Quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện và kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 40 - 58)

1.2. GIÁO DỤCPHỔ THÔNG TAM DƢƠNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN

1.2.3. Quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện và kết quả

1.2.3.1. Pháttriển quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

ở các cấp học

Phát triển quy mô giáo dục

Trên cơ sở chủ trƣơng phát triển giáo dục mà Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đề ra, Hyện ủy Tam Dƣơng đã vận dụng và trực tiếp chỉ đạo cho ngành giáo dục của huyện chủ trƣơng phát triển quy mô giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng, đảm bảo các điều kiện dạy và học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Quy mô phát triển đi vào ổn định, mạng lƣới trƣờng lớp các bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông không ngừng đƣợc phát triển. Chính vì vậy, từ năm 2000 đến năm 2005, quy mô giáo dục của địa phƣơng tăng nhanh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Mạng lƣới trƣờng lớp phổ thông đƣợc quy hoạch một cách đồng bộ, khoa học, phân bố khá đồng đều trên địa bàn khu dân cƣ: “Các xã, thị trấn đã có hệ thống trƣờng tiểu học và trung học cơ sở” [3, tr.312]. “Toàn huyện có 18 trƣờng trung học cơ sở, 20 trƣờng tiểu học (tăng 02 trƣờng so với năm

2001), 3 trƣờng trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện” [29, tr.157]. Hệ thống trƣờng trọng điểm phổ thông cũng đã đƣợc xây dựng, củng cố ở các, ngành các cấp học. “Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia tăng, năm 2005 toàn huyện đã có 09/43 trƣờng đạt chuẩn quốc gia” [29, tr.157]. Các trƣờng đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phòng máy vi tính để phục vụ nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Bảng 1.1: Số lƣợng học sinh phổ thông toàn huyện (2000 – 2005) (Đơn vị: học sinh) Năm học Bậc học Tiểu học THCS THPT 2000 – 2001 16075 11779 1441 2001 – 2002 14719 12139 1518 2002 – 2003 13364 12331 2304 2003 – 2004 8858 8900 2543 2004 – 2005 8078 8802 2731

[Nguồn số liệu: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết các năm học. Tài liệu lƣu tại Phòng Giáo dục Tam Dƣơng, sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc]

Cụ thể ở các cấp học là:

Giáo dục tiểu học: Từ năm học 2000 – 2001 đến năm học 2004 –

2005 giáo dục tiểu học tiếp tục ổn định duy trì số lƣợng trƣờng, lớp, học sinh, chất lƣợng không ngừng đƣợc củng cố. Xem trên bảng 1.1 Số lƣợng học sinh phổ thông toàn huyện (2000 – 2005) chúng ta thấy số lƣợng trƣờng, lớp, học sinh giảm đi do thực hiện chính sách sinh đẻ kế hoạch, hơn nữa do thay đổi địa giới hành chính của huyện (cắt đi một số xã sáp nhập vào huyện khác). Tuy nhiên nhìn tổng thể vẫn ổn định và phát triển. năm học 2004 –

2005 huyện “có 15 trƣờng tiểu học với 323 lớp và 8078 học sinh. Có 135 lớp học 2 buổi trên ngày (tăng 89 lớp so với năm học trƣớc, bằng 41,8%). Các khối lớp dần đi vào ổn định về số lớp và số học sinh. Học sinh vào lớp 1 có 62 lớp với 1377 học sinh; lớp 5 có 77 lớp với 1930 học sinh” [49, tr.1].

Giáo dục trung học cơ sở: Đến năm 2005 toàn huyện “có 14 trƣờng

trung học cơ sở với 235 lớp và 8802 học sinh; nhìn chung các khối lớp ổn định. Học sinh vào học lớp 6 có 57 lớp với 2155 học sinh (đạt 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học). Học sinh lớp 9 có 60 lớp với 2318 học sinh” [49, tr.2]. Tỷ lệ học sinh bỏ học rất thấp. Năm 2003 huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở (theo đúng chỉ tiêu kế hoạch cấp trên đề ra).

