Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 111 - 133)

Chương 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm và khuyến nghị

3.2.2. Một số khuyến nghị

Từ thực tiễn những thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển giáo dục phổ thông huyện Tam Dƣơng trong những năm 2000 – 2010. Đảng bộ huyện Tam Dƣơng và ngành giáo dục đã rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng trong qua trình lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông của huyện. Trong khuôn khổ một luận văn, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển giáo dục phổ thông của huyện nhƣ sau:

Thứ nhất: Tăng cường vai trò của Đảng trong lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin Đảng là nhân tố thƣờng xuyên quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Đổi mới giáo dục của chúng ta hiện nay có thể coi nhƣ một cuộc cách mạng. Để đƣa giáo dục phát triển, đạt đƣợc những mục tiêu đề ra một trong những động lực không thể thiếu đó là sự lãnh đạo của Đảng. Trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục phổ thông ở huyện Tam Dƣơng nói riêng Đảng luôn theo sát chỉ đạo, hƣớng dẫn cho ngành giáo dục phát triển. Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay cần tăng cƣờng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng hơn bao giờ hết. Đảng bộ huyện và các cấp ủy, chính quyền trên cơ sở quán triệt sâu sắc đƣờng lối, quan điểm của Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ tỉnh, vận dụng, sáng tạo, căn cứ vào thực tế địa phƣơng đề ra những chủ trƣơng, biện pháp phát triển giáo dục của huyện. Ở vào mỗi giai đoạn với những điều kiện thuận lợi, khó khăn riêng biệt Đảng bộ huyện phải có những chỉ đạo tích cực, kịp thời đối với ngành giáo dục làm sao mang lại chất lƣợng, hiệu quả tốt nhất, bằng uy tín và trách nhiệm của mình Đảng bộ huyện cần chỉ đạo và vận động các cơ quan ban nghành khác cùng phối hợp với ngành giáo dục hoàn thành những mục tiêu đề ra. Hơn nữa để đề ra

những chủ trƣơng, chỉ đạo đúng đắn, phù hợp cho ngành giáo dục thì Đảng bộ huyện bên cạnh việc tìm hiểu, theo sát sự phát triển và thực trạng giáo dục của địa phƣơng cần không ngừng lắng nghe, tham khảo những ý kiến, tham mƣu của ngành giáo dục để có những chỉ đạo đúng đắn, khách quan đƣa giáo dục huyện nhà ngày một phát triển.

Bên cạnh vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện nói chung với ngành giáo dục địa phƣơng còn phải kể đến vai trò lãnh đạo không thể thiếu của các Chi bộ Đảng ở các nhà trƣờng, các đơn vị giáo dục. Để các Chi bộ Đảng trong nhà trƣờng thực sự vững mạnh đủ sức lãnh đạo tập thể đơn vị giáo dục của mình cần tăng cƣờng công tác xây dựng Đảng trong trƣờng học cả về ba mặt: Chính trị - Tƣ tƣởng - Tổ chức, làm tốt công tác phát triển Đảng viên mới, để tổ chức Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo trong nhà trƣờng phối hợp cùng Đảng bộ huyện có những chỉ đạo sát sao từ huyện xuống đến cơ sở, nâng cao chất lƣợng giáo dục của huyện, hoàn thành những mục tiêu giáo dục đề ra.

Thứ hai: Phát huy nội lực, khai thác thế mạnh đồng thời nhận định rõ

thời cơ, thách thức đưa giáo dục phổ thông của huyện phát triển nhanh

Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy, những quốc gia, lãnh thổ, vùng miền nào có những chính sách phát triển giáo dục một cách phù hợp, biết tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn phát huy thế mạnh vƣợt qua thách thức thì sẽ có một nền giáo dục văn minh, phát triển. Đây là một bài học kinh nghiệm đồng thời là giải pháp cốt yếu cho cuộc cách mạng giáo dục ở nƣớc ta hiện nay. Đối với chủ trƣơng phát triển và nâng cao giáo dục và đào tạo nhất là giáo dục phổ thông ở huyện Tam Dƣơng hiện nay rất cần lấy đó làm giải pháp, vận dụng vào việc đề ra chủ chƣơng, chính sách phát triển giáo dục.

