Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người việt nam hiện nay (Trang 89 - 98)

2.2. Ảnh hƣởng của yếu tố xã hội đến sức khỏe con ngƣời

2.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến sức khỏe

Đảng và Nhà nước hiện nay coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là, phát triển con người là cái đích cuối cùng của sự phát triển nói chung và phát triển kinh tế là một phương tiện quan trọng (cơ sở) để chúng ta đạt được các mục tiêu về phát triển con người. Trong đó, khía cạnh quan trọng nhất của sự phát triển con người là sức khỏe, theo giáo sư Amartya Sen “Sức khỏe là một trong những tiềm năng cơ bản nhất đem lại giá trị cuộc sống cho con người” [2, tr. 18]. Chiến lược phát triển ngành y tế 10 năm (2001 - 2010) của Việt Nam khẳng

định, sức khỏe tốt là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển, khi nhấn mạnh: “Con người là vốn quí nhất của xã hội và chính con người là yếu tố quyết định sự phát triển của một quốc gia, trong đó, sức khỏe là tài sản quí nhất của mỗi con người và toàn xã hội” [5]. Như vậy, Chính phủ đã thấy mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển kinh tế và sức khỏe của con người. Sức khỏe người dân tốt sẽ là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, điều đó là tất yếu, bởi vì: so với những người sức khỏe kém thì những người khỏe mạnh có sức sản xuất tốt hơn và có thể tận dụng, phát huy được các cơ hội để tăng thu nhập cho bản thân và tăng sản phẩm lao động xã hội. Ở nước ta, quan điểm phát triển theo hướng chú trọng yếu tố con người đã đạt được những thành quả quan trọng, có ý nghĩa lịch sử mặc dù tổng thu nhập quốc nội trên đầu người còn thấp, đất nước vẫn còn ở tình trạng kém phát triển.

Ảnh hưởng của chính sách kinh tế với sức khỏe

Các chính sách kinh tế - xã hội vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động đến sức khỏe con người. Chiến lược phát triển kinh tế quốc gia trực tiếp tác động đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người dân, nó có thể tạo ra bầu không khí lành mạnh trong sản xuất và các hoạt động xã hội; con người thoải mái về tinh thần, ham muốn phấn đấu làm giàu cho mình và xã hội, ngược lại, nếu những quyết sách về kinh tế - xã hội không đúng, không phù hợp với thực tiễn xã hội có thể sẽ tạo ra bầu không khí ngột ngạt, hoang mang, lo lắng… làm cho kinh tế - xã hội phát triển chậm lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con người. Sức khỏe phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, điều đó không phải là yếu tố duy nhất mà nó chỉ là điều kiện, là cơ sở cần thiết, thực tế cho thấy, tại các quốc gia có GDP bình quân trên đầu người càng cao thì khả năng sống sót của trẻ em dưới 5 tuổi càng tăng.

Các nước có đường lối, chính sách phát triển kinh tế khác nhau thì sức khỏe được bảo vệ ở mức độ khác nhau. Điều này, được chứng minh bằng hệ tư tưởng chính và các chính sách phát triển tổng thể của các quốc gia nằm trên hoặc dưới mức phát triển sức khỏe trung bình cùng một mức GDP trên đầu người. Các nước có chỉ số sức khỏe tốt hơn so với mức tăng trưởng GDP

là những nước đặt ưu tiên hàng đầu cho xoá đói giảm nghèo và cho việc phát triển tốt hệ thống CSSK bền vững. Ở các nước có hệ thống chính sách dựa quá nhiều vào các yếu tố thị trường trong việc xoá đói giảm nghèo và dịch vụ CSSK, thì sức khỏe người dân kém hơn nhiều so với mức GDP bình quân đầu người. Vì thế, việc xác định chiến lược phát triển kinh tế lành mạnh khi phân tích tình trạng sức khỏe của người dân nói chung và người thu nhập thấp nói riêng, là vấn đề rất quan trọng giúp cho việc xây dựng các chính sách y tế nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế lành mạnh nói chung.

