Đẩy mạnh cải tạo các quan hệ kinh tế xã hội, xây dựng mô

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người việt nam hiện nay (Trang 150 - 153)

3.2. Nhóm giải pháp tác động đến mặt xã hội nhằm chăm sóc, bảo

3.2.1. Đẩy mạnh cải tạo các quan hệ kinh tế xã hội, xây dựng mô

xã hội trong sạch lành mạnh nâng cao sức khỏe nhân dân

3.2.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế lành mạnh

Quan hệ kinh tế thể hiện rõ nét và đặc trưng nhất mặt xã hội, đồng thời chúng cũng là cơ sở của các mặt xã hội khác của con người. Các mối quan hệ và các đặc trưng xã hội khác của con người như: chính trị, pháp luật, đạo đức, nghệ thuật, y học… đều ra đời, tồn tại và phát triển trên nền tảng của các quan hệ kinh tế. Vì vậy, việc cải tạo các quan hệ kinh tế - xã hội có ảnh hưởng to lớn đến đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sức khỏe cho toàn xã hội. Chiến lược kinh tế lành mạnh vừa là cơ sở để phát triển các quan hệ xã hội lành mạnh, vừa tạo ra các điều kiện tốt về dinh dưỡng, nhà ở, nơi cư trú, học tập nâng cao trình độ nhận thức, điều kiện khám chữa bệnh… là những yếu tố rất có lợi đối với sức khỏe con người. Trong những năm qua, các quan hệ kinh tế ở nước ta đã có những thay đổi tích cực làm cơ sở quan trọng cho việc cải tạo các quan hệ và môi trường xã hội. Kinh tế đất nước liên tục có sự tăng trưởng, xã hội có nhiều tiến bộ và dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, quá trình đó còn bộc lộ rõ những hạn chế: tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ thiếu ổn định, thiếu tính bền vững; chưa bảo đảm tính công bằng trong phát triển kinh tế và công bằng xã hội; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn đang hoành hành vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi; tình trạng xuất khẩu các nguyên liệu thô chưa qua chế biến vẫn chưa được cải thiện; hiệu quả của phát triển kinh tế chưa cao; thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại chưa được khắc phục; trình độ của nền kinh tế còn thấp, nhiều các doanh nghiệp vẫn chủ yếu đi gia công cho các công ty nước ngoài… Từ cơ sở kinh tế còn nhiều hạn chế, bất cập như vậy đã có tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã

hội nước ta, trong đó có ngành y tế và việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ngành y tế còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất, các mặt bệnh truyền thống chưa được khống chế cơ bản, lại xuất hiện những mặt bệnh mới rất khó kiểm soát; vẫn còn nhiều người dân còn thiếu dinh dưỡng do thiếu lương thực, thực phẩm, căng thẳng, thiếu tiền chữa bệnh và chi trả các dịch vụ y tế cần thiết… trong khi các chính sách kinh tế - xã hội hỗ trợ còn rất khiêm tốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân dân. Do đó, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải tạo các quan hệ kinh tế - xã hội trong thời gian tới trên nhiều mặt. Ở góc độ y tế và sức khỏe chúng ta cần tiến hành xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế và môi trường xã hội lành mạnh.

Trong những năm qua, chúng ta đã chú ý đến việc gắn phát triển kinh tế với vấn đề an sinh xã hội, tuy vậy kết quả đạt được còn hết sức khiêm tốn. Điều đó đòi hỏi, trong thời gian tới chúng ta phải tiếp tục cải tạo, đổi mới chiến lược phát triển kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, bảo đảm công bằng xã hội. Nhằm xây dựng được chiến lược kinh tế lành mạnh trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện:

Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách và biện pháp nhằm thực hiện tốt nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta bằng việc phát huy hết vai trò, năng lực, thế mạnh của thành phần kinh tế nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế đất nước và đi đầu trong việc định hướng XHCN. Các cơ chế, chính sách bảo đảm cho các doanh nghiệp nhà nước có những điều kiện nhất định để phát triển nhưng luôn phải thể hiện được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển chung của đất nước; các cơ chế, chính sách đó phải là hành lang pháp lý cho sự minh bạch trong các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích, tạo điều kiện, yêu cầu các đơn vị này đi đầu trong thực hiện tốt chức năng xã hội; các cơ chế, chính sách phải ngăn chặn được những hành vi tiêu cực trong các quan hệ kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước bằng

cách sắp xếp, cơ cấu lại nền kinh tế từ thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng miền.

Tiếp tục cải tạo các quan hệ kinh tế nhằm phát huy hết tiềm năng của các thành phần kinh tế, tức là chúng ta phải giải quyết tốt mối liên hệ giữa các thành phần kinh tế trong sự phát triển, bằng cách tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng để các thành phần phát huy tốt nhất vai trò của mình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa chủ và thợ, giữa sự phát triển ở thành thị và nông thôn, giữa đời sống của cán bộ công chức nhà nước với đời sống của đội ngũ công nhân và nông dân trong điều kiện hiện nay.

Tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ nhiều biện pháp nhằm tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội. Các chính sách của Nhà nước phải đảm bảo duy trì trật tự kinh tế - xã hội ở tất cả các mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là mặt phân phối, nhằm hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo và quan tâm được đến các đối tượng chính sách xã hội, lấy lại niềm tin trong góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

3.2.1.2. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân

Trong những năm qua, môi trường xã hội ở Việt Nam cũng đang bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân dân. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã làm các mối quan hệ xã hội nước ta biến đổi một cách mạnh mẽ. Ý thức, bản lĩnh chính trị, tâm tư, tình cảm, khát vọng của người dân có sự thay đổi rõ rệt và có tác động to lớn đến sức khỏe của nhân dân ở cả môi trường sinh hoạt, môi trường sống tại cộng đồng, môi trường giao thông cũng như môi trường làm việc. Do vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải tiếp tục cải tạo môi trường xã hội, đảm bảo cho mỗi người dân được thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã hội. Đất nước phải luôn được giữ vững ổn định về chính trị, đảm bảo an ninh trật tự để nhân dân thực sự an tâm, thoải mái về mặt tinh thần, có niềm tin vào pháp luật, các tổ chức nhà nước và các tổ chức xã hội; không ngừng cải tạo các quan hệ, chính sách xã hội đảm bảo lợi ích cho mọi người, tiến tới công bằng xã hội; có nhiều biện pháp cụ thể tạo nhiều việc làm, giảm tình trạng thất

nghiệp trong xã hội. Chú trọng cải tạo môi trường lao động, phát triển mạng lưới giao thông theo kịp với sự phát triển của xã hội, xây dựng nhà ở xã hội, cải thiện điều kiện sống cho nhân dân. Đẩy nhanh việc hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, đưa đất nước sớm đi vào trật tự kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luật, tạo ra môi trường sống lành mạnh, công bằng bình đẳng trước pháp luật.

Nâng cao đời sống tinh thần bằng việc chú ý xây dựng nhiều khu vui chơi, giải trí công cộng, nhà văn hoá, thư viện, công viên… chú trọng xây dựng nếp sống văn minh trong xã hội, trên cơ sở định hướng các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại; bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thói quen có hại, lối sống bừa bãi thiếu khoa học, thác loạn trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, chú trọng xây dựng các gia đình văn hoá một cách thực chất, để gia đình thực sự là cái nôi nuôi dưỡng, thể chất và tâm hồn cho mỗi con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người việt nam hiện nay (Trang 150 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)