Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 99 - 111)

Chương 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm và khuyến nghị

3.2.1. Một số kinh nghiệm chủ yếu

Từ thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong suốt 10 năm qua từ năm 2000 đến năm 2010 của Đảng bộ huyện Tam Dƣơng với những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:

Thứ nhất: Quán triệt sâu sắc quan điểm giáo dục là quốc sách hàng

đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đảng bộ huyện đã vận

dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục phổ thông vào điều kiện cụ thể của địa phương

Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đến Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đảm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Đảng xác định giáo dục và đào

tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Đại hội lần thứ XI của Đảng

tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Đến Đại hội lần thứ X của Đảng, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ tiếp tục đƣợc coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Giáo dục là quốc sách hàng đầu là quan điểm nhất quán và xuyên suốt trong đƣờng lối đổi mới giáo dục của Đảng.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, điều đó có nghĩa là sự nghiệp giáo dục và chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc ta có tầm quan trọng hàng đầu, các cơ quan có thẩm quyền và mọi ngƣời, mọi tầng lớp nhân dân trong cả nƣớc đều phải coi nhƣ vậy và phải làm đúng nhƣ vậy. Cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã từng cho rằng: khi nói giáo dục là quốc sách hàng đầu, cần đặc biệt coi trong chữ “quốc”. “Theo nghĩa đen, chữ quốc có nghĩa là nƣớc, đƣợc dung một cách đích đáng, ở chỗ giáo dục có liên quan mật thiết đến mọi ngƣời, đem lại lợi ích cho mọi ngƣời, các tầng lớp nhân dân, các địa phƣơng phải làm hết sức mình vì sự nghiệp giáo dục. Mọi ngƣời ở đây là phỏng theo ý của Bác Hồ: “Ai cũng được học hành” [15, tr.11]. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong đó “nói hàng đầu có nghĩa là hàng thứ nhất

và còn có nghĩa là đi trƣớc một bƣớc. Hiện nay ở nƣớc ta, nhân dân đòi hỏi một cách thiết tha, một cách khẩn trƣơng, một cách thiết thực cả hai: giáo dục phải xếp ở hàng thứ nhất và đi trƣớc một bƣớc, chứ nhất định không thể để nó ở hàng thứ bét và lẹt đẹt theo sau” [15, tr.13]. Giáo dục trong tƣơng lai của dân tộc tức là tƣơng lai của con ngƣời, của mọi ngƣời. Nƣớc ta hiện nay đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó giáo dục có vị trí và tác dụng to lớn không gì thay thế đƣợc. Bởi vậy phải thực sự coi trọng phát triển giáo dục để cùng với khoa học và công nghệ, trở thành nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Trong những năm 2000 – 2010, Đảng bộ huyện Tam Dƣơng đã quán triệt sâu sắc quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và vận dụng sáng tạo đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về giáo dục phổ thông vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng. Chủ trƣơng, quan điểm phát triển giáo dục của Đảng bộ huyện vừa gắn bó sát với điều kiện của huyện, vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của giáo dục nƣớc nhà. Trong 10 năm qua thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông, Đảng bộ Tam Dƣơng đã vận dụng sáng tạo đƣờng lối đổi mới giáo dục của Trung ƣơng Đảng, của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra trong các kỳ Đại hội và một số Chỉ thị, Nghị quyết khác liên quan đến phát triển giáo dục và đào tạo. Các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở đã mở các hội nghị quán triệt những nội dung cơ bản trong đƣờng lối đổi mới giáo dục của Đảng tới các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban, ngành trong huyện, lãnh đạo các xã, phƣờng, thị trấn, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, từ đó chuyển tải sâu rộng tới cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo bƣớc chuyển mạnh mẽ về nhận thức cũng nhƣ hành động của toàn đân chăm lo sự nghiệp giáo dục. Huyện luôn bám sát các Nghị quyết của Trung ƣơng, của Đảng bộ tỉnh về giáo dục và đào tạo, xây dựng các kế hoạch, hƣớng dẫn, chỉ đạo các cấp xã, phƣờng, thị trấn các cơ quan truyền thông đại chúng trong huyện, đội

ngũ giáo viên, tuyên truyền viên triển khai các hoạt động tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân trong huyện về chủ trƣơng, đƣờng lối đổi mới giáo dục của Đảng, Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ địa phƣơng. Các cơ quan thông tin đại chúng trong huyện nhƣ: Đài Phát thanh, thƣ viện, cổng thông tin điện tử, các đài truyền thanh cơ sở…đã mở các chuyên mục để tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân về phát riển giáo dục theo quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển.

