1.2. Mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con ngƣời
1.2.1. Một số quan điểm ngoài mácxít
Các nhà triết học và các nhà khoa học ngoài mácxít chưa hiểu đúng về yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội của con người, họ chưa thấy được mối quan hệ biện chứng và vai trò của chúng trong quá trình hình thành, phát triển của con người, đó là những quan điểm khi xem xét cái tự nhiên không có tính chất xã hội và cái xã hội không có tính chất tự nhiên. Nhìn chung, có hai quan điểm cơ bản gần như đối lập nhau, mà đại diện là: quan điểm duy sinh học và quan điểm duy xã hội.
1.2.1.1 Quan điểm duy sinh học
Những người theo quan điểm này đã tuyệt đối hoá vai trò yếu tố tự nhiên của con người. Họ coi yếu tố sinh học như là yếu tố quyết định trong con người. Con người bị chi phối, quyết định bởi bộ gen di truyền, xã hội không thể cải tạo được, từ đó dẫn tới họ đi đến đề cao bản năng con người.
người, các tác giả đưa ra những kết luận rất khác nhau. Theo Mạnh Tử, bản tính con người là thiện. Tuân Tử cho rằng, bản tính con người là ác. Trang Tử thì quan niệm vì sinh ra từ “đạo” (tự nhiên) nên mỗi người đều có một bản tính, một khả năng, một sở thích riêng sự sống, chết của con người là quá trình tất nhiên. Con người không cần cải biến sự vật mà cần phải tuyệt đối phục tùng qui luật khách quan. Nhìn chung, các nhà triết học Trung Quốc cổ đại đã đề cập nhiều đến yếu tố tự nhiên của con người và xét đến cùng họ cho đó là yếu tố có sẵn của con người. Bản tính tự nhiên bẩm sinh giống nhau được qui định sẵn trong mỗi con người, còn các quan hệ xã hội, văn hóa, giáo dục, v.v.. (mặt xã hội) có vai trò rất nhỏ trong việc hình thành, phát triển bản chất con người. Bản tính sẵn có là cơ sở, nền tảng của mọi tính cách và nó là cái sinh học, tự nhiên chứ không phải là cái xã hội.
Khoảng những năm 60 của thế kỷ XIX, thuyết tiến hoá của Đácuyn ra đời (1859), với tác phẩm “Nguồn gốc các loài” đã mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển sinh học. Tuy nhiên, một số nhà triết học, xã hội học đã lợi dụng học thuyết này để giải thích các hiện tượng xã hội và hình thành học thuyết Đácuyn xã hội, những người ủng hộ học thuyết này đã cố gắng giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội dựa trên học thuyết của Đácuyn về chọn lọc tự nhiên và tiến hoá. Họ cho rằng, các đại biểu của giai cấp thượng lưu chiếm vị trí lãnh đạo trong xã hội, vì đó là, những người phát triển cao hơn về mặt sinh học. Tiêu biểu trong số đó là Langhê, người đã lấy qui luật chọn lọc tự nhiên của Đácuyn và học thuyết của Mantuýt về dân số để lí giải cho cuộc đấu tranh trong xã hội. Ông cho rằng, các cuộc đấu tranh trong xã hội là cuộc đấu tranh sinh tồn, là qui luật tất yếu sinh học. Như vậy, học thuyết Đácuyn xã hội coi đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên là động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội. Thuyết này đã có sự ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ ở phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu XX và hiện nay.
