3.1. Nhóm giải pháp tác động đến mặt tự nhiên nhằm nâng cao sức
3.1.2. Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
3.1.2.1. Chăm lo đời sống vật chất
Để con người có sức khỏe tốt thì việc chăm sóc đời sống vật chất là hết sức quan trọng. Các điều kiện vật chất đảm bảo cho con người có năng lượng để tham gia các hoạt động, trong đó có cả những hoạt động tinh thần. Con người được đảm bảo tốt về vật chất, tức là họ được chăm sóc đủ nhu cầu về dinh dưỡng, được chăm sóc sức khỏe đầy đủ, được cung cấp nguồn nước sạch, được bảo đảm về VSATTP và được giáo dục đầy đủ. Tất cả các yếu tố trên tạo ra một tổ hợp tích cực tác động đến mặt tự nhiên và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, để chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất của nhân dân chúng ta tập trung vào thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân.
Theo nghiên cứu của WHO thì người nghèo do thiếu các điều kiện về dinh dưỡng, tức là cơ thể bị thiếu chất hoặc không đủ thành phần dinh dưỡng dẫn tới cơ thể thiếu các thành phần để quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường, gây rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cơ thể hoạt động không bình thường, sức khỏe kém. Nếu thiếu dinh dưỡng một cách thường xuyên và kéo dài, cơ thể thiếu nguồn năng lượng để hoạt động, bị suy kiệt sẽ tác động đến các yếu tố tự nhiên trong cơ thể và gây ra rất nhiều các hệ quả tiêu cực về sức khỏe như: suy dinh dưỡng, gầy mòn, suy kiệt ở trẻ em; sức đề kháng giảm, suy giảm khả năng tự vệ cơ thể, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, khó phục, hồi lâu khỏi bệnh khi bị mắc bệnh; khả năng tự điều chỉnh của cơ thể giảm do các tuyến nội tiết không sản xuất đủ lượng hócmôn cần thiết và hệ dẫn truyền thần kinh thiếu các men để hoạt động, cơ thể dễ bị rối loạn, mất cân bằng khi có sự tác động của các yếu tố bên ngoài môi trường.
Người nghèo do thiếu các điều kiện để tiếp cận với nhà ở an toàn như: ở những nơi ẩm thấp dễ mắc các bệnh về khớp, bệnh hô hấp, các bệnh nhiễm trùng…; nhà ở không đủ ấm về mùa đông con người dễ mắc các bệnh về hen, hô hấp, tim mạch, dị ứng…; nhà ở chật chội không đủ ánh sáng và không khí, trẻ em dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, hô hấp, còi xương; ít sử dụng các dịch vụ CSSK hơn, ngay cả khi bị bệnh và trong các hoàn cảnh cấp thiết. Nguyên nhân có thể do khoảng cách từ nơi cư trú đến các cơ sở y tế thường quá xa, hoặc có thể do thiếu điều kiện về kinh tế hay thiếu sự hiểu biết về chăm sóc bệnh tật. Như vậy, đói nghèo có mối liên hệ rất chặt chẽ với bệnh tật thông qua các quá trình tự nhiên trong cơ thể, do đó trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho con người thì thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa to lớn.
