2.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CHỦ TRƢƠNG ĐẢNG BỘ TỈNH
2.1.2. Quan điểm của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước” [13, tr.95]. Vì vậy cần phải: “đổi mới toàn diện giáo dục và đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” [ 13, tr.95].
Đại hội đã đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. Phấn đấu đến năm 2010 “hoàn thành phổ cập giáo dục
trung học cơ sở” [13, tr.189]. Để thực hiện nhiệm vụ trên, trong các năm
tới, Đảng, Nhà nƣớc, trọng tâm là ngành giáo dục và đào tạo cần “tạo được
chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo” [13, tr.206], với
những định hƣớng phát triển cơ bản đó là: Đổi mới tƣ duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo đƣợc chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nƣớc nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể,
thiếu các kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi ngƣời, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Ngày 8 - 9 - 2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33/2006/ CT-TTg, “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong
giáo dục”. Trên cơ sở đánh giá tình hình trong những năm gần đây, các biểu
hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục không những không giảm bớt mà còn có xu hƣớng ngày càng phổ biến, Thủ tƣớng Chính phủ Chỉ thị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng chương trình hành động chống tiêu cực
và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục giai đoạn 2006 – 2010. Thực
hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động trong ngành thực hiện cuộc vận động “Nói không với
tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”. Cuộc vận động này đƣợc xác
định là khâu đột phá trong năm học 2006 – 2007 để toàn ngành giáo dục tự khẳng định, đổi mới vì sự phát triển của ngành, vì sự nghiệp và cuộc sống của mỗi thầy giáo, cô giáo, theo tinh thần và nhiệm vụ các Nghị quyết số 40, 41 Quốc hội khóa X và Nghị quyết số 37 của Quốc hội khóa XI; Luật Giáo dục năm 2005.
Ngày 07 - 11 - 2006, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Để thực hiện Chỉ thị trên trong ngành giáo dục, ngày 18 - 5 - 2007,
Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 2516/CT- BGDĐT Về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục”. Mục đích thực hiện cuộc vận
động nhằm làm cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, viên chức, học sinh, sinh viên, học viên trong toàn ngành giáo dục nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí
Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dƣỡng, rèn luyện và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
Để sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngày 15 - 4 - 2009, Bộ Chính trị ra Thông báo Kết luận số 242-TB/TW, “Về
tiếp tục thựchiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát
triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020”. Trên cơ sở đánh giá thực trạng
giáo dục trên cả nƣớc, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Bộ Chính trị yêu cầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp “cần
tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết
Trung ương 2 (khóa VIII), phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế”
[4, tr.3]. Bộ Chính trị yêu cầu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục: nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý; cần coi trọng cả ba mặt giáo dục dạy ngƣời, dạy chữ, dạy nghề; phát triển quy mô hợp lý cả giáo dục đại trà và mũi nhọn, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời có thể học tập suốt đời; đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nƣớc đối với giáo dục và đào tạo; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lƣợng, đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng; tiếp tục đổi mới chƣơng trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phƣơng pháp giáo dục; tăng cƣờng nguồn lực cho giáo dục; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục; tăng cƣờng hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
Kết luận của Bộ Chịnh trị nhấn mạnh: “Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn
diện mạnh mẽ” [4, tr.7].
Nhƣ vậy trong những năm 2006 – 2010, giáo dục và đào tạo tiếp tục đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta coi là quốc sách hàng đầu nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.