Huyện Tam Dƣơng là một địa phƣơng có lịch sử phát triển lâu đời, nằm trong cái nôi đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Mảnh đất có truyền thống

đấu tranh kiên cƣờng, bất khuất trong các thời kỳ lịch sử, nơi còn lƣu giữ nhiều giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử dân tộc. Với những giá trị to lớn của lịch sử, ngày nay Tam Dƣơng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, sát nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng của khu vực, đất và ngƣời Tam Dƣơng luôn thống nhất đồng lòng không chỉ trong chiến đấu mà còn trong xây dựng làng xã, quê hƣơng giàu mạnh. Giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông của huyện nói riêng trong những năm qua đã đạt nhiều thành tựu quan trọng có vị trí cao so với các địa phƣơng khác trong tỉnh. Đó là những nguồn nội lực lớn, một trong những thế mạnh để giáo dục – đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông Tam Dƣơng nói riêng phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và ngành giáo dục.

Bên cạnh những thế mạnh Tam Dƣơng cũng gặp không ít khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội trong đó có giáo dục và đào tạo. Là một huyện trung du của tỉnh, kinh tế của nhân dân trong huyện vẫn chủ yếu là nông nghiệp nhỏ lẻ, bình quân thu nhập trong những năm qua có cải thiện nhƣng chƣa cao nguồn thu ngân sách còn hạn chế, bởi vậy đầu tƣ cho giáo dục còn khiêm tốn. Quy mô và chất lƣợng giáo dục của huyện vẫn còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Thực trạng giáo dục trong những năm vừa qua còn tồn tại nhiều khó khăn vƣớng mắc chƣa tháo gỡ, khắc phục đƣợc. Những khó khăn của huyện cũng là những khóp khăn chung của nhiều địa phƣơng khác. Về trƣớc mắt và lâu dài các cấp ủy Đảng, ngành giáo dục và nhân dân trong huyện phải từng bƣớc cùng khắc phục những khó khăn đƣa giáo dục của huyện phát triển đi lên.

Cơ hội và việc nhận định nắm bắt dƣợc cơ hội là cả một quá trình, một nghệ thuật trong quản lý, lãnh đạo đem lại thành tựu, sự phát triển vƣợt bậc trong mọi lĩnh vực trong đó có giáo dục. Xu thế hiện nay mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội nhƣ: Xu thế toàn cầu hóa cho phép chúng ta hội

nhập, giao lƣu với bạn bè quốc tế, với các nƣớc có nền khoa học giáo dục phát triển từ đó chúng ta có thể học hỏi, kế thừa những thành tựu, những kinh nghiệm trong phát triển giáo dục của học vận dụng vào nền giáo dục của ta một cách sáng tạo và phù hợp, mang lại hiệu quả cao, đƣa giáo dục phát triển. Bên cạnh đó hội nhập cũng tạo ra sức ép về sự “tụt hậu hay phát

triển”, tạo động lực cho chúng ta buộc phải đổi mới, phát triển tránh nguy

cơ tụt hậu. Nhƣng cơ hội bao giờ cũng đi liền với thách thức. Trong xu thế hội nhập mọi mặt, mọi lĩnh vực có cả những cái tốt, cái tiến bộ nhƣng cũng không ít cái tiêu cực, không lành mạnh, thậm chí chúng ta có thể mất những cái tốt đẹp mà chúng ta đang có. Bởi vậy, trƣớc những thách thức đòi hỏi chúng ta phải nhận biết, có sức đề kháng, chọn lọc và đề cao cảnh giác, hòa nhập nhƣng không hòa tan. Trƣớc hết đòi hỏi các cấp lãnh đạo và ngành giáo dục phải có những giải pháp hợp lý tận dụng đƣợc những cơ hội, khắc phục và vƣợt qua mọi khó khăn đƣa giáo dục phổ thông của huyện phát triển nhanh đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Thứ ba: Đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông

Muốn đổi mới giáo dục theo hƣớng tích cực, đáp ứng nhu cầu xã hội, tiến kịp với nền giáo dục thế giới hiện nay đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, từ đó nâng cao chất lƣợng giáo dục.

- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là một yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Do yêu cầu của xã hội nói chung, của ngành giáo dục nói riêng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng tăng lên về số lƣợng và chất lƣợng, đa số có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên chất lƣợng giờ dạy chƣa đƣợc cao, chủ yếu vẫn dạy theo cách truyền thống, mặc dù chúng ta luôn chủ trƣơng đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng coi ngƣời học là trung tâm, một bộ phận giáo viên chƣa chuyên tâm với nghề,

chƣa yêu nghề nảy sinh những vấn đề tiêu cực, trái với đạo đức lƣơng tâm nghề nghiệp nhà giáo, một bộ phận theo hƣớng thƣơng mại hóa giáo dục dạy thêm tràn lan theo kiểu dạy trƣớc chƣơng trình, không chú ý đến chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Một bộ phận cán bộ quản lý thếu tƣ duy về giáo dục. Bởi vậy để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp ủy Đảng và ngành giáo dục cần có những biện pháp chặt chẽ trong việc đào tạo, bồi dƣỡng, trong chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra của giáo viên và cán bộ quản lý, đồng thời thƣờng xuyên tổ chức dự giờ, sát hạch kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và cán bộ quản lý. Trong công tác tuyển dụng cần công khai, dân chủ, công bằng. Bên cạnh đó cần có những chính sách động viên, khen thƣởng kịp thời với những cán bộ giáo viên có thành tích, cống hiến cho ngành, có chế độ ƣu đãi về vật chất và tinh thần vói những cán bộ, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, cán bộ, giáo viên công tác ở miền núi, vùng sâu để kích thích cán bộ, giáo viên tận lực, tận tâm với nghề.

- Đổi mới công tác quản lý giáo dục: Đổi mới công tác quản lý giáo dục là đổi mới về cơ bản tƣ duy và phƣơng thức quản lý giáo dục theo hƣớng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phƣơng, các cơ sở giáo dục, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực hiện nay. Cần tăng cƣờng các biện pháp quản lý chất lƣợng, hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục, tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục thƣờng xuyên không theo lịch cố định và không báo trƣớc để đánh giá sát thực tế để có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời những bất cập, sai phạm trong giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý giáo dục. Ngoài ra cần đổi mới cơ chế quản lý, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho thƣờng xuyên cho cán bộ quản lý các cấp, nâng cao năng lực bộ máy quản lý.

