nếu con người tác động tích cực vào tự nhiên thì tự nhiên sẽ ngày càng phong phú, đa dạng. Nếu con người tác động tiêu cực vào tự nhiên thì tự nhiên sẽ ngày càng nghèo nàn, kiệt quệ, và không phải là ai khác mà chính con người phải chịu những hậu quả từ tự nhiên. Thực tế đã diễn ra những vụ động đất, sóng thần và biến đổi khí hậu đang gây ra những hậu quả nặng nề cho cả trái đất. Việt Nam của chúng ta là một trong năm nước đầu tiên trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nếu không ngăn chặn kịp thời thì khu vực đồng bằng sông Cửu Long là những tỉnh sẽ mất đất đầu tiên, nước biển xâm nhập sẽ nhấn chìm diện tích đất liền của chúng ta trong biển nước.

Nếu con người đã tác động vào tự nhiên một cách phản văn hóa, nếu cứ phát triển một cách tự phát, không được hướng dẫn một cách một cách tự giác thì nó sẽ để lại đằng sau những hoang mạc. Vì vậy con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật của tự nhiên và ứng xử hòa hợp với tự nhiên để duy trì sự ổn định và phát triển của tự nhiên. Chính vì vậy chúng ta cần có thái độ và hành động đúng mực trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên, cần coi trọng tự nhiên và yêu quý tự nhiên như chính người thân của mình. Ngày nay

việc xây dựng những ngôi nhà tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường là sự lựa chọn thông minh của con người.

3.2.4. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong việc “Đi lại”.

- Ưu điểm của người Việt Nam trong việc “Đi lại” xét từ góc độ văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên.

Đi lại là một trong những hoạt động không thể thiếu của mỗi người, đi lại là một cách để ứng phó với khoảng cách. Tuy nhiên đi lại như thế nào cũng thể hiện sự văn minh và thái độ ứng xử của con người đối với môi trường xung quanh, thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông của con người. Ngày nay có nhiều phương tiện khác nhau trong quá trình di chuyển của con người, con người có thể đi bộ, đi xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, tàu thủy, tàu hỏa... chúng ta có thể chọn phương tiện đi lại cho phù hợp với công việc và khoảng cách, sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là đi như thế nào để tiết kiệm kinh tế, sức khỏe và hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường.

Có rất nhiều bạn trẻ có những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường như đi bộ, đi xe đạp, đi xe buýt... Để ủng hộ chiến dịch tuyên truyền nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, nhiều bạn trẻ đã tình nguyện đi xe đạp xuyên Việt để kêu gọi mọi người hãy chung tay vì một môi trường bền vững. Đi xe đạp vì một môi trường xanh vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa giảm bớt khí thải, đồng thời giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe dẻo dai, thân thiện với môi trường, vừa giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm tiếng ồn. Bên cạnh đó, hình ảnh những người đi bộ và nhặt rác ở những nơi công cộng như phong trào nhặt rác ở Hồ Gươm vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần cũng là một hình ảnh đẹp để chúng ta học tập. Khởi xướng hoạt động này là ông Ninomiya, người Nhật Bản, giám đốc Công ty ISHIGAKI RUBBER Việt

Nam, đang sống và công tác tại Hà Nội. Phong trào này đã thu hút được đông đảo người dân tham gia đặc biệt là thế hệ trẻ.

- Hạn chế của người Việt Nam trong việc “Đi lại” xét từ góc độ văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên.

Hiện nay, số lượng các phương tiện tham gia lưu thông tăng đột biến, đặc biệt là ô tô, xe máy. Số lượng phương tiện cá nhân nhiều dẫn đến việc gây ách tách giao thông, khí thải từ hoạt động giao thông là thủ phạm chính gây ô nhiễm môi trường không khí, nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông chiếm tới 70% tỷ lệ gây ô nhiễm. Nhiều phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ gây nên sự quá tải cho những con đường, có những phương tiện không đảm bảo chất lượng vẫn lưu thông trên đường, có những con đường không đảm bảo chất lượng khiến người lưu thông gặp khó khăn không nhỏ... Tất cả những điều đó cộng lại khiến cho chúng ta không an toàn khi tham gia giao thông và lưu thông trong một bầu không khí ô nhiễm vượt xa ngưỡng cho phép.

Đặc biệt ở những nút giao thông khi bị tắc đường, nồng độ ô nhiễm gấp nhiều lần so với ngưỡng cho phép. Nhiều người không tắt động cơ khi chờ đèn đỏ; các phương tiện cá nhân quá nhiều gây tắc đường trong những giờ cao điểm,... trong khi các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện chưa đáp ứng được nhu cầu của người tham gia giao thông về số lượng phương tiện, số chuyến, sự linh hoạt... Những phương tiện lưu thông đường thủy cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường nước. Nhiều người thiếu ý thức khi để dầu loang trên mặt nước làm ô nhiễm môi trường nước, làm thủy hải sản chết hàng loạt, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và sức khỏe của con người. Ngoài ra rác thải, nước thải cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, có rất nhiều giải pháp đã được đặt ra, nhưng quan trọng là cần thay đổi ý thức văn hóa của con người thông qua những hành động thiết thực cụ thể để góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường ngày càng xanh, sạch và đẹp hơn.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, kết quả của các công trình nghiên cứu cho thấy hầu hết các đô thị ở nước ta đều bị ô nhiễm bụi, thậm chí đến mức báo động do các phương tiện giao thông. Đặc biệt ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ô nhiễm bụi trong môi trường không khí vào loại nhất nhì trên thế giới. Ô nhiễm tiếng ồn đều vượt các trị số tiêu chuẩn cho phép.