Những người theo quan điểm chủ nghĩa hiện thực khoa học, mà tiêu biểu là nhà di truyền học người Anh Đarlingtơn, nhà hành vi học người Áo K.Lorenz và Uynxơn đã đề cao quá mức dẫn đến tuyệt đối hoá yếu tố tự nhiên [138]. Theo Đarlingtơn, ngay cả sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự
xuất hiện của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc… đều được định trước trong gen của con người [140, tr. 233]. Còn Uynxơn thì coi sinh học là phương thức vạn năng để giải thích toàn bộ hiện thực. Ông đã đi vào nghiên cứu ranh giới giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong con người nhưng cuối cùng lại đi đến tuyệt đối hoá mặt sinh học trong con người. Theo ông, khả năng của con người chủ yếu là do tính di truyền quyết định còn vai trò của yếu tố xã hội là rất nhỏ [139]. K.Lorenz trên cơ sở nghiên cứu hành vi của một số loài động vật trong điều kiện tự nhiên đã thấy rằng, trong những điều kiện nhất định phần lớn động vật dường như có một cơ chế bản năng hiếu chiến và chúng tấn công vào các đại diện khác cùng loài. Từ đó, ông đi đến kết luận, con người cũng có bản năng hiếu chiến như con vật, đấu tranh nhằm chống lại đồng loại của mình [139]. Theo ông, trong quá trình phát triển của mình, con người không phải phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố xã hội mà các hành động của con người là do cấu trúc gen di truyền từ tổ tiên qui định.
Thuyết “Phân tâm học” của S.Freud thể hiện sự cực đoan về vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con người. Thực chất quan điểm của “Phân tâm học” về tương quan giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội là ở chỗ: nó cho rằng, toàn bộ mặt xã hội trong tâm lý người chỉ là mặt khác của giới tính, biểu hiện của những đam mê bẩm sinh. Do vậy, nhiệm vụ của “Phân tâm học” chỉ là làm sao nhìn nhận được cơ sở sinh học của toàn bộ những biểu hiện của nhân cách, vạch ra hạt nhân tự nhiên của mỗi hình thức văn hoá của hành vi, đi tìm cái cơ sở bẩm sinh vô thức của văn hoá cá nhân và văn hoá xã hội. Qua đó, nó qui giản chúng về khởi nguyên của đời sống tâm lý, chuyển dịch văn hoá sang ngôn ngữ của tự nhiên, đem tự nhiên hoá những cái thuộc về tâm lý học của con người, đem tự nhiên hoá những cái thuộc về con người, đem tâm lý hoá những cái thuộc về xã hội và tuyệt đối hoá cái tâm lý trong đời sống của con người [85, tr. 158].
Richard Dawkins cũng là một trong những đại biểu của trường phái duy sinh học khi ông đề cao mặt tự nhiên của con người và cho rằng bản chất con người là do một loại gen qui định - “Gen vị kỷ”. Trong phần mở đầu của cuốn sách “Gen vị kỷ”, ông viết: “Chúng ta cũng như tất cả các động vật
khác, đều là những cỗ máy được hình thành nên từ các gen… Sự vị kỷ của gen luôn làm tăng sự vị kỷ trong tập tính của cá thể… mặc dù chúng ta muốn tin vào điều ngược lại, nhưng tình yêu bao la và sự bảo vệ các loài nói chung chỉ là những khái niệm chẳng có ý nghĩa gì trong tiến hóa” [20, tr. 3]. Như vậy, theo lý thuyết vị kỷ thì tất cả những cá thể mang bản chất xấu cũng không đáng bị phê phán, vì nó là sản phẩm của tạo hóa thông qua các bản sao được di truyền lại trong gen của con người.
Tóm lại, quan điểm duy sinh học tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, một số cho rằng con người chỉ chịu sự chi phối, qui định của yếu tố sinh học, một số khác thì lại khẳng định ở con người luôn tồn tại hai yếu tố sinh học và xã hội, ở đó yếu tố sinh học đóng vai trò chi phối, quyết định yếu tố xã hội cũng như quá trình hình thành, phát triển con người. Điểm chung của các quan điểm này là họ đã qui yếu tố xã hội vào yếu tố sinh học; qui bản chất xã hội, qui luật sự phát triển của con người vào thuộc tính tự nhiên mà không chú ý hoặc coi trọng đến các đặc trưng hoàn toàn khác về chất của hình thức vận động xã hội so với hình thức vận động sinh học của vật chất; qui những hiện tượng xã hội vào hành động của một số cá nhân. Một số cá nhân ấy lại được qui tụ vào một lĩnh vực khoa học cụ thể nào đấy như hành vi, tâm lý… và những hành vi, những cái tâm lý ấy lại được qui tụ vào yếu tố sinh học, như vậy, có nghĩa là hiện tượng xã hội được qui định bởi yếu tố di truyền, những cái bản năng, cái tự nhiên của con người.
