Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 95 - 99)

Chương 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét chung về sự lãnh đạo phát triển giáo dụcphổ thông của

3.1.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, trong những năm 2006 đến 2010, giáo dục phổ thông Tam Dƣơng vẫn còn những khó khăn, hạn chế tồn tại cần đƣợc nhìn nhận nghiêm túc, khách quan để kịp thời khắc phục, sửa chữa.

Quy mô giáo dục phổ thông của huyện tuy có đƣợc mở rộng và phát triển cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân nhƣng chƣa thực sự đồng đều và cân đối ở các vùng và các bậc học. Cụ thể là giữa các xã vùng núi và các xã đồng bằng, giữa các bậc học, cấp học. Đặc biệt ở cấp học trung học phổ thông với số lƣợng 03 trƣờng quy mô vừa, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của con em nhân dân trong huyện, khi nhu cầu và khả năng học lên trung học phổ thông của học sinh ngày càng tăng, nhiều học sinh phải đi học với quãng đƣờng rất xa hoặc phải học trƣờng của những huyện khác.

Chất lƣợng giáo dục phổ thông còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nƣớc trong thời kỳ mới. Chƣa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển

số lƣợng với yêu cầu nâng cao chất lƣợng. Giáo dục trong các nhà trƣờng chủ yếu chỉ tập trung vào các môn học chính, ít quan tâm đến giáo dục đạo đực, tƣ tƣởng, thẩm mỹ, giáo dục công dân kết hợp với tình trạng có sự buông lỏng trong việc phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trƣờng nên tình trạng một bộ phận học sinh ham chơi, bỏ bê học hành, gây bạo lực học đƣờng, vi phạm pháp luật; sự chênh lệch chất lƣợng giáo dục giữa các bậc học, các vùng miền, các đơn vị giáo dục; ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao; việc triển khai dạy học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học còn gặp nhiều khó khăn; chất lƣợng giáo dục đại trà và chất lƣợng học sinh giỏi của bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông so với các huyện thị trong tỉnh còn ở vị trí thấp; việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông và giáo dục hƣớng nghiệp chƣa thực sự hiệu quả. Mục tiêu đạt phổ cập giáo dục trung học phổ thông vào năm 2010 bởi vậy chƣa đạt đƣợc.

Công tác chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn mang tính hình thức nên hiệu quả chƣa cao; việc khắc phục tình trạng dạy học theo kiểu “đọc – chép” chƣa đƣợc tích cực chỉ đạo ở một số trƣờng; đổi mới phƣơng pháp dạy – học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đƣợc phổ biến, tuyên truyền, thi đua mãi trong ngành giáo dục các cấp nhƣng thực tế thay đổi không đáng kể, khi một thực trạng đào tạo học sinh theo kiểu “học vẹt” ngay từ cấp tiểu học, cấp học đầu tiên của giáo dục phổ thông, chƣơng trình học quá tải, học “nhồi nhét” trong khi các em còn đang ở độ tuổi vui chơi là chủ yếu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chƣa linh hoạt bài giảng điện tử chƣa phong phú ở nhiều bộ môn, hoặc mới chỉ dừng lại ở hình thức “nhìn – chép” khiến chất lƣợng giáo dục không đƣợc cải thiện, học sinh vẫn học theo kiểu bị động.

Công tác quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế. Việc chủ động nghiên cứu các văn bản hành chính, quy phạm pháp luật nhằm thực hiện tốt công tác quản lý tại các nhà trƣờng còn nhiều mặt chƣa tốt; việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tại các trƣờng còn chậm. Một số cán bộ phụ trách còn yếu về trình độ và năng lực tổ chức thực hiện, thiếu tƣ duy về giáo dục. Có những đơn vị chƣa thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển nhà trƣờng.

Việc thừa thiếu giáo viên cục bộ theo vùng miền, theo bộ môn, chất lƣợng đội ngũ vẫn còn là một bài toán nan giải đối với ngành. Có những trƣờng, những môn thừa giáo viên nhƣng có những trƣờng, những môn lại thiếu giáo viên. Trong khi đó rất nhiều sinh viên sƣ phạm giỏi ra trƣờng nhƣng không có việc làm, phải làm trái ngành nghề trong khi ngành giáo dục lại đang thiếu những ngƣời có trình độ nghiệp vụ nhƣ họ. Chất lƣợng giáo viên một số môn học còn hạn chế về trình độ đào tạo và năng lực sƣ phạm nhƣ: giáo viên Ngoại ngữ, Nhạc họa, Kỹ thuật, Mỹ thuật, Tin học. Một bộ phận nhỏ giáo viên chƣa tận tâm, tận lực với nghề, thiếu chuẩn về trình độ và nghiệp vụ.

