Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 90 - 95)

Chương 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét chung về sự lãnh đạo phát triển giáo dụcphổ thông của

3.1.1. Những thành tựu đạt được

Trong những năm 2000 – 2010 Đảng bộ huyện Tam Dƣơng đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ chƣơng, đƣờng lối đổi mới giáo dục của Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ tỉnh vào thực tiễn địa phƣơng, khắc phục mọi khó khăn lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông của huyện đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Trong việc cụ thể hóa quan điểm của các cấp ủy Đảng và đề ra chủ chƣơng, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng Đảng bộ huyện Tam Dƣơng đã luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầuđầu tư cho

giáo dục là đầu tư cho phát triển. Tuyên truyền mạnh mẽ vai trò, vị trí của

giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó đại đa số cán bộ, Đảng viên và nhân dân đã nhận thức rỗ hơn tầm quan trọng của giáo dục phổ thông. Các cấp ủy Đảng, cơ quan đơn vị trong huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về phát triển giáo dục phổ thông một cách tích cực.

Quy mô giáo dục phổ thông tiếp tục hoàn thiện và đi vào phát triển ổn định đảm bảo tính cân đối hợp lý giữa các cấp học, bậc học, mạng lƣới cơ sở giáo dục từng bƣớc đƣợc củng cố về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Mỗi xã đều có từ 1 đến 2 trƣờng tiểu học, có 1 trƣờng trung học cơ sở. Đến năm 2010 toàn huyện có 34 trƣờng phổ thông trong đó có 17 trƣờng tiểu học, 14 trƣờng trung học cơ sở, 03 trƣờng trung học phổ thông cấp Trung học cơ sở quy mô trƣờng ổn định, tỷ lệ học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%. Chất lƣợng Phổ cập

giáo dục THCS đƣợc duy trì, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tuyển vào lớp 10 THPT và Bổ túc THPT đạt 92,1%. Giáo dục phổ thông của tỉnh giữ vững quy mô giáo dục, hệ thống trƣờng lớp đƣợc mở rộng, sỹ số học sinh các lớp đƣợc duy trì tốt, tỷ lệ học sinh bỏ học thấp. Nhìn chung số lƣợng học sinh ở các khối lớp phát triển ổn định theo kế hoạch hàng năm.

Chất lƣợng giáo dục phổ thông ngày càng tăng, trong đó bao gồm chất giáo dục lƣợng mũi nhọn và chất lƣợng giáo dục đại trà, phổ cập giáo dục. Ngành giáo dục chỉ đạo, hƣớng dẫn các nhà trƣờng xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung, nhiệm vụ, tăng cƣờng quản lý chất lƣợng dạy và học, đổi mới phƣơng pháp dạy và học để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Ngành đã quan tâm chỉ đạo chặt chẽ việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Chất lƣợng giáo dục đại trà đƣợc duy trì ổn định và từng bƣớc đƣợc nâng cao. 100% các trƣờng tiểu học trong huyện dạy đủ 9 môn bắt buộc, đƣa việc giảng dạy hai môn tự chọn tin học và ngoại ngữ vào chƣơng trình chính khóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Trình độ hiểu biết và năng lực tiếp cận tri thức mới của học sinh đƣợc nâng cao một bƣớc, tỷ lệ học sinh khá, giỏi, có hạnh kiểm tốt, học sinh thi đỗ vào các trƣờng cao đẳng và đại học tăng cao. Bên cạnh việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục toàn diện, chất lƣợng giáo dục mũi nhọn cũng đƣợc đề cao và coi đây là giải pháp quan trọng trong việc phát hiện, bồi dƣỡng nhân tài, công tác phát hiện bồi dƣỡng học sinh giỏi ngày càng đƣợc chú trọng. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đề ra những giải pháp tích cực nhằm động viên các thầy cô giáo có năng lực đầu tƣ công sức, thời gian cho việc phát hiện và bồi dƣỡng học sinh giỏi; đồng thời thiết lập lại trật tự; kỷ cƣơng trong thi cử nhằm tạo nên một sân chơi lành mạnh. Kích thích sự say mê, hứng thú cho giáo viên, tạo nên những chuyển biến cơ bản trong chất lƣợng giáo dục mũi nhọn số học sinh giỏi đạt giải mỗi năm một tăng. Huyện không ngừng nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, tích cực thực hiện phân luồng học sinh sau THCS và THPT.

