Đặc điểm, tình hình

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 58 - 61)

2.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CHỦ TRƢƠNG ĐẢNG BỘ TỈNH

2.1.1. Đặc điểm, tình hình

Bƣớc sang một thế kỷ mới, thế kỷ của thông tin, công nghệ cao, thời kỳ của nền kinh tế tri thức. Điều này tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thế giới làm chuyển biến nhanh chóng, sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của mọi quốc gia. Thực tiễn thế giới cho thấy, các nƣớc kinh tế phát triển nhảy vọt đều có tiền đề là nền giáo dục phát triển cao và giáo dục đã góp phần nâng cao dân trí, bởi vậy con ngƣời có khả năng nắm bắt đƣợc những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ. Tình hình đó đã thúc đẩy tất cả các quốc gia đều nhận thức đƣợc giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nƣớc mình.

Trƣớc thực tế và xu thế mới của thế giới, vấn đề đặt ra đối với nƣớc ta là phát huy lợi thế so sánh, chủ động nắm bắt cơ hội, tạo khâu đột phá đẩy nhanh sự phát triển. Khi khoa học công nghệ trở thành nền tảng, động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nâng cao dân trí, bồi dƣỡng và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con ngƣời Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với những cơ hội lớn, cùng với đó là những thách thức không nhỏ.

Trƣớc yêu cầu mới Đảng và Nhà nƣớc ta đang tiến hành đổi mới giáo dục và đào tạo theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa, tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của nƣớc ta, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải trở thành tiền đề, động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin phát triển nhanh, tạo ra những phƣơng thức, phƣơng tiện, công cụ mới phục vụ việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học. Sự hội nhập quốc tế và khu vực, sự phát triển của kinh tế tri thức có những tác động tích cực đến phát triển giáo dục và đào tạo.

Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, Vĩnh Phúc có lợi thế về vị trí địa lý, giao thông thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, gần

thủ đô Hà Nội, thuộc vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội tƣơng đối phát triển, dễ dàng kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc và với nƣớc ngoài. Bên cạnh những khó khăn còn tồn tại thì với những lợi thế đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2015 có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào năm 20 của thế kỷ XXI. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, một trong các chủ trƣơng lớn và quan trọng nhất của tỉnh đó là khắc phục mọi khó khăn, phát triển mạnh giáo dục phổ thông tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tam Dƣơng là một huyện trung du của tỉnh Vĩnh Phúc. Bƣớc vào thời kỳ mới, mặc dù nền kinh tế chủ yếu của nhân dân trong huyện vẫn là nông nghiệp, nhƣng kinh tế nói chung và chất lƣợng cuộc sống của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao. Nhờ đó giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông của huyện cũng không ngừng đƣợc đầu tƣ, phát triển.

Việc đầu tƣ phát triển giáo dục luôn đƣợc huyện quan tâm chú trọng, bởi đây là một trong những tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức và chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân. Tuy nhiên trƣớc những đòi hỏi của thời cuộc mới so với thực tế giáo dục ở địa phƣơng còn nhiều khó khăn bất cập đó là: Yêu cầu nhanh chóng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục trong điều kiện còn hạn chế; chất lƣợng giáo dục – đào tạo nhiều mặt còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng lao động, chất lƣợng giảng dạy và học tập của một bộ phận giáo viên và học sinh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu; tỷ lệ trƣờng, lớp kiên cố hóa, cao tầng hóa còn ít, thiết bị dạy học trong các trƣờng phổ thông chƣa đồng bộ, thiết bị dạy nghề còn thiếu và lạc hậu; công tác xã hội hóa giáo dục đã đƣợc quan tâm xong chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của giáo dục; công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập; yêu cầu nhanh chóng đổi mới chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp đặt ra ngày càng bức thiết trong bối cảnh hội nhập toàn cầu; sự

phát triển và hiện đại hóa nhanh chóng ở các địa phƣơng khác trong tỉnh và các địa phƣơng ở tỉnh khác đặt ra vấn đề cho huyện cần phải tăng cƣờng phát triển nhanh về mọi mặt nếu không muốn bị tụt hậu. Đó là những thách thức không nhỏ đối với giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng của Tam Dƣơng trong những năm tiếp theo.

Những vấn đề của thời đại, của đất nƣớc, của tỉnh và của chính địa phƣơng đã đặt ra cho sự nghiệp giáo dục phổ thông của huyện những mục tiêu và nhiệm vụ mới, cần nhanh chóng khắc phục mọi khó khăn tồn tại, phát huy những thành tựu đạt đƣợc trong những năm qua, đổi mới và đầu tƣ thích đáng cho giáo dục và đào tạo. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt đƣợc những mục tiêu của huyện đề ra và của tỉnh giao cho, nhanh chóng, chủ động hòa nhập với thời cuộc mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 58 - 61)