Giáo dục trung học phổ thông: Năm 2000 học sinh trung học phổ

thông có 2804 em, tăng 2,26 lần so với năm 1995. Bình quân cứ 1000 dân có 260 học sinh phổ thông, tăng 23,8 % so với năm 1995. Năm học 2000 – 2001, đƣợc sự quan tâm của cấp trên. Huyện Tam Dƣơng thành lập trƣờng phổ thông trung học Tam Dƣơng chính thức đi vào khai giảng năm học đầu tiên, năm 2002 trƣờng bán công Trần Hƣng Đạo đƣợc thành lập nâng số trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn huyện lên 3 trƣờng” [3, tr.312]. Đến năm 2005 “tổng số trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn huyện là 03 trƣờng (tăng 02 trƣờng so với năm 2000) trong đó có 02 trƣờng công lập và 01 trƣờng bán công. Tổng số học sinh là 3013 trong đó công lập là 2459 học sinh, bán công là 554 học sinh” [59, tr.11].

Nhìn chung, trong những năm 2000 – 2005, về cơ bản hệ thống mạng lƣới giáo dục của huyện đã đƣợc hoàn thiện thêm, quy mô phát triển phù hợp, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời học. Đây làm một điều kiện cơ bản để đƣa giáo dục phổ thông của huyện tiếp tục phát triển, hơn nữa còn đóng góp và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giáo dục ở các cấp học, bậc học

Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị 14/2001/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về triển khai thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông trên địa bàn. Huyện ủy, UBND huyện Tam Dƣơng đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Phòng Giáo dục Tam Dƣơng đã chủ động bố trí đủ giáo viên, tổ chức cho 100% giáo viên dạy nội dung, chƣơng trình sách giáo khoa mới; cung cấp kịp thời thiết bị dạy học và có quy định quản lý nhằm tăng hiệu quả sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học; tích cực chỉ đạo thực hiện các giải pháp, làm chuyển biến rõ rệt đổi mới cách dạy của thầy, cách học của trò trong các nhà trƣờng. Bởi vậy, chất lƣợng dạy và học chƣơng trình, sách giáo khoa mới nhìn chung đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tăngcường các hoạt động giáo dục toàn diện

Huyện ủy, UBND cùng phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo và Phòng giáo dục Tam Dƣơng đã chỉ đạo cụ thể cho các nhà trƣờng dạy đủ các môn văn hóa cho học sinh, ngoài ra còn tăng cƣờng các nội dung hƣớng nghiệp – dạy nghề, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, thẩm mỹ, giáo dục quốc phòng, giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục tinh thần lao động,…Ngoài việc đảm bảo các giờ học chính khóa các nhà trƣờng đã thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa cho học sinh tham gia. Hàng năm, các nhà trƣờng đã thực hiện phối hợp với các tổ chức, các lực lƣợng xã hội tổ chức các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhƣ: tổ chức các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm; tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục – thể thao, thi tìm hiểu pháp luật, thi viết thƣ quốc tế UPU, tổ chức tham quan các di tích lịch sử…thông qua đó lồng ghép các nội dung giáo dục một cách có hiệu quả. Công tác Đoàn, Đội đƣợc quan tâm. Các mục tiêu giáo dục toàn diện đƣợc coi trọng thông qua việc dạy học và

các sinh hoạt tập thể, các hoạt dộng chính trị - xã hội. Làm tốt công tác phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội trong trƣờng học, phối kết hợp với cha mẹ học sinh đẩy mạnh thông tin giáo dục giữa giáo dục nhà trƣờng và gia đình. Về giáo dục hƣớng nghiệp, huyện đã tăng cƣờng các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp – dạy nghề cho học sinh, nhất là học sinh các lớp cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việc phân luồng học sinh sau trung học đã bƣớc đầu có những chuyển biến tích cực. Có nhiều học sinh sau trung học cơ sở đã lựa chọn theo Bổ túc văn hóa – nghề. “Kết quả thi Nghề trung học phổ thông có 94,6% đạt yêu cầu, trung học cơ sở có 91,1% đạt yêu cầu” [60, tr.5].