Nhận thức được vấn đề này, chúng ta đã và đang nỗ lực trong việc xoá đói giảm nghèo, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều các chủ trương, đường lối, chính sách nhằm xoá đói giảm nghèo với các mục tiêu cụ thể, tuy nhiên, các kết quả đạt được còn chưa bền vững. Để thực hiện tốt mục tiêu giảm số hộ nghèo xuống còn 4-5% vào năm 2020, chúng ta cần phải chú ý đến một số nội dung cơ bản sau:
Xây dựng được mục tiêu chiến lược xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, toàn diện như: bảo đảm về ăn, mặc, ở, chữa bệnh, học hành và cơ sở hạ tầng trên cơ cở nguyên tắc khuyến khích tính chủ động vươn lên của người nghèo, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại; cân đối giữa chính sách hỗ trợ có hoàn lại và không hoàn lại. Xây dựng hệ thống chính sách bao quát toàn diện công tác xoá đói giảm nghèo trong cả nước, quan hệ chặt chẽ với chương trình xây dựng nông thôn mới và chiến lược an sinh xã hội đến năm 2020; xác định rõ đối tượng cần xoá đói giảm nghèo một cách cụ thể, chính xác để có các biện pháp cụ thể, phù hợp. Cần phải phân biệt cụ thể từng đối tượng, tình trạng nghèo của từng cá nhân (mức độ nghèo, mức độ ảnh hưởng sức khỏe, nguyên nhân…); xác định đối tượng nghèo theo vùng địa lý (các địa phương, vùng, miền có tỉ lệ hộ nghèo cao). Tránh tình trạng xác định đối tượng nghèo chung từ trên xuống dưới khi áp dụng các giải pháp sẽ kém hiệu quả.
Xây dựng một chiến lược xoá đói giảm nghèo đa ngành và toàn diện, việc xoá đói giảm nghèo phải có sự phối kết hợp của nhiều bộ, cơ quan trong nước, có sự hỗ trợ của các nhà tài trợ. Chiến lược này sẽ tạo điều kiện cho các hành động đa ngành có sự điều phối chặt chẽ, trên một khuôn khổ là tạo cơ sở cho các nhà tài trợ đầu tư ngân sách. Các khoản vay từ Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế cho xoá đói giảm nghèo cần thông qua dự án giảm nghèo và tăng trưởng cũng như tín dụng hỗ trợ giảm nghèo dự kiến sẽ gắn liền chặt chẽ với các chiến lược về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo.
Thiết kế các chương trình xoá đói giảm nghèo cần chú ý tránh sự chồng chéo. Mỗi bộ, ngành chỉ nên quản lý một chương trình, dự án hoặc một phần được phân định rõ trong mỗi chương trình, mục tiêu Quốc gia. Các chính sách hỗ trợ cần phải được phân theo các lĩnh vực cụ thể và được thiết kế cụ thể theo các nhóm khác nhau (cơ sở hạ tầng, giáo dục, sức khỏe, nhà ở…) cho các chương trình và các nhóm đối tượng khác nhau, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong phối hợp phân bổ các ngân sách.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng sống tại các vùng khó khăn. Phát huy tốt vai trò của Quĩ xoá đói giảm nghèo nhằm hỗ trợ tốt nhất các hộ
nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, tự xóa nghèo một cách bền vững, hỗ trợ cho các thành viên gia đình nghèo được tiếp cận với các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức.
Thực hiện tốt các chiến lược sức khỏe, CSSK công bằng và hiệu quả, chú ý ưu tiên nâng cao sức khỏe và dịch vụ y tế cho người nghèo, cố gắng tạo ra các điều kiện để giảm nghèo, sử dụng nhiều hình thức nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế như đường xá, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện công nghiệp và sinh hoạt; phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, tổ chức xây dựng hệ thống thư viện đưa sách báo, thông tin mới đến mọi người dân ở mọi miền tổ quốc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Hai là, đảm bảo ngày càng tốt hơn nguồn nước sinh hoạt sạch cho nhân dân. Sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh là một yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp trong đó có Việt Nam. Nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh có liên hệ mật thiết, là nguyên nhân của một số bệnh thường gặp ở nước ta như tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn, viêm gan A, giun sán… Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, góp phần gây ra suy dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt, kém phát triển hoặc tử vong ở trẻ em. Một số nơi ở nước ta hiện nay, nguồn nước mặt bị nhiễm các chất thải độc hại có thể gây ra các bệnh nguy hiểm trước mắt và lâu dài như: nhiễm các kim loại nặng, suy nhược cơ thể, thiếu máu, ung thư…, vì vậy, việc cải thiện điều kiện để cung cấp được nguồn nước sạch sẽ giảm được rất nhiều những mầm bệnh do nguồn nước gây ra (vi khuẩn và các chất độc), có tác động to lớn đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân [5, tr. 89].