Các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội là đặc biệt quan trọng xét từ góc độ xoá đói giảm nghèo, sức khỏe và phát triển con người nói chung. Thực tế cho thấy, các nước bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á (1997 - 1998) như Inđônêxia, Thái Lan không chỉ làm tăng tình trạng đói nghèo mà hệ thống các dịch vụ công và hệ thống CSSK nói chung cũng bị xuống cấp nghiêm trọng gây hậu quả rất lâu dài cho đời sống người dân, đặc biệt là người nghèo. Ở các nước có nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi, tiến bộ xã hội còn kém thì người nghèo thường là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng về kinh tế và sức khỏe khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, họ lại là những người cuối cùng được hưởng những lợi ích từ tăng trưởng kinh tế.

Ở Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt từ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng công bằng của Chính phủ đã có những tác động tích cực, năm 2001 tổng thu nhập quốc dân trung bình trên đầu người khoảng 400 đô la Mỹ. So với một số nước khác trong khu vực thì GDP của Việt Nam bằng 59% GDP của Inđônêxia; bằng 41% của Trung Quốc; bằng 36% của Philipin và 17% của Thái Lan [7, tr. 45]. Tuy nhiên, sức khỏe của người dân Việt Nam được đánh giá là cao hơn nhiều so với mức phổ biến của các nước thu nhập thấp. Nhân tố chính làm cho sức khỏe của người Việt Nam được cải thiện, theo các nhà khoa học, là do các chính sách kinh tế - xã hội hướng nhiều về phát triển con người và bảo đảm công bằng, trong đó có cả những chiến lược chăm sóc, nâng cao sức khỏe, các chương trình xóa đói giảm nghèo và xoá mù chữ của Chính phủ. Qua nghiên

cứu năm 2001 của WHO, tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam tương đương với tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi của Brazin, mặc dù GDP trên đầu người của Brazin cao gấp 12 lần so với Việt Nam [7, tr. 16]. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng đó WHO cho rằng, chiến lược phát triển kinh tế và các chính sách xã hội của Việt Nam có sự tiến bộ hơn so, với các chiến lược phát triển kinh tế tự do ở Brazin.

Về mặt xoá đói giảm nghèo, các chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam được xây dựng trong vòng 15 - 20 năm qua được Liên hiệp quốc đánh giá là rất “lành mạnh”. Song, sự phân hóa trong thu nhập, bất bình đẳng ngày càng gia tăng, mức đầu tư hạn chế cho y tế công và vấn đề cung cấp nước sạch sinh hoạt hạn chế đã gây ra nhiều hệ quả bất lợi cho sức khỏe và việc CSSK cho nhân dân. Ở Việt Nam hiện nay, số người dân được tiếp cận sử dụng nước sạch vẫn ở con số hạn chế, trong khi chất lượng nước còn kém và ít được cải thiện. Theo niên giám của Bộ y tế, tỉ lệ hộ gia đình ở nước ta tiếp cận với nước sạch tăng lên qua các năm nhưng vẫn còn ở mức thấp năm 1986 là 30,5%; năm 1988 là 32,7%; năm 1990 là 37,8%; năm 1996 là 47,4%; năm 2000 là 51%; hiện nay tỉ lệ này là 55%. Tỉ lệ các gia đình được sử dụng nước sạch không đều: thành thị là 73%, nông thôn là 42%, vùng Đông Nam Bộ tỉ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh còn rất thấp 25%, vùng Tây nguyên là 35% [76], đặc biệt, tỉ lệ người nghèo có thể tiếp cận với nước sạch là rất thấp. Nước máy, nước sạch hầu như giành riêng cho các nhóm gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, nhóm có thu nhập cao, mặc dù khái niệm nước sạch ở Việt Nam vẫn còn ở mức độ đơn giản như: nước máy, nước máy công cộng, nước giếng khoan, giếng khơi và nước khe suối được bảo vệ. Do thường xuyên phải sử dụng nguồn nước chưa sạch còn bị ô nhiễm, vì vậy, số người bị mắc các bệnh thông qua nguồn nước sinh hoạt hàng ngày còn cao.