- Đổi mới nội dụng, chƣơng trình và phƣơng pháp dạy và học: là một điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Cần thay đổi cách dạy – học “đọc – chép”, “nhìn – chép”. Truyền thụ theo kiểu một chiều thầy giảng trò ngồi nghe, trong phƣơng pháp giáo dục mới phải lấy ngƣời học là trung tâm trong các hoạt động giáo dục. Phƣơng pháp dạy – học phải phát huy đƣợc tính độc lập trong suy nghĩ của học sinh, phải phát huy khả năng tƣ duy, sáng tạo, tích cực, chủ động của học sinh. Nội dung, chƣơng trình học phải hợp lý, học phải đi đôi với hành. Nội dung, chƣơng trình cũ đang quá tải cần phải giảm bớt tăng tính cập nhật thời sự, tăng các giờ thực hành trong chƣơng trình học. Tổ chức học tập không chỉ trong lớp học, trong khuôn viên nhà trƣờng mà cần tổ chức dạy học ở thực địa, ngoại khóa. Cần tăng cƣờng sử dụng và sự dụng có hiệu quả các đồ đụng trang thiết bị dạy – học, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phƣơng pháp dạy và học. Cụ thể cần có những bài giảng điện tử phong phú, sinh động, mang lại hiệu quả cao, qua đó học sinh có thể trao đổi, thảo luận xung quanh bài học dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên chứ không phải những bài giảng điện tử chỉ chiếu chụp cho học sinh “nhìn – chép” không mang lại hiệu quả giáo dục. Một bộ phận lớn trong thế hệ trẻ hiện nay đang chệch hƣớng trong nhận thức, tƣ tƣởng và lối sống theo kiểu hƣởng thụ, quay lƣng lại với những giá trị, truyền thống tốt đẹp của cha ông, của dân tộc. Chính bởi vậy, cộng thêm do không hiểu biết pháp luật nên nhiều trẻ khi đang ngồi trên ghế nhà trƣờng đã phạm tội nghiêm trọng trở thành vấn đề nan giải cho xã hội, tệ nạn đang có nguy có quay trở lại học đƣờng nếu Đảng bộ huyện và ngành giáo dục không có biện pháp ngăn chặn. Bởi vậy trong giáo dục hiện nay không chỉ chú ý các môn văn hóa cơ bản mà đặc biệt cần chú ý giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng, chính trị, pháp luật bằng nhiều cách nhƣ tích cực tuyên truyền, lồng ghép vào các giờ học, chƣơng trình học để tăng hiệu quả. Ngoài ra cần tăng cƣờng các nội dung giáo dục kỹ năng sống đây là vấn đề rất cần thiết cho học sinh đặc biệt trong thời buổi hiện nay, nhằm trang bị cho các em những

kỹ năng cần thiết gúp các em chủ động và tự lập hơn trong nhận thức, trong học tập và trong cuộc sống.

Tiểu kết

Nhƣ vậy, trong những năm qua giáo dục phổ thông Tam Dƣơng dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và ngành giáo dục bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, còn tồn tại nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Với những kết quả và hạn chế Quá trình 10 năm từ năm 2000 đến năm 2010 lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông của huyện đã để lại những bài học kinh nghiệm quan trọng, qua đó tác giả cũng mạnh dạn đƣa ra một vài giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, nâng cao chất lƣợng hiệu quả, hoàn thành mục tiêu giáo dục. Phát huy những kết quả đạt đƣợc, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm đƣợc rút ra trong quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông. Đảng bộ huyện Tam Dƣơng cùng ngành giáo dục sẽ lãnh đạo thành công sự nghiệp giáo dục phổ thông của huyện phát triển cao hơn nữa, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân, thúc đẩy và phục vụ đắc lực các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tiếp theo, góp phần vào sự phát triển giáo dục của tỉnh nhà, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hƣơng, đất nƣớc.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát, nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Tam Dƣơng vận dụng đúng đắn, sáng tạo đƣờng lối của Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ tỉnh trong trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông của huyện trong suốt 10 năm (2000 – 2010). Luận văn đã làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ huyện qua các giai đoạn, từ năm 2000 đến năm 2010. Với những thành tựu đạt đƣợc, những khó khăn, yếu kém cần khắc phục, cũng nhƣ những nguyên nhân của kết quả đó. Từ đó chúng tôi bƣớc đầu rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu từ việc nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tam Dƣơng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông, chúng tôi cũng mạnh dạn đƣa ra một sồ giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lƣợng giáo dục, đƣa giáo dục phổ thông Tam Dƣơng tếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Trên cơ sở những nội dung đã trình bày, chúng tôi rút ra một số nhận xét và kết luận sau:

Quán triệt sâu sắc quan điểm, Nghị quyết của Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ tỉnh Đảng bộ huyện Tam Dƣơng đã vận dụng sáng tạo, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng đề ra những chủ chƣơng chỉ đạo, đúng đắn,

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 111 - 133)