Tại một số nhà trƣờng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy – học còn thiếu, thƣ viện còn nghèo nàn, phòng học bộ môn còn hạn chế về số lƣợng, chất lƣợng và hiệu quả sử dụng còn thấp nhất là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Quỹ đất giành cho các cơ sở giáo dục chƣa đạt chuẩn quy định. Khuôn viên nhiều trƣờng còn chật hẹp, sân chơi, bãi tập nhỏ. Công tác xây dựng hệ thống trƣờng chuẩn quốc gia chƣa đạt tiến độ và yêu cầu đề ra. Tính đến thời diểm năm 2010 toàn huyện mới có 13/34 trƣờng đạt chuẩn quốc gia bao gồm 12 trƣờng tiểu học, 01 trƣờng trung học cơ sở. Trong toàn huyện chƣa có trƣờng đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

Quan điểm coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầuđầu tư

cho giáo dục là đầu tư cho phát triển chƣa thực sự thấm nhuần và thể hiện

trên thực tế. Một số các cấp ủy Đảng, nhất là Đảng ủy các xã chƣa quan tâm đến việc lãnh đạo chăm lo phát triển các trƣờng phổ thông ở địa phƣơng mình. Vấn đề phát triển giáo dục phổ thông gần nhƣ đƣợc coi là phạm vi, trách nhiệm của ngành giáo dục. Vấn đề phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong phát triển giáo dục phổ thông nói riêng, phát triển giáo dục và đào tạo nói chung chƣa đƣợc thực hiện tích cực.

Cơ chế quản lý của hệ thống giáo dục nói chung còn chậm đổi mới. Trong công tác quản lý, việc tìm tòi, triển khai các giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, chất lƣợng giáo dục mũi nhọn tại một số nhà trƣờng chƣa đƣợc quam tâm đúng mức. Các giải pháp thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông chƣa đƣợc triển khai một cách đồng bộ. Công tác chỉ đạo và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của ngành còn chƣa đồng bộ, kịp thời. Do khối lƣợng công việc nhiều nên việc bám sát các hoạt động tại cơ sở còn nhiều hạn chế.

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn chƣa tƣơng xứng với tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo, chƣa đáp ứng với yêu cầu phát triển của giáo dục. Số lƣợng đội ngũ giáo viên chƣa đủ theo tỷ lệ cho các bậc học; vẫn còn việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ theo vùng miền, môn học. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi ở bậc trung học cơ sở còn hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng, nhiều bộ môn ở một số nhà trƣờng hầu nhƣ không có. Đời sống kinh tế của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn nên giảm sự nhiệt tình và sự chuyên tâm đối với nghề.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong những năm qua đã đƣợc sự quan tâm đầu tƣ xây dựng, phòng học cao tầng, thiết bị giáo dục tăng lên hàng năm, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc theo yêu cầu; còn thiếu phòng học, phòng chức năng…khuôn viên trƣờng học của nhiều trƣờng chƣa đƣợc đầu

tƣ xây dựng. Công tác xây dựng hệ thống trƣờng chuẩn quốc gia chƣa đạt tiến độ và yêu cầu đề ra nguyên nhân chính là do các tiêu chuẩn về khuôn viên, cơ sở vật chất, các phòng chức năng chƣa đủ và chƣa cập với tiêu chí quy định; ngoài ra sự năng động sáng tạo trong công tác tham mƣu và thực hiện từng hạng mục theo tiêu chí trƣờng chuẩn quốc gia của lãnh đạo các trƣờng còn nhiều mặt hạn chế.

Nền kinh tế của huyện Tam Dƣơng trong nhiều năm trở lại đây không ngừng tăng trƣởng và phát triển, nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn; đời sống của nhân dân trong huyện đã từng bƣớc đƣợc cải thiện nhƣng mức thu nhập bình quân chung còn thấp so với toàn tỉnh; vì vậy công tác xã hội hóa giáo dục kết quả đạt đƣợc chƣa cao và chƣa thực sự có hiệu quả, trình độ dân trí đã đƣợc nâng lên nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chung của xã hội; việc phát triển kinh tế - xã hội gắng liền với sự phát triển của các dịch vụ nhƣng tác động mặt trái của nó tới sự phát triển giáo dục đào tạo là không nhỏ.

Do đặc điểm của nền kinh tế thi trƣờng, nhiều gia đình do chỉ chú trọng đến làm ăn kinh tế, sao nhãng quan tâm việc học tập của con em, vì vậy một bộ phận không nhỏ học sinh mải chơi, lƣời học, thậm chí là vi phạm pháp luật, không xác định đúng mục đích, động cơ, thái độ học tập ảnh hƣởng đến môi trƣờng giáo dục, đến chất lƣợng giáo dục chung của các nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 95 - 99)