1.2.1.2. Quan điểm duy xã hội
Ngược lại với quan điểm duy sinh học, quan điểm duy xã hội lại đem qui các yếu tố tự nhiên của con người vào yếu tố xã hội. Những người theo quan điểm này coi yếu tố sinh học, yếu tố tự nhiên không có vai trò gì trong đời sống của con người (kể cả sức khỏe và tài năng), tất cả đều chỉ phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội. Họ cho rằng, xã hội đóng vai trò quyết định tất thảy trong con người. Nó hoàn toàn có thể biến con người kém thông minh thành tài ba, yếu và kém phát triển trở thành khỏe mạnh. Từ đó, họ đi đến phủ nhận vai trò của yếu tố tự nhiên của mỗi con người và tước bỏ tính hữu cơ, tính tự nhiên của con người. Họ đã mắc sai lầm khi cho rằng, con
người và sự phát triển của con người chỉ chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế - xã hội, đạo đức và văn hoá. Do đó, họ đã quá nhấn mạnh, đề cao mặt xã hội của con người mà không thấy được con người là một thực thể tự nhiên mang bản tính xã hội. Thực tế cho thấy, những người theo quan điểm này thường bị ảnh hưởng bởi một mục đích chính trị, một lợi ích giai cấp nào đó. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân của những kết luận duy ý chí về con người.
Các nhà xã hội học Pháp mà tiêu biểu là E.Durkheim, P.Holbach, M.Blondel… đại diện cho khuynh hướng duy xã hội. Các ông đã có cái nhìn phiến diện và xét cho cùng là duy tâm về vấn đề mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người [85, tr. 157]. Chẳng hạn, theo E.Durkheim sự kiện xã hội phải là những gì ở bên ngoài cá nhân. Điều này thể hiện ở chỗ, ông cho rằng các cá nhân sinh ra đã có sẵn các thiết chế, cơ cấu xã hội, chuẩn mực, giá trị, niềm tin... và phải học tập tiếp thu, chia sẻ, cũng như tuân thủ các chuẩn mực giá trị xã hội. Ngay cả khi các cá nhân chủ động tạo dựng ra các thành phần của cơ cấu xã hội, các chuẩn giá trị, các qui tắc xã hội… thì tất cả những cái đó cũng đều trở thành các sự kiện xã hội, tức là hiện thực bên ngoài cá nhân [30, tr. 91]. Sự duy tâm của các ông được thể hiện ở sự coi nhẹ các nhân tố tự nhiên và quá đề cao các nhân tố xã hội. Từ cơ sở triết học như vậy, các nhà xã hội học Pháp đã chưa giải thích được một cách khoa học về mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con người.
Một nhà triết học khác là M.Sêlê cũng rơi vào tuyệt đối hoá yếu tố xã hội khi lý giải bản chất và sự phát triển của con người. Trong tác phẩm “Vị trí của con người trong vũ trụ” khi bàn về lý luận triết học nhân bản, ông cho rằng, nhiệm vụ của một nền triết học nhân bản là chỉ rõ mọi cái tột đỉnh, đặc thù, mọi thành tựu và giá trị của con người bắt nguồn từ kết quả chủ yếu của sự tồn tại của con người; chẳng hạn như: ngôn ngữ, lương tâm, công cụ, vũ khí, ý niệm về chính trị và bất công, nhà nước, sự lãnh đạo, các chức năng biểu hiện của nghệ thuật, thần thoại, tôn giáo, khoa học, lịch sử và xã hội. Đây là quan điểm không đúng, vì nó đã tách rời yếu tố sinh học trong con
người ra khỏi yếu tố xã hội, đã tuyệt đối hoá yếu tố xã hội, coi yếu tố xã hội chi phối mọi quá trình tồn tại và phát triển của con người.