Trái với tình hình khả quan của phần lớn các yếu tố nâng cao sức khỏe khác, Việt Nam có tỉ lệ tiếp cận nước sạch thấp so với thế giới và khu vực. Tỉ lệ người dân được sử dụng nguồn nước máy và nước ngầm chiếm tỉ lệ rất thấp, bởi vậy trong thời gian tới, chúng ta cần phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu để tăng tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần tập trung một số vấn đề sau:
Chính phủ tiếp tục đầu tư có hiệu quả hệ thống cung cấp, bảo vệ nguồn nước sạch cho người dân, đặc biệt chú ý đến những đối tượng nghèo, cư dân nông thôn và miền núi, đây là nhóm đối tượng ít được tiếp cận với nguồn nước sạch nhất. Nguồn nước được gọi là sạch ở nông thôn và miền núi chủ yếu là nguồn nước ngầm, nước mưa, nước suối… đang có xu hướng bị ô nhiễm ngày càng nặng nề do sự phát triển của công nghiệp và do sự thiếu ý thức của chúng ta trong việc bảo vệ chúng.
Đẩy mạnh mô hình, công nghệ cấp nước phù hợp như: giếng đào, giếng khoan, bể lưu nước, lu đựng nước… để cung cấp, tận dụng các nguồn nước sạch có sẵn tại các vùng khan hiếm nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.
Người dân có thể khai thác nguồn nước mặt, làm mô hình cấp nước tập trung, qui mô phù hợp với phát triển dân cư và tiêu dùng, gắn việc cung cấp nước sạch với quản lý toàn diện nguồn nước theo lưu vực sông, hồ để bảo vệ nguồn nước và các nguồn lợi khác. Bên cạnh đó, cần chú ý quản lý tốt các chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện, các nguồn hoá chất bảo vệ thực vật cũng như các chất thải sinh hoạt để bảo vệ, ngăn chặn nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm; tuyên truyền, giáo dục cho người dân có ý thức tiết kiệm, bảo vệ và sử dụng nguồn nước có hiệu quả.
Đối với các đô thị, tình trạng thiếu nước sạch tập trung nhiều ở nhóm những hộ gia đình có thu nhập thấp, cho nên các cấp chính quyền cần chú ý quan tâm, hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau để mọi người dân đều có thể được sử dụng nguồn nước sạch.
Ba là, kiên quyết thực hiện tốt các chương trình VSATTP nâng cao sức khỏe nhân dân.
Đối với con người, đủ lương thực, thực phẩm là nhân tố cơ bản bảo đảm sức khỏe tốt. Tuy nhiên, có đủ nguồn lương thực, thực phẩm chỉ là điều kiện cần, muốn những sản phẩm ấy thực sự là nguồn dinh dưỡng, có ích cho cơ thể thì chúng phải được bảo đảm về vệ sinh, bởi vì, nguồn thực phẩm không đảm bảo VSATTP có tác động rất tiêu cực đến sức khỏe con người. Khi con người ăn phải nguồn lương thực, thực phẩm nhiễm các loại hóa chất
độc hại như: thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chất tạo màu và các chất bảo quản thực vật khác… chúng sẽ gây độc cho cơ thể và phá huỷ các cơ quan, tổ chức, làm rối loạn các chức năng sinh học, là điều kiện để phát sinh các bệnh khác làm suy giảm sức khỏe. Tùy theo liều lượng của chất gây độc trong thực phẩm hay loại chất độc mà sự ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe là khác nhau. Nếu cơ thể nhiễm những chất có độc tính cao, với hàm lượng lớn có thể làm suy chức năng gan, thận, viêm loét dạ dày, rối loạn hệ thần kinh trung ương, gây tan máu… Còn nếu nhiễm những chất có độc tính thấp hay chất độc có độc tính cao nhưng hàm lượng thấp, thì tùy theo từng liều và tùy từng người có cơ địa khác nhau mà mức độ gây độc và ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau, có thể gây rối loạn tiêu hóa nhẹ, tiêu chảy cấp, nhiễm độc thần kinh nhẹ, thời gian nhiễm kéo dài sẽ làm cơ thể suy kiệt, suy nhược thần kinh, ung thư và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác. Khi