Nângcao chất lượng và hiệu quả giáo dục

Song song với phát triển quy mô là nâng cáo chất lƣợng và hiệu quả giáo dục các cấp học. Xác định nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, huyện đã chú trọng chỉ đạo thực hiện các biên pháp nâng cao chất lƣợng giảng dạy, học tập, chú trọng giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, nhân cách, lối sống cho ngƣời học, kiên quyết ngăn chặn những tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đƣờng; tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, nâng cao năng lực tự học, tự rèn luyện khả năng thích ứng của học sinh, từng bƣớc nâng cao và tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lƣợng giáo dục toàn diện trong các nhà trƣờng.

Nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông trong việc đánh giá chất lƣợng dạy và học, Huyện ủy cùng Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo phòng Giáo dục Tam Dƣơng tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, nhờ vậy việc đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh đƣợc đảm bảo tính khách quan, công tác thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào các cấp đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch.

Chất lƣợng giáo dục mũi nhọn cũng đƣợc chú trọng nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài cho địa phƣơng và đất nƣớc. Hàng năm, huyện đã tổ chức nhiều cuộc thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp trên các địa bàn trong huyện. Các kỳ thi này, thu hút ngày càng đông đảo số lƣợng học sinh tham gia ở tất cả các môn. “Công tác Hội giảng, Hội học đƣợc tổ chức thƣờng xuyên để thi đua và lựa chọn ra giáo viên giỏi, học sinh giỏi trong từng năm học” [29, tr.241].

Với những biện pháp trên, trong những năm 2000 – 2005 , chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phổ thông Tam Dƣơng đã từng bƣớc đƣợc nâng cao. Chất lƣợng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà và chất lƣợng giáo dục mũi nhọn có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt tăng. Số học sinh bỏ học và lƣu ban không đáng kể. Từ năm 2000 đến năm 2005, “tỷ lệ học sinh lƣu ban ở các cấp học từ 0,02 đến 0,03%. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp ở các cấp với chất lƣợng ổn định trên 90%” [60, tr.7].

Tổng kết năm học 2004 – 2005. Bậc tiểu học khẳng định đƣợc vị thế của mình trong ngành giáo dục: “Xếp loại văn hóa giỏi 9,2%, khá 40,3%, trung bình 40,6%, có 54 giải học sinh giỏi huyện (trong đó: giải nhất 07, giải nhì 16, giải ba 31), 17 giải học sinh giỏi tỉnh (trong đó: giải nhất 01, giải nhì 01, giải ba 03, giải khuyến khích 12). Giáo viên giỏi tỉnh đạt 02 giải” [49, tr.2]. Năm học 2005 – 2006 “khối tiểu học Tam Dƣơng “tham gia thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp tỉnh đạt 12 giải (xếp thứ ba toàn tỉnh), tham gia thi “học sinh giỏi quốc gia viết chữ đẹp khối Tiểu học” đạt 01 giải nhất, thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi” cấp tỉnh đạt 04 giải (01 Bảng nhãn, 03 khuyến khích); Thi học sinh giỏi lớp 5 cấp tỉnh có 198 em dự thi trong đó đạt 51 giải (Xếp thứ 3 toàn tỉnh), đặc biệt có 04 học sinh vào vòng 2 dự thi Quốc gia “Toán tuổi thơ” [50, tr.2]. Bậc trung học cơ sở “có 6,5% học sinh xếp loại văn hóa giỏi, 40,8% loại khá, trung bình 49,7%. Học sinh giỏi huyện đạt 141 giải (trong đó có 21 giải nhất, 49 giải nhì, 29 giải ba và 42 giải khuyến khích), 54 học