Tác giả Hơbớt Máccusơ đại diện cho một xu hướng mới của trường phái duy xã hội khi đi vào tuyệt đối hoá yếu tố xã hội của bệnh tâm thần. Ông cho rằng, cần xét lại khái niệm bệnh tâm thần, không nên coi người mắc bệnh tâm thần là những người bệnh mà chỉ coi là người có sự trục trặc về sinh học trong hoạt động của bộ não. Theo ông, cần phải giải thích bệnh tâm thần trên lập trường của trường phái xã hội học, bởi vì, người mắc bệnh tâm thần không phải tuyệt đối có bệnh mà đó chỉ là sự phản đối xã hội tư bản hiện đại, nên yêu cầu cần phải xem xét lại bệnh tâm thần và thay đổi phương pháp chẩn đoán, điều trị. Ở đây, họ đã không coi sự thay đổi chức năng của hệ thần kinh (yếu tố tự nhiên) là yếu tố ảnh hưởng, chi phối hay quyết định quá trình phát sinh bệnh tâm thần mà coi đó chỉ là điều kiện của sự phát sinh bệnh. Yếu tố quyết định căn bệnh này chính là điều kiện xã hội.
Bên cạnh đó, một số lý thuyết triết học hiện đại lại quá đề cao, thổi phồng sự tác động của yếu tố môi trường đối với con người. Theo họ, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã làm “méo mó” con người. Nó đẩy con người đến chỗ đóng kín, lẩn trốn vào cuộc sống nội tâm. Con người sống trong cuộc sống khủng hoảng, tức là sống trong cái “phi bản sắc” phải tìm đến cái “bản sắc” của nó trong “cuộc sống tôn giáo” hay con người “siêu thoát”. Kierkegaad (1813-1855) cảm thấy thời đại của chúng ta là “thời đại của sự thất vọng”. Còn Nietzsche (1844-1900) tin rằng thế giới của chúng ta đang sống chỉ là giả dối. K.Jaspers (1883-1969) lại cho rằng, tri thức khoa học không thể đem lại hạnh phúc cho con người mà ngược lại, nó chi phối con người. Con người khổ vì không hiểu biết thì ít, mà chủ yếu là do hiểu biết quá nhiều. Những nhà “phê phán xã hội” ở Frankfurt Đức lí giải rằng, mọi nguồn gốc của cái ác và bất hạnh là ở trong “tính duy lý” của khoa học và kỹ thuật [14, tr. 27-28]. Như vậy, các tác giả này đã tuyệt đối hoá yếu tố xã hội và cho yếu tố xã hội chi phối toàn bộ cuộc sống của con người, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rất ít hoặc không có vai trò gì đối với con người. Một số nhà nghiên cứu mácxít trước đây khi nghiên cứu quan điểm:
“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”; luận điểm “Xã hội sản sinh ra con người” hay luận điểm “Lao động đã sáng tạo ra con người” đã lầm tưởng rằng C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những sai lầm mang tính siêu hình, phiến diện, nhìn nhận con người như một thực thể “cằn cỗi” chỉ chứa yếu tố xã hội và chỉ phụ thuộc vào các qui luật xã hội. Từ cái nhìn sai lầm đó, họ đã rơi vào quan điểm duy xã hội một cách đáng tiếc trong các hoạt động của mình [13, tr. 3].
Một số tác giả lại cho rằng, con người vừa có bản chất xã hội, vừa có bản tính tự nhiên, tức là họ đã đồng nhất bản chất với những yếu tố tạo nên một chỉnh thể chứa đựng bản chất ấy. Một số khác lại mắc vào sai lầm rất nguy hiểm khi muốn tách rời tuyệt đối giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con người, từ đó dẫn đến tuyệt đối hoá yếu tố xã hội. Sở dĩ như vậy là do các tác giả này đã nhầm lẫn hai vấn đề: vấn đề đặc điểm của các hình thức vận động và vấn đề mối liên hệ giữa các hình thức vận động đó, về sự chuyển biến và tác động biện chứng giữa các hình thức vận động [13, tr. 1].
Như vậy, các nhà triết học, xã hội học ngoài mácxít trong quá trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con người còn mang tính chủ quan. Do những nhận thức sai lầm về tư tưởng mà họ đã quan niệm không đúng về vị trí, vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con người. Họ đã đi đến tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố xã hội