Quan điểm hiện đại về sức khoẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người việt nam hiện nay (Trang 47 - 55)

1.3. Sức khoẻ con ngƣời

1.3.2. Quan điểm hiện đại về sức khoẻ

Trong lịch sử có nhiều quan điểm khác nhau thậm chí đối lập nhau về sức khoẻ. Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì vấn đề sức khoẻ, bệnh dịch, môi trường, chiến tranh và hoà bình… là những vấn đề toàn cầu, do đó, việc đòi hỏi phải có quan điểm thống nhất về khái niệm sức khoẻ là cần thiết. Để đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại, cùng với sự phát triển của khoa học, đã có nhiều nhà khoa học đưa ra các khái niệm khác nhau về sức khoẻ với góc độ khác nhau và còn mang tính chủ quan.

Theo quan điểm của các nhà y học hiện đại thì sức khoẻ là trạng thái khoẻ mạnh của các tổ chức, các cơ quan trong cơ thể, được biểu hiện bằng sự hoạt động bình thường của cơ thể, sự vắng mặt của bệnh tật, thể hiện ở hai

mặt là triệu chứng và dấu hiệu bệnh [88, tr. 27]. Định nghĩa này dựa theo thuyết vi trùng vì cho rằng, vi trùng là nguyên nhân chính gây lên các loại bệnh tật. Triệu chứng bệnh thể hiện sự rối loạn các chức năng của các cơ quan trong cơ thể, làm cho cơ thể hoạt động không bình thường, dẫn đến phải điều chỉnh cơ thể. Tính khách quan của sức khoẻ ở chỗ: dấu hiệu bệnh là những bằng chứng mà các nhà y học có thể thu nhập được qua quan sát trực tiếp hay qua xét nghiệm mà không cần hỏi ý kiến của bệnh nhân; triệu chứng bệnh là những triệu chứng hoàn toàn được khai báo bởi các bệnh nhân, bệnh nhân sẽ khai báo triệu chứng bệnh khác nhau. Theo chúng tôi, đây chưa hẳn là một định nghĩa khoa học về sức khỏe mà đúng hơn là khái niệm về bệnh tật vì theo định nghĩa này, chỉ có những vấn đề thuộc về sinh học mới được xem là sức khỏe. Tuy nhiên, con người không chỉ hoạt động về mặt tự nhiên, sinh học mà còn hoạt động về mặt tâm lý, xã hội.

Các nhà xã hội học hiện đại định nghĩa: sức khỏe là trạng thái năng lực tối ưu của cá nhân để thực hiện các vai trò và nhiệm vụ mà cá nhân được xã hội hoá [88, tr. 30]. Định nghĩa này dựa vào lý thuyết chức năng (trong xã hội mỗi cá nhân có một công việc để thực hiện), do đó cũng chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế chúng ta thấy, sự tham gia xã hội không phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe mà còn tuỳ thuộc vào vị trí xã hội (tuổi, giới, nghề nghiệp, v.v..) mặt khác, mức độ tham gia xã hội của các cá nhân có sự khác nhau. Năm 1970, hai nhà xã hội học Fansle và Bush đã đưa ra 11 trạng thái sức khỏe khác nhau gắn liền với chức năng và phi chức năng xã hội. Chẳng hạn, trạng thái tồn tại khỏe mạnh (Well being) là khỏe mạnh về mặt xã hội và tâm lý; trạng thái không thỏa mãn là tình trạng sức khỏe cá nhân có lệch lạc nhỏ nhưng không ảnh hưởng hoạt động xã hội; trạng thái khó chịu là triệu chứng bệnh đã xuất hiện, nhưng vẫn hoạt động xã hội, không ảnh hưởng đến năng suất…; trạng thái tử vong là các cá nhân hoàn toàn không có khả năng hoạt động và khả năng hồi phục [88, tr. 39]. Nếu theo định nghĩa này sẽ dẫn đến khó khái quát hoá cho sức khỏe của các cá nhân và sức khỏe chung của xã hội, bởi vì cùng một thời điểm ngoài các hoạt động xã hội con người còn có nhiều các hoạt động khác.

Tâm lý học định nghĩa: sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần. Định nghĩa trên đánh giá sức khỏe dựa vào các tiêu chí: mặt nhận thức, cảm xúc và động lực. Tiêu chí nhận thức là khả năng cá nhân cảm nhận, hiểu, nhớ, diễn đạt, có niềm tin, phân tích và giải quyết các vấn đề; tiêu chí về mặt cảm xúc là cảm giác về tác động và bị tác động bởi các yếu tố như hành vi, suy nghĩ và sinh lý. Còn động lực là thuật ngữ dùng để giải thích cá nhân tại sao lại hành xử theo cách riêng của mình hay tại sao lựa chọn hành động này mà không lựa chọn hành động khác [88, tr. 55]. Từ năm 1990 cho đến nay, các nhà tâm lý học chủ yếu sử dụng phương pháp stress “sự kiện cuộc đời”. Phương pháp này dựa trên cơ chế sinh lý đáp ứng tổng quát của cơ thể đối với các thay đổi từ môi trường bên ngoài khi giải thích trong một thời gian nhất định cá nhân gặp nhiều sự kiện trong cuộc sống sẽ bị stress nhiều. Các sự kiện gây ra stress từ cả yếu tố tự nhiên và xã hội, cả yếu tố tích cực và tiêu cực [88, tr. 61]. Khái niệm này cũng chưa đầy đủ vì: các tác giả chủ yếu đi sâu vào phân tích các quá trình tâm lý của con người và quá trình xã hội mà ít quan tâm đến yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe thể chất của một con người và còn là tiền đề vật chất để qui định tâm lý của con người.

