Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 64 - 67)

2.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CHỦ TRƢƠNG ĐẢNG BỘ TỈNH

2.1.3. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnhVĩnh Phúc

Tháng 12 – 2005, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV đƣợc tiến hành. Đại hội đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm 2001 - 2005, cả về thành tựu đạt đƣợc và những hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ 5 năm 2006 - 2010 và định hƣớng tới năm 2020.

Đại hội xác định mục tiêu tổng quát trong 5 năm 2006 - 2010 là “đi đôi với tăng trưởng kinh tế, chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục và đào

tạo, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực” [81, tr.32]. Đại hội nêu

những nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo:

- Một là: Mở rộng quy mô giáo dục một cách hợp lý trên cơ sở đảm

bảo chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Ƣu tiên hàng đầu cho việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng dạy và học. Đổi mới phƣơng pháp dạy và học, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, tăng cƣờng cơ sở vật chất trong nhà trƣờng.

- Hai là: Đẩy mạnh xã hội hóa là giải pháp cơ bản để phát triển giáo

dục và đào tạo. Có cơ chế, chính sách phát triển đa dạng các loại hình công lập và ngoài công lập; chuyển một số cơ sở giáo dục - đào tạo công lập sang

dân lập, tƣ thục; từng bƣớc xóa bỏ hệ bán công. Khuyến khích thành lập mới các trƣờng mầm non, phổ thông, đại học, cao đẳng, dạy nghề ngoài công lập, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều học sinh tốt nghiệp trung học đƣợc học tiếp lên đại học, cao đẳng và đƣợc học nghề. Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo đƣợc cạnh tranh lành mạnh. Khuyến khích tạo điều kiện phát triển quỹ khuyến học, các trung tâm học tập cộng đồng.

- Ba là: Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý của các cấp giáo dục,

khắc phục những mặt yếu kém, những hiện tƣợng tiêu cực trong giáo dục. Tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, có cơ chế, chính sách khuyến khích và thu hút đội ngũ giáo viên giỏi. Ƣu tiên đầu tƣ ngân sách cùng với tăng cƣờng huy động các nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục.

Tiếp đó ngày 27 - 12 - 2006, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống

nông dân giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020” trong đó có

nội dung đề cập đến phát triển giáo dục. Tỉnh ủy khẳng định quan điểm: Để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, phải phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó “trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất, trong đó chú trọng phát huy nguồn lực con người”

[81, tr.3]. Để phát huy nguồn lực con ngƣời, một trong những phƣơng cách tốt nhất là phát triển giáo dục - đào tạo. Với vai trò là bậc học nền tảng trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, giáo dục phổ thông cần đạt mục tiêu “đến năm 2010 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông; 90% trường tiểu học; 70% trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt

chuẩn quốc gia” [82, tr.5]. Nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu

trên là: “Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo. Có cơ chế chính sách phát triển các loại hình giáo dục, đào tạo. Khuyến khích và tạo điều kiện

Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) là một mốc quan trọng, mở ra một giai đoạn mới để nền kinh tế nƣớc ta tăng cƣờng hội nhập với nền kinh tế thế giới, tạo ra những cơ hội lớn để Vĩnh Phúc phát triển kinh tế nhanh và toàn diện hơn. Ngày 16 – 5 – 2007, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thông qua Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa X) “Về một số chủ trương giải pháp chủ yếu để kinh tế Vĩnh

Phúc phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức

Thương mại thế giới”, trong đó giải pháp chủ yếu với giáo dục và đào tạo là:

“Mở rộng quy mô giáo dục một cách hợp lý trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo; khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển giáo

dục - đào tạo” [81, tr.6]. Chủ trƣơng trên đã xác định phát triển giáo dục và

đào tạo là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy kinh tế Vĩnh Phúc phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ đất nƣớc hội nhập kinh tế quốc tế.

Để đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, tại hội nghị lần thứ bảy của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV, ngày 25 - 2 - 2008, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU “Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015 và

định hướng đến năm 2020” trong đó nhấn mạnh: nguồn nhân lực là nguồn

lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, là

nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. “Lấy chất lượng giáo dục phổ

thông làm nền tảng. Lấy đào tạo nghề, lao động có kỹ thuật cao làm khâu

đột phá…” [84, tr.2].

Tỉnh ủy đã đề ra mục tiêu tổng quát trong phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và định hƣớng phát triển giáo dục đến năm 2015 và 2020, trong đó có các mục tiêu về giáo dục là: “Đầu tư phát triển toàn diện giáo dục, tạo

sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng từ bậc mầm non đến phổ thông làm nền

tảng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” [84, tr,3]. Mục tiêu đối với giáo

dục phổ thông đến năm 2020 cần đạt: “Trên 95% thanh niên từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp trung học cỏ sở vào học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề; 70% học sinh tiểu học được học tập và hoạt động cả ngày ở trường; tỷ lệ tối thiểu trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc tiểu học là 90%, trung học cơ sở, trung học phổ thông

là 40%” [84, tr.3].

Để thực hiện Thông báo Kết luận 242-TB/TW ngày 15 - 4 - 2009, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành kế hoạch số 69-KH/TU, “Kế hoạch thực hiện Thông báo Kết luận 242 – TB/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo

dục và đào tạo đến năm 2020”. Tỉnh ủy nêu rõ cần tiếp tục quán triệt sâu

sắc quan điểm, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng về phát triển giáo dục đào tạo đã nêu trong Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII), đồng thời lập kế hoạch triển khai thực hiện những định hƣớng chiến lƣợc, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp mà Nghị quyết trung ƣơng 2 (khóa VIII) đã nêu; thông báo kết luận của Bộ Chính trị “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa

VIII) phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đén năm 2020” và Nghị

quyết 06 – NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV “Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015

và định hướng đến năm 2020” đã đề ra.

Nhƣ vậy, tỉnh Vĩnh phúc đã quán triệt chủ chƣơng chỉ đạo của Đảng để có chủ trƣơng, biện pháp cụ thể, đúng đắn, phù hợp với điều kiện của tỉnh, tiếp tục đẩy giáo dục phổ thông của tỉnh nhà phát triển hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ huyện Tam Dương(Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 64 - 67)