Các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Trong đó có công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trƣờng học.

Đối với công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo hƣớng chuẩn hóa Ngành giáo dục và đào tạo của huyện đã có những biện pháp tích cực để nâng cao chất lƣợng đội ngũ. Công tác bồi dƣỡng giáo viên đã đƣợc các trƣờng tổ chức thực hiện đảm bảo kế hoạch, bồi dƣỡng đủ các môn học. Các trƣờng tiếp tục cử giáo viên và cán bộ quản lý đi đào tạo nâng cao trình độ; khuyến khích giáo viên tự bồi dƣỡng. Hàng năm ngành giáo dục tổ chức tuyển dụng giáo viên và cán bộ quản lý ở các ngành học, bậc học còn thiếu. Ngành giáo dục huyện không ngừng phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, phong trào đã thúc đẩy cán bộ, giáo viên toàn ngành tập trung thực hiện tốt đổi mới phƣơng pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tăng cƣờng tổ chức thao giảng, trao đổi kinh nghiệm từ giáo viên tiểu học đến giáo viên THPT. Ngành giáo dục cũng đã có những hình thức khen thƣởng bằng các danh hiệu “Chiến sĩ thi đua”; “giáo viên dạy giỏi”; “giáo viên ƣu tú”… nhằm khích lệ đội ngũ giáo viên tiếp tục phấn đấu.Công tác bồi dƣỡng lý luận, nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đƣợc ngành quan tâm. Nhờ vậy đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý không ngừng đƣợc tăng về số lƣợng, chất lƣợng chuyên môn, chất lƣợng giảng dạy cũng đƣợc nâng lên hàng năm. Tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng, giảm dần và tiến tới không còn giáo viên dƣới chuẩn. Đến năm học 2009 – 2010, trình độ cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học đạt chuẩn là 95,9%, trên chuẩn là 69,53%; trình độ cán bộ quản lý và giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn là 95,8%, trên chuẩn là 42,66%; trình độ cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn là 99,7%, trên chuẩn là 11,6%. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có nhận thức tƣ tƣởng, chính trị tốt, đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy, đổi mới giáo dục phổ thông

Công tác xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trƣờng học huyện cùng các địa phƣơng và ngành giáo dục đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất trƣờng học theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Với phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, toàn huyện đã phấn đấu xây dựng nhiều phòng học kiên cố, phòng học chức năng, phòng học bộ môn. Trong công tác xây dựng trƣờng lớp học kiên cố hóa, hiện đại hóa, đến năm học 2009 - 2010 toàn ngành đã xây xựng đƣợc hàng trăm phòng học kiên cố, nâng tỷ lệ phòng học kiên cố ở tiểu học là 302 phòng học trong đó có 248 phòng học kiên cố (82%), lệ phòng học/lớp ở tiểu học là 0,95; Trung học cơ sở là 177 phòng học trong đó có 166 phòng học kiên cố (94%), tỷ lệ phòng học/lớp ở trung học cơ sở là 0,9; Trung học phổ thông là 86 phòng học, 100% số phòng học kiên cố, tỷ lệ phòng học/lớp ở trung học phổ thông là 0,98. Thiết bị giảng dạy từng bƣớc đƣợc trang bị hiện đại đã tạo điều kiện cho đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lƣợng giáo dục theo định hƣớng tiến tới chuẩn quốc gia. Toàn huyện có 17 trƣờng có phòng máy tính, mỗi phòng trung bình có từ 15 – 25 máy, 100% các trƣờng phổ thông trên địa bàn huyện đã kết nối Internet. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập ngày càng đƣợc đẩy mạnh.Việc đầu tƣ mua sắm đồ dùng thiết bị dạy học và sách giáo khoa đƣợc chú trọng. Hàng năm ngành Giáo dục và Đào tạo đã mua đủ sách giáo khoa mới cho giáo viên và học sinh thuộc diện chính sách, trang bị đủ thiết bị đồ dùng dạy học cho các trƣờng THPT phục vụ chƣơng trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đến năm 2010, 100% các trƣờng THPT đƣợc trang bị đủ đồ dùng thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Hệ thống trƣờng chuẩn quốc gia cũng đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng. Năm 2010 toàn huyện có 13 trƣờng phổ thông đạt chuẩn quốc gia trong đó có 12 trƣờng tiểu học và 01 trƣờng trung học cơ sở.