Đảng bộ huyện Tam Dƣơng đã tăng cƣờng phát huy vai trog lãnh đạo, chỉ đạo, làm cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong huyện nhận thức ngày càng sâu sắc hơn quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, từ đó hƣớng mọi hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm vào hiệu quả thiết thực cho giáo dục. Nhờ đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng của huyện đã đạt nhiều thành tích, đóng góp vào sự phát triển giáo dục của tỉnh và của nƣớc nhà.

Thứ hai: Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân

Đảng bộ huyện đã kết hợp chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông. Sự phát triển giáo dục phổ thông của huyện trong suốt 10 năm qua luôn gắn liền với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Trong khi Đảng bộ huyện quán triệt tinh thần chỉ Đạo của Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ tỉnh vào thực tiễn địa phƣơng để vận dụng và đề ra những chính sách đúng đắn phát triển giáo dục phổ thông phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của huyện thì các cơ quan chức năng và bản thân ngành giáo dục lại hiện thực hóa những chủ trƣơng đó. Để có những chủ trƣơng đúng đắn và có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình đề ra chính sách phát triển giáo dục thì Đảng bộ huyện phải tiếp thu những tham mƣu của chính quyền các cấp và ngành giáo dục, đó là những tổng kết

từ thực tiễn. Bởi vậy một yêu cầu không thể thiếu là các cơ quan trên phải phối kết hợp chặt chẽ với nhau trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của huyện.

Không chỉ kết hợp chặt chẽ, các cấp ủy Đảng và ngành giáo dục còn cần thống nhất và đồng bộ trong lãnh đạo chỉ đạo. Sự thống nhất và đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ huyện Tam Dƣơng thể hiện trong thực tiễn đó là các quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, Đảng bộ tỉnh, và của Đảng bộ huyện đƣợc quán triệt sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị từ tổ chức Đảng các cấp, các cấp chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất về tƣ tƣởng và hành động trong Đảng với đoàn thể, giữa quản lý nhà nƣớc và quản lý ngành. Trong đó, Đảng bộ huyện thực hiện sự lãnh đạo thông qua các chủ trƣơng, đƣờng lối, đƣợc cụ thể hóa bằng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tập trung phát triển giáo dục phổ thông của địa phƣơng. Cụ thể đó là các chủ trƣơng của Đảng bộ huyện đƣợc đề ra trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVI, XXVII và các Đề án, Nghị quyết chuyên đề, các kế hoạch, chƣơng trình về giáo dục đào tạo do Huyện ủy đề ra.

Từ các chủ trƣơng chung của Đảng bộ huyện, các tổ chức Đảng hàng năm đã đƣa nhiệm vụ và các chỉ tiêu phát triển giáo dục vào chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phƣơng, cơ sở. Thực hiện phƣơng châm: Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý và nhân dân làm chủ. Từ năm 2000 đến năm 2010, quán triệt quan điểm, nhiệm vụ chung phát triển giáo dục phổ thông, các cấp, các ngành đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện có hiệu quả đƣờng lối, chủ trƣơng đề ra. Đồng thời Đảng bộ các cấp đã thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện và nghe báo cáo tình hình về giáo dục phổ thông, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cụ thể để thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông ở địa phƣơng. Công tác xây dựng Đảng

trong các trƣờng học về cả ba mặt chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức đƣợc tăng cƣờng dể tổ chức Đảng thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong các trƣờng học. Huyện đã chú trọng nâng cao chất lƣợng lãnh đạo, vai trò của cấp ủy và Bí thƣ Chi bộ, Đảng bộ trƣờng học, đồng thời làm tốt công tác phát triển Đảng viên mới, trƣớc hết trong đội ngũ giáo viên. Lãnh đạo các nhà trƣờng đã dựa vào các tổ chức nhƣ Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong…phát huy vai trò đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh để xây dựng nhà trƣờng, coi đó là nội lực rất quan trọng trong quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở địa phƣơng mình. Đối với chính quyền các cấp: quán triệt tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng và Đảng bộ Huyện, các cấp chính quyền đã đề ra kế hoạch và phƣơng án cụ thể để thực hiện có kết quả các chủ trƣơng của Đảng bộ Huyện đã đề ra. Trong từng thời gian nhất định, chính quyền các cấp đã kiểm điểm việc thực hiện các chính sách, việc đầu tƣ cơ sở vật chất và môi trƣờng cho phát triển giáo dục phổ thông ở địa phƣơng, từ đó có kế hạch điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Các cơ quan Nhà nƣớc đã thể chế hóa các chủ trƣơng của Đảng bộ Huyện thành các chƣơng trình cụ thể để thực hiện, phân công rõ ràng các ngành chủ trì, các ngành phối hợp, ban hành các chính sách của địa phƣơng tạo điều kiện cho giáo dục phổ thông phát triển.