Nguyên nhân chính của tình trạng đó là do tốc độ đô thị hóa và hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra rất mạnh mẽ ở các đô thị nước ta, điều đó kèm theo nguồn khí thải phát sinh ngày càng lớn từ các phương tiện giao thông.

Theo ông Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng phòng Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn - Tổng cục Môi trường, giao thông mới là thủ phạm chính gây ô nhiễm không khí ở đô thị. Thực tế cho thấy, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là phương tiện giao thông cá nhân như: ôtô, xe máy. Đây là phương tiện giao thông phổ biến nhất chiếm 95% về số lượng và đáp ứng 90% nhu cầu đi lại tại các thành phố lớn. Mỗi năm có khoảng 3 triệu môtô, xe máy và 150.000 ôtô mới tham gia giao thông. Tuy nhiên, việc kiểm soát lưu hành phương tiện này còn bỏ ngỏ, nhiều xe không được bảo dưỡng, sửa chữa bởi đa số người dân không hiểu rõ tác hại của khí thải, tác dụng của bảo dưỡng đối với việc giảm khí thải độc hại và tiết kiệm năng lượng. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng được xem là giải pháp tối ưu để giảm tải ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn cũng chưa được quan tâm đúng mức. Hà Nội được xem là thành phố có tỷ lệ sử dụng phương tiện công cộng

thấp nhất châu Á với 4 triệu phương tiện cá nhân - nguyên nhân chính gây tắc đường khiến không khí càng ô nhiễm nghiêm trọng. Lượng khói bụi tại TP Hồ Chí Minh cũng khá lớn do thành phố phải quản lý gần 500 ngàn xe ôtô với 4,5 triệu xe gắn máy các loại, đó là chưa kể hàng ngày có thêm khoảng 60 ngàn phương tiện giao thông từ các tỉnh, thành phố khác lưu thông vào nội thành [138]. Việc gia tăng các phương tiện giao thông cũng đang gây ô nhiễm không khí ở rất nhiều nơi. Tại các nút giao thông lớn, nồng độ chì, khí CO khá cao. Theo một số chuyên gia môi trường, riêng trong lĩnh vực ô nhiễm giao thông cùng với việc quy hoạch đô thị tổng thể, chú trọng đến giao thông cần phải tăng cường các phương tiện công cộng như xe buýt, xe điện trên không, xe điện ngầm… và các hình thức giao thông không gây ô nhiễm.

Ngày 01/3/2016, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ghi nhận Chỉ số Chất lượng Không khí (AQI) tại đây vào khoảng 388 (mức cao nhất - lúc 9h00 ngày 01/3/2016), chỉ số này đứng thứ 2 thế giới về ô nhiễm môi trường không khí, chỉ sau Bắc Kinh, Trung Quốc, đó là một con số không ngờ về mức độ ô nhiễm không khí thảm họa tại Hà Nội [143]. Năm 2012, một công ty phân tích ô nhiễm của Pháp là ARIA Technologies đã xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á và là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á về chất lượng không khí [142].

Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý Môi trường Việt Nam, 70% tác nhân gây ô nhiễm môi trường là do khí thải từ những dòng xe không ngừng lưu thông trên đường. Ô nhiễm không khí khiến khoảng 44.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm [140]. Tắc đường thường xuyên và kéo dài là một nhân tố khác khiến mức độ ô nhiễm tăng cao. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã cố gắng mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông nhưng vấn không thể đáp ứng được số lượng phương tiện tăng đột biến, dẫn tới tình trạng tắc

nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng. Vì vậy, phát triển giao thông công cộng là giải pháp duy nhất giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Các nước khác trong khu vực như Phi-líp-pin đạt 66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, Trung Quốc 49 điểm, In-đô-nê-xi-a 45 điểm,... Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Đa-vớt (Davos), Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Mới đây, hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên khảo sát ở 132 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123/132 quốc gia khảo sát; về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe đứng vị trí 77; về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79. Đó là những đánh giá chung, còn nếu xem xét cụ thể trên từng khía cạnh thì sẽ càng thấy rõ hơn bức tranh chung của môi trường Việt Nam hiện nay.

Như vậy, trước thực trạng ô nhiễm môi trường không khí hiện nay và những hậu quả của việc tác động thiếu ý thức của con người đối với môi trường tự nhiên khi tham gia giao thông thì con người phải nhìn lại những hành vi ứng xử của mình. Từ đó, con người phải tự giác, nghiêm túc điều chỉnh hành vi của mình và có những biện pháp thiết thực, cụ thể để thực sự

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)