con người ăn phải nguồn thực phẩm nhiễm khuẩn như thức ăn chế biến không hợp vệ sinh, ôi thiu, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm, các vi sinh vật… dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, thương hàn, kiết lỵ, tả… rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Những năm gần đây, chúng ta đã và đang nỗ lực hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm nhưng kết quả thu được còn hết sức khiêm tốn. Để khắc phục các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mất VSATTP ở nước ta hiện nay trước hết cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:
Thực hiện tốt chiến lược quản lý chất lượng VSATTP cho tương lai, một phần quan trọng của nội dung này là tổ chức triển khai Luật an toàn vệ sinh thực phẩm (có hiệu lực từ ngày 1/7/2011) một cách hiệu quả, đưa nó thực sự đi vào cuộc sống. Trên cơ sở đó, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý, chỉ định cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP, thiết lập về cơ cấu tổ chức; thiết lập các phương thức và biện pháp quản lý chất lượng VSATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất nhập khẩu thực phẩm; coi trọng các biện pháp quản lý đặc thù đối với thực phẩm như hệ thống điều tra, xử lý ngộ độc và các bệnh có liên quan đến thực phẩm; hệ thống thu hồi thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn; xác định cơ chế phối hợp
liên ngành giữa Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ công nghiệp - Bộ thủy sản và Bộ y tế; giữa Hải quan - Quản lý thị trường - Quản lý chất lượng trong quản lý chất lượng ATVSTP.
Đẩy mạnh công tác quản lý các loại thuốc bảo vệ thực vật. Các loại thuốc bảo vệ thực vật vào Việt Nam đều phải được kiểm soát một cách chặt chẽ từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng. Đối với các loại có chất lượng kém đều phải được xử lý, tái chế hoặc tái xuất. Giao trách nhiệm trực tiếp cho các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, nhằm đảm bảo phát huy tác dụng của các loại hoá chất, giảm tới mức thấp nhất nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và nguồn thực phẩm. Quản lý và giáo dục cho người trực tiếp bảo quản, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có những kiến thức cơ bản trong quá trình tiếp xúc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giúp họ trực tiếp bảo vệ mình, không làm nhiễm độc nguồn thực phẩm cho cộng đồng.
Quản lý chặt công tác vệ sinh trong giết mổ gia súc, gia cầm. Tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra một cách bừa bãi, chưa được kiểm soát chặt chẽ cả về nguồn gốc và qui trình giết mổ. Việc giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm có thể diễn ra ngay cả ở hè phố, ngõ xóm, bên cạnh các cống rãnh bẩn… mà không được che chắn bảo vệ đúng qui trình nên thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn. Trong khi đó, cơ quan thú y các tỉnh, thành phố không đủ lực lượng, nhân viên thú y để kiểm soát, do đó, ngành thú y phải được tăng cường hơn nữa về cả trang thiết bị, về cả nhân lực nhằm tăng cường sự kiểm soát chặt chẽ các loại thực phẩm từ khâu giết mổ, lưu thông và phân phối trên thị trường.
Chú trọng việc nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề VSATTP từ người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Đối với người sản xuất và kinh doanh cần phải có những chế tài đủ mạnh như các hình thức xử phạt hành chính, tước giấy phép kinh doanh vĩnh viễn… nếu không sản xuất và kinh doanh thực phẩm đảm bảo VSATTP. Đối với người dân, Nhà nước