Đối với các ban, ngành trong Huyện: các cơ quan bảo vệ pháp luật đã phối hợp với các ngành liên quan có những biện pháp tích cực để ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội ở trong trƣờng học. Các ngành hữu quan đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để tham gia tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông nhƣ: ngành kế hoạch và đầu tƣ, Tài chính đã chủ động bố trí và đáp ứng ngân sách hàng năm để ngành giáo dục và các địa phƣơng chủ động thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ngành địa chính đã căn cứ kế hoạch phát triển các nhà trƣờng, phối hợp với các địa phƣơng giao đủ diện tích đất theo Nghị quyết của Hội đồng

nhân dân và cấp giấy quyền sử dụng đất cho các nhà trƣờng…Về đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học, Huyện đã tăng cƣờng thực hiện theo phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, có sự phân cấp quản lý và lồng ghép các trƣơng trình xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học một cách có hiệu quả. Đồng thời, các địa phƣơng đã thực hiện quản lý chặt chẽ việc cấp phát kinh phí và chế độ chi tiêu cho giáo dục, đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả, chống lãng phí, tham ô, gây thất thoát. Ban Tuyên giáo Huyện ủy và các xã, thị trấn đã thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, báo cáo tình hình và đề xuất ý kiến, bổ sung các giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện.

Ngành giáo dục – đào tạo đã căn cứ vào các nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp đã đƣợc Huyện ủy đề ra và căn cứ vào chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện để xây dựng các chƣơng trình phát triển của ngành một cách cụ thể, thiết thực nhằm phát triển giáo dục phổ thông, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Ngành giáo dục – đào tạo cũng đã tích cực chủ động tham mƣu với các cấp ủy Đảng, chính quyền để thể chế hóa cơ chế, chính sách xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của địa phƣơng. Trong ngành giáo dục đã có các biện pháp tổ chức chỉ đạo toàn ngành lấy chất lƣợng làm mục tiêu hàng đầu, tập trung phát triển đội ngũ, đổi mới quản lý giáo dục, phát huy tính năng động sáng tạo, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, khắc phục các tiêu cực trong dạy và học; ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập học đƣờng…từ đó thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển giáo dục phổ thông.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội đã có các biện pháp cụ thể để giáo dục, động viên đoàn viên, hội viên quán triệt, thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo nhƣ: động viên mọi ngƣời, mọi nhà chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần cùng với toàn xã hội tạo ra môi trƣờng

giáo dục làng mạnh cho học sinh, tham gia tích cực vào việc thực hiện xã hội hóa giáo dục. Hội khuyến học các cấp từ huyện tới cơ sở đã thực hiện đẩy mạnh công tác khuyến học, thúc đẩy phong trào xây dựng Gia đình hiếu học, Cộng đồng khuyến học…phát triển mạnh, tác động tốt đối với công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần xây dựng xã hội học tập. Các cấp Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…cũng đã có những hoạt động thiết thực đóng góp cho sự nghiệp giáo dục phổ thông phát triển. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong cũng đã có các chƣơng trình và kế hoạch cụ thể trong công tác giáo dục thế hệ trẻ bằng những nội dung, hình thức hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội trong các nhà trƣờng góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và các chƣơng trình đã đƣợc Đảng bộ huyện đề ra.

Nhƣ vậy để đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông là làm cho các chủ trƣơng về phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ huyện đề ra đƣợc thực hiện thống nhất, đồng bộ trên tinh thần đồng thuận, nhất trí cao. Đảng bộ huyện đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, kết hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông.

Thứ ba: Không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giáo viên

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là nhân tố thƣờng xuyên, quyết định trực tiếp đến việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức của học sinh ngày càng cao, do vậy yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cũng đƣợc đặt ra cấp thiết. Để đƣa sự nghiệp giáo dục phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 99 - 111)