Do đó, điều quan trọng là cần tập trung chú ý hơn đến việc giải quyết mối quan hệ giữa tình trạng chênh lệch trong thu nhập và sức khỏe cũng như các tác động lâu dài của tình trạng đầu tư ngân sách thấp cho y tế công.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối diện với tình trạng chênh lệch về thu nhập có xu hướng ngày càng lớn giữa các vùng, giữa các nhóm, giữa

thành thị và nông thôn, giới… Xét về mặt sức khỏe thì chênh lệch về thu nhập sẽ dẫn tới tình trạng thiếu công bằng xã hội về CSSK lâu dài. Trong khi có thể giảm chênh lệch về thu nhập trong thời gian ngắn, thì tình trạng thiếu công bằng trong CSSK khó giải quyết hơn và mất nhiều thời gian hơn [1, tr. 27]. Cũng có những quan điểm cho rằng, tình trạng chênh lệch lớn về thu nhập là cái tất yếu phải trả khi phát triển kinh tế. Song, nhìn một cách tổng quát, để phát triển bền vững chúng ta không thể để tình trạng này diễn ra lâu dài và lớn hơn nữa, Chính Phủ Việt Nam cần phải chủ động có những giải pháp tích cực, đồng thời cần kêu gọi sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế.

Ảnh hưởng của tốc độ phát triển kinh tế đến sức khỏe

Tốc độ phát triển kinh tế nhanh là điều kiện cần thiết để phát triển đời sống xã hội và sức khỏe con người, nếu kinh tế kém phát triển thì người dân sẽ rơi vào đói nghèo, không có đủ các điều kiện về vật chất và tinh thần dẫn đến sức khỏe kém. Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rằng, tốc độ phát triển kinh tế nhanh không chỉ đem lại toàn những nhân tố tích cực, mà nó còn dẫn đến nhiều những tác động tiêu cực, đó là qui luật tất yếu của sự phát triển, chúng ta cần phải chú ý để giải quyết tốt mâu thuẫn cơ bản này trong mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và CSSKND.

Nhân tố tích cực: về mặt cá nhân và gia đình thì khi nền kinh tế phát triển, có nhiều xí nghiệp, nhà máy, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, sẽ tạo ra nhiều việc làm, người dân có thu nhập cao hơn, có điều kiện về kinh tế thì điều kiện dinh dưỡng được bảo đảm, chiều hướng sức khỏe của người dân tốt lên cả về thể lực và trí lực.

Kinh tế phát triển làm tăng thu nhập cho người dân và xã hội, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình có nơi cư trú tốt đảm bảo các điều kiện sinh hoạt và vệ sinh môi trường, sức khỏe được nâng cao. Nhà ở và các tiện nghi sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Con người sống trong những điều kiện không đảm bảo về không gian, dột nát, ẩm thấp kém vệ sinh… là nguyên nhân của nhiều bệnh tật, điều này đã được Ph.Ăngghen đề cập trong “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”. Nơi cư trú, nhà ở của con người

luôn gắn liền với các công trình phụ, các loại chất thải sinh hoạt, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều kiện về nhà ở cao ráo, thoáng mát, yên tĩnh, hợp vệ sinh và tiện nghi là cơ sở quan trọng để các thành viên sống trong đó khỏe mạnh về thể chất, thoải mái về tinh thần.

Có việc làm, tăng thu nhập góp phần tạo ra một tâm lý thoải mái, tự tin, yêu đời, tránh được những căng thẳng lo âu; mọi thành viên trong gia đình có điều kiện chăm sóc lẫn nhau, hoà thuận, yêu thương… là những điều tuyệt vời giúp con người khỏe mạnh và thành đạt trong sự nghiệp.

Việc làm ổn định, tăng thu nhập tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và các thành viên trong gia đình được học hành, tiếp cận với các cơ sở giáo dục. Qua đó, mỗi người được nâng cao trình độ học vấn là cơ sở cho việc hình thành nếp sống văn hoá, khoa học có lợi cho sức khỏe con người. Sức khỏe con người bao giờ cũng là sự thống nhất giữa thể lực và trí lực. Định nghĩa về sức khỏe của WHO đã khẳng định: sức khỏe không chỉ là trạng thái không có bệnh mà còn là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội. Như vậy, sức khỏe chịu sự ảnh hưởng, chi phối của tổng hòa các yếu tố: dinh dưỡng, môi trường tự nhiên, xã hội; công tác CSSK… nói một cách tổng quát, nhân tố quyết định đến sức khỏe con người là nhân tố vật chất và tinh thần. Trình độ văn hoá có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe con người, là tiền đề để tiếp cận các góc độ khác nhau về sức khỏe và CSSK. Trình độ văn hoá thấp sẽ kéo theo một loạt những hệ quả xấu khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Việc chữa bệnh bằng cách cúng bái, bằng việc “lên đồng” của các “ông thầy”, “bà cốt” hay các “thầy mo” ở nước ta đã phản ánh vấn đề này. Sự thiếu hiểu biết về sức khỏe, về bệnh tật dẫn đến sự thiếu hiểu biết về cách phòng chống, coi thường, ít quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe. Đó là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và lan rộng trong cộng đồng. Khi có điều kiện về kinh tế, người dân có điều kiện học tập nâng cao trình độ nhận thức, văn hoá là cơ sở tốt để giải quyết vấn đề này.

Ở cấp độ vĩ mô, kinh tế phát triển sẽ làm tăng ngân sách nhà nước, tạo ra các yếu tố thuận lợi trực tiếp và gián tiếp đối với sức khỏe con người. Khi

ngân sách nhà nước tăng lên sẽ có những điều kiện tài chính để thực hiện, cụ thể hoá các chính sách chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người như: xoá đói giảm nghèo, phúc lợi xã hội; chính sách về những người dễ bị tổn thương nhất của xã hội về mặt sức khỏe (người già và trẻ em); đầu tư cải tạo, xây dựng các công trình công cộng, cải tạo môi trường sống, môi trường lao động; đầu tư cho hệ thống y tế công (đào tạo nhân lực, tăng cường trang bị kỹ thuật và đầu tư cho quá trình nghiên cứu và sản xuất thuốc chữa bệnh)… Hiện nay, những nước nghèo (có cả Việt Nam) đang gặp rất nhiều khó khăn về ngân sách trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Sự phát triển kinh tế và những chính sách y tế đúng đắn sẽ cung cấp nguồn vật chất và phương tiện, trang thiết bị, dịch vụ, kỹ thuật cho y tế tốt, thì người dân sẽ được CSSK một cách thường xuyên hơn; được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm hơn. Qua đó, sức khỏe con người ngày càng được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn, tỉ lệ tử vong thấp và tuổi thọ trung bình tăng lên.

Tác động tiêu cực: sự vận động, phát triển của nền kinh tế cũng như các sự vật hiện tượng khác luôn thể hiện tính hai mặt của nó, tức là, cùng với xu hướng tích cực thì trong quá trình phát triển kinh tế, cũng đồng thời xuất hiện những những nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đó là một qui luật khách quan, đòi hỏi chúng ta cần chủ động ngăn chặn, hạn chế, khắc phục chúng nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của chúng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách xã hội, mặt bằng dân trí, văn hoá, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý…

Bài toán đặt ra cho các quốc gia là trong quá trình phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thì môi trường tự nhiên ngày càng bị phá huỷ nặng nề, nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực đe dọa sức khỏe con người. Việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ồ ạt, việc sử dụng nhiều loại hoá chất nguy hại cho môi trường chưa được xử lý, sự bùng nổ dân số… Trong phát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người việt nam hiện nay (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)