sinh đạt giải cấp tỉnh. Về giáo viên có 49 giải giáo viên giỏi cấp huyện, 9 giải giáo viên giỏi cấp tỉnh, tiêu biểu là các trƣờng trung học cơ sở Tam Dƣơng, Vân Hội, Hợp Thịnh, Đồng Tĩnh, Hợp Hòa, Hoàng Hoa, Đạo Tú”… [49, tr.3]. Năm học 2005 – 2006, “khối trung học cơ sở Tam Dƣơng dự thi học sinh giỏi kỹ thuật Tỉnh đạt 38 giải (06 giải nhất, 14 giải nhì, 18 giải ba)…” [50, tr.3]. Khối các trƣờng trung học phổ thông tiếp tục đƣợc củng cố và nâng cao chất lƣợng dạy và học, quan tâm đến chất lƣợng đại trà, đi sâu vào đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Các trƣờng vốn có truyền thống dạy học tốt tiếp tục đƣợc giữ vững và phát huy ảnh hƣởng, trong đó nổi bật nhất là trƣờng trung học phổ thông Tam Dƣơng “với lịch sử hơn 50 năm thành lập, bao nhiêu thế hệ thầy và trò đã từ đây mà trƣởng thành, với chất lƣợng dạy và học trƣờng luôn đứng trong tốp 10 trƣờng THPT tốt nhất tỉnh, tỷ lệ tốt nghiệp luôn đạt trên 90%, tỷ lệ đỗ vào cao đẳng, đại học luôn ở mức cao hơn trung bình các trƣờng Trung học phổ thông” [29, tr.250]. Để từng bƣớc phổ cập Trung học phổ thông, tạo nghề, hƣớng nghiệp cho các em, huyện Tam Dƣơng đã phát triển mạnh mẽ Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên. Ở đó các loại hình học tập đƣợc nâng cao nên đã góp phần nâng cao đầu tƣ và bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phƣơng, tạo ra xã hội học tập sâu rộng.

Trong các cuộc thi khác cũng đạt những kết quả tốt nhƣ: thi giải toán trên máy tính Casio bỏ túi, thi giải bài trên các báo Toán học, Tuổi trẻ, Toán tuổi thơ, Vật lý và tuổi trẻ, Tin học nhà trƣờng, Trạng nguyên nhỏ tuổi, Đƣờng lên đỉnh Olimpia…Các hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động ngoại giờ lên lớp, giáo giục về an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội…đƣợc quan tâm tổ chức đã góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh.

1.2.3.2. Củng cố, xây dựng các điều kiện cho phát triển giáo dục phổ thông

Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Xác định đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là yếu tố tiên quyết của sự nghiệp đổi mới giáo dục, nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng. Nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của đội ngũ giáo viên nên Huyện ủy, UBND huyện đã rất chú trọng ngành giáo dục – đào tạo sớm kiện toàn tổ chức, có kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị, tƣ tƣởng, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Việc thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng và Kế hoạch 87-KH/TU của Tỉnh ủy “Về xây dựng và nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” đƣợc triển khai nghiêm túc. Trong những năm học qua dƣới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã “cơ bản tuyển đủ giáo viên, có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt, có nhân cách đạo đức và có tình thƣơng yêu học sinh, say mê với nghề nghiệp. Nhiều cán bộ giáo viên đƣợc cử đi đào tạo nâng cao trình độ, coi trọng quá trình tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên, xây dựng trƣờng là trung tâm bồi dƣỡng giáo viên cho tất cả các đơn vị trƣờng học, coi đó là một giải pháp thiết thực và hiệu quả để chuyển quá trình tự phát thành quá trình bồi dƣỡng giáo viên đƣợc tổ chức quản lý; chú trọng công tác xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán ở các ngành các cấp học. Đƣa ra kế hoạch, chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng giáo viên với nội dung thiết thực, ngành giáo dục đào tạo đƣa ra chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên với các yêu cầu cụ thể; có kế hoạch đào tạo đủ và bồi dƣỡng giáo viên Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, dạy đủ các môn học ở trƣờng trung học cơ sở và tiểu học, trọng tâm là bồi dƣỡng nâng cao

năng lực nghề nghiệp, đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông” [50, tr.4].

Bảng 1.2: Tỷ lệ cán bộ giáo viên phổ thông đạt chuẩn (2003 – 2006) Đơn vị: % Tiểu học THCS THPT Tổng GV Chuẩn Trên chuẩn Tổng GV Chuẩn Trên chuẩn Tổng GV Chuẩn Trên chuẩn 2003-

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 40 - 58)