Đáp ứng yêu cầu của việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho con người, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ không có bệnh hay thương tật” [126]. Như vậy, theo quan điểm này, sức khỏe được biểu hiện như là một thể lực tốt, không có bệnh hoặc không ở trạng thái ốm đau và không có trạng thái khuyết tật nào về cơ thể, là trạng thái tối ưu hoàn toàn ổn định về mặt sinh vật, tâm lý và xã hội. Định nghĩa này cho thấy, sức khỏe là một khái niệm tổng hợp về tình trạng cơ thể liên hệ mật thiết với môi trường. Môi trường ở đây bao gồm: môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Môi trường bên trong là các dịch thể trung gian giữa các tế bào và các mô trong cơ thể. Môi trường bên ngoài là các yếu tố bên ngoài cơ thể con người có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe.

bản: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội.

Sức khỏe thể chất được biểu hiện một cách tổng quát ở sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sức lực - tức là có khả năng hoạt động cơ bắp, có sức đẩy, sức bóp, sức nâng. Từ đó, có thể mang vác, điều khiển máy móc, sử dụng công cụ; sự nhanh nhẹn, tức là khả năng phối hợp; phản ứng của các phản xạ, các cơ quan nhanh nhạy, có thể đi lại, chạy nhảy; thao tác kỹ thuật một cách nhịp nhàng thoải mái; sự dẻo dai tức là có thể làm việc, hoạt động chân tay, vận động cơ thể trong một thời gian tương đối dài và liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi; có khả năng chống đỡ các yếu tố gây bệnh, ít bị ốm đau, bệnh tật hoặc nếu có bệnh cũng nhanh khỏi, chóng hồi phục; khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như là chịu được sự quá nóng, quá lạnh và sự thay đổi đột ngột của môi trường (thay đổi giữa các mùa, giữa sự biến đổi khí hậu bất thường trong mùa hay là sự thay đổi chỗ ở, làm việc và nơi công tác…). Cơ sở của các đặc điểm trên chính là trạng thái thăng bằng và sự liên hệ, phối hợp nhịp nhàng của bốn hệ thống: tiếp xúc, vận động, nội tạng và sự điều khiển của cơ thể, sức khỏe thể chất của mỗi người chịu ảnh hưởng rất nhiều ở sự tập luyện và dinh dưỡng.

Sức khỏe tinh thần là hiện thân của sự thoả mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần, được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, những ý nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm chủ động; ở khả năng chống lại sự bi quan và lối sống thiếu lành mạnh. Sức khỏe tinh thần như là một động lực sống của con người, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống, giúp các cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin và hiệu quả trước những nguy cơ, khó khăn thử thách của cuộc sống. Sức khỏe tinh thần giúp cho con người sống một cách năng động, góp phần đạt được các mục tiêu đặt ra trong cuộc sống, quan hệ với những người khác trong sự tôn trọng và công bằng. Sức khỏe tinh thần chính là, sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức mạnh tinh thần là việc giải quyết hài hoà cân bằng mối liên hệ khách quan giữa lí trí, tình cảm cũng như yếu tố bản năng.

Sức khỏe xã hội là sự hoà nhập của cá nhân với cộng đồng xã hội, nó được thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, sinh động giữa các thành viên với các cá nhân khác, với gia đình, nhà trường, bạn bè, làng xóm, cơ quan hay ngoài xã hội thông qua sự chấp nhận, sự tán thành, ủng hộ của xã hội. Cá nhân càng hòa nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến thì càng có sức khỏe tốt và ngược lại. Cơ sở của sức khỏe xã hội là việc giải quyết hài hòa giữa các hoạt động và lợi ích của cá nhân với hoạt động và lợi ích của tập thể cũng như toàn xã hội. Mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân, gia đình, xã hội hình thành trên cơ sở tri thức và văn hoá. Tri thức và văn hoá sẽ giúp các cá nhân có được cách xử lý các mối quan hệ xã hội phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, cụ thể để đạt tới sự thăng bằng trong các mối quan hệ xã hội. Biểu hiện cụ thể của sức khỏe xã hội là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.

Một số tác giả Việt Nam đưa ra khái niệm về sức khỏe có liên quan đến lĩnh vực mình nghiên cứu. Trong lĩnh vực y học, các nhà khoa học thống nhất với quan điểm của WHO và lấy định nghĩa đó làm cơ sở để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người Việt Nam hiện nay. Dưới góc độ triết học cũng đã có tác giả đưa ra những quan niệm của mình về sức khỏe như: “Sức khỏe là biểu hiện cụ thể các trạng thái vật chất sống bên trong cơ thể con người với những chất lượng tương ứng có thể nhận thức được” [62, tr. 18]. Định nghĩa này tập trung nhấn mạnh sức khỏe con người chịu sự tác động bởi hai mặt cơ bản là cơ chất bên trong cơ thể và điều kiện sống bên ngoài (tự nhiên và xã hội). Theo chúng tôi, thì cần phải nhấn mạnh đến yếu tố cơ bản nữa, đó là khả năng và quá trình tương tác giữa cơ chất với môi trường bên ngoài, bởi vì, trong nhiều trường hợp cơ chất bên trong là rất tốt nhưng sự tương tác của nó với môi trường bên ngoài không được thiết lập và phát huy thì cũng không thể phát huy được các yếu tố cơ chất ấy và ngược lại thì sức khỏe cũng không được bảo đảm.

Trong luận án này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về sức khỏe của WHO, vì theo chúng tôi, nó tương đối đầy đủ khi cho rằng sức khỏe bao gồm cả về thể lực, trí lực, không có bệnh tật, khuyết tật, có trạng thái ổn định

về sinh học, tâm lý và xã hội. Sức khỏe là một biến số rất phức tạp, