Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Tam Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 68 - 72)

2.2. GIÁO DỤCPHỔ THÔNG TAM DƢƠNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN

2.2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Tam Dƣơng

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức. Song dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự cố gắng nỗ lực của nhân dân trong huyện đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội trong đó có những thành tựu về giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng. Tạo tiền đề để huyện tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Tháng 9 năm 2005 Đại hội Đảng bộ huyện Tam Dƣơng lần thứ XXVII đƣợc tiến hành. Đại hội đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm 2001 – 2005, cả về thành tựu đạt đƣợc và những hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ 5 năm 2006 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020.

“Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông. Chỉ thị 40 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và chất lƣợng quản lý giáo dục. Chỉ thị 14 của Chính phủ về cải cách chƣơng trình phổ thông, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, thực hiện tốt hơn xã hội hóa giáo dục. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lƣợng giáo dục đại trà, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học nhƣ: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị giáo dục, phòng học kiên cố, nhà điều hành… Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua: “dạy tốt, học tốt” trong các nhà trƣờng. Tập trung xây dựng hệ thống trƣờng chuẩn quốc gia ở các xã, thị trấn” [28, tr.22].

Đại hội cũng đã đề ra những mục tiêu cho ngành giáo dục phổ thông của huyện đó là: “Phấn đấu đến năm 2010 có 100% các trƣờng tiểu học, trung học phổ thông đều đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I (có ít nhất 02 trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II). Bậc trung học cơ sở đạt 60% - 70% số trƣờng đạt chuẩn quốc gia (khoảng 8 – 10 trƣờng đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I). Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và chất lƣợng giáo dục toàn diện, tăng cƣờng cơ sở vật chất, ổn định quy mô giáo dục công lập, tăng tỷ lệ học sinh ngoài công lập. Nâng cao chất lƣợng giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở và hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông vào năm 2010. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100% (trong đó trên chuẩn là 40%). Các trƣờng học: đều có ít nhất 2 nhà lớp học cao tầng trở lên, nhà điều hành, nhà thƣ viện, nhà thiết bị đồ dùng học tập cơ bản đồng bộ và quy chuẩn, đồng thời chống xuống cấp một số lớp học đã đƣợc đầu tƣ xây dựng từ nhiều năm nay” [28, tr.18]. “Phấn đấu đến năm 2010 có 100% phòng học ở cấp học phổ thông, 50% phòng học ở cấp học mầm non đƣợc kiên cố hóa. Đề nghị tỉnh cho thành lập và xây dựng thêm trƣờng THPT công lập tại xã Duy Phiên để đáp ứng nhu cầu học tập của con em ở khu vực nông thôn 6 xã vùng tây – nam của huyện. Phát triển Trung Tâm giáo dục thƣờng xuyên, Trung tâm hƣớng nghiệp, dạy nghề, nâng cao chất lƣợng và nhu cầu học nghề của con em nông thôn, góp phần đào tạo nhân lực, lao động có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.Tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch khu dân cƣ tập trung ở khu vực Đạo Tú, các trƣờng đào tạo Cao đẳng, Đại học ở khu vực xã Kim Long.”[28, tr.23].

Để thực hiện đƣợc những mục tiêu trên Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói tiêng trên địa bàn huyện đó là:

- Tiếp tục thực hiện việc chấn chỉnh công tác quản lý giáo dục, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực trong giáo dục. Báo cáo chính xác, sát thực tế và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm quy chế giáo dục.

- Phát triển và mở rộng quy mô giáo dục một cách hợp lý đi liền với đảm bảo chất lƣợng và nâng cao hiệu quả giáo dục, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Ƣu tiên hàng đầu cho việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng dạy và học. Đổi mới phƣơng pháp dạy và học, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, tăng cƣờng cơ sở vật chất trang thiết bị trong nhà trƣờng, các đơn vị giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng một xã hội học tập. Cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong hoạt động giáo dục. Có cơ chế, chính sách phát triển đa dạng các loại hình công lập và ngoài công lập; chuyển một số cơ sở giáo dục và đào tạo công lập sang dân lập, tƣ thục; từng bƣớc xóa bỏ hệ bán công. Khuyến khích thành lập mới các trƣờng mầm non, phổ thông, đại học, cao đẳng, dạy nghề ngoài công lập, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều học sinh tốt nghiệp trung học đƣợc học tiếp lên đại học, cao đẳng và đƣợc học nghề. Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo đƣợc cạnh tranh lành mạnh. Khuyến khích tạo điều kiện phát triển quỹ khuyến học, các trung tâm học tập cộng đồng.

- Xây dựng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn, có cơ chế, chính sách khuyến khích và thu hút đội ngũ giáo viên giỏi. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý của cán bộ các cấp giáo dục. Ƣu tiên đầu tƣ ngân sách cùng với tăng cƣờng huy động các nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục.

- Tăng cƣờng hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của các cấp ủy và chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể trong công tác giáo dục.

Triển khai Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020, ban hành ngày 27 - 12 - 2006. Do đặc thù của huyện nằm ở vùng trung du, kinh tế thuần nông là chủ yếu nên Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Huyện ủy Tam Dƣơng đã tiếp thu, vận dụng chủ động sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của địa phƣơng tổ chức chỉ đạo, đƣa ra các giải pháp thực hiện trong đó phát triển giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng đƣợc xác định là một trong những giải pháp góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong điều kiện mới. Những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể cũng đã đƣợc vạch ra dó là: “phát triển và mở rộng quy mô, mạng lƣới trƣờng, lớp học, Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, có cơ chế, chính sách phát triển các loại hình giáo dục đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển quỹ khuyến học ở huyện và các xã, thôn trong huyện” [29, tr.242].

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25 - 2 - 2008 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Trong đó nhấn mạnh “nguồn nhân lực” là nguồn lực quan trọng nhất và phát huy nguồn lực này trên nền tảng chất lƣợng của giáo dục phổ thông. Để thực hiện đƣợc các mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực của địa phƣơng dƣới sự hƣớng dẫn chỉ đạo của tỉnh Huyện ủy, UBND huyện đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho ngành giáo dục nhƣ: củng cố hệ thống các trƣờng phổ thông; thực hiện tốt phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; coi trọng chất lƣợng giáo

dục toàn diện; xây dựng hệ thống trƣờng chất lƣợng cao ở các bậc học; tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học; nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của toàn xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục.

Nhƣ vậy, Đại hội lần thứ XXVII, XXVIII của Đảng bộ huyện Tam Dƣơng đã đề ra những mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển giáo dục phổ thông phù hợp với tình hình cụ thể của giáo dục địa phƣơng và theo đúng đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, của tỉnh và của ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 68 - 72)