Công tác quản lý giáo dục cũng có nhiều đổi mới, từng bƣớc thực hiện phân cấp quản lý, cải cách thủ tục hành chính, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở, đơn vị giáo dục. Triển khai thực hiện đổi mới chƣơng

trình giáo dục phổ thông có kết quả tốt. Trật tự, kỉ cƣơng, dân chủ trong trƣờng học đƣợc tăng cƣờng. Công bằng xã hội trong giáo dục đƣợc cải thiện, có chính sách hỗ trợ khuyến khích tạo điều kiện cho những học sinh thuộc diện chính sách đƣợc tham gia học tập, hòa nhập cộng đồng. Các tệ nạn đƣợc ngăn chặn, loại bỏ tạo ra môi trƣờng giáo dục thân thiện, lành mạnh và tích cực.

Công tác xã hội hóa giáo dục đƣợc đẩy mạnh mang lại những hiệu quả thiết thực. Công tác khuyến học, khuyến tài đƣợc quan tâm. Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội, huy động đƣợc nhiều nguồn lực đóng góp để mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Nguyên nhân của những thành tựu

Sự lãnh đạo, chỉ đạo thƣờng xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền Tam Dƣơng trên cơ sở nhận thức sâu sắc về đƣờng lối giáo dục của Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ tỉnh kịp thời vận dụng đƣa ra những chủ trƣơng, biện pháp đúng đắn, phù hợp với địa phƣơng là nhân tố cơ bản đảm bảo cho sự phát triển của giáo dục phổ thông. Huyện coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xác định đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển. Huyện đã huy động mọi nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục.

Nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò của giáo dục ngày càng cao nên đã thu hút sự sự quan tâm, đầu tƣ, tham gia đóng góp của nhân dân, các tổ chức xã hội, đoàn thể, cá nhân đối với giáo dục ngày càng nhiều. Góp phần không nhỏ vào việc phát triển quy mô chất lƣợng giáo dục.

Xuất phát từ yêu cầu của thời đại đang bƣớc vào xu thế hội nhập quốc tế và thực tế xã hội đòi hỏi đối với con ngƣời nói chung và trực tiếp là nguồn lao động. Bên cạnh đó, những năm gần đây, kinh tế - xã hội của huyện tăng trƣởng khá và ổn định, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần

của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, nhu cầu học tập của con ngƣời càng cao, đạt trình độ phổ thông đã trở yêu cầu tối thiểu của mỗi con ngƣời nhất là tầng lớp lao động. Bởi vậy nên quy mô, chất lƣợng giáo dục phổ thông luôn phát triển ổn định.

Ngành giáo dục đã tự vận động, hoàn thiện bằng cách đổi mới quản lý, đổi mới phƣơng pháp giáo dục, chú trọng đến chất lƣợng, không ngừng phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt với những nội dung cụ thể, phù hợp , thiết thực vì vậy đã nâng cao chất lƣợng giáo dục. Đại đa số thầy cô giáo bằng lòng yêu nghề, đã ý thức rõ về trách nhiệm, tâm huyết với ngành, với học sinh. Học sinh ngày càng nhận đƣợc nhiều hơn sự đầu tƣ, chăm lo của gia đình nhà trƣờng và xã hội, có nhiều cơ hội để bộc lộ, phát huy hết khả năng học tập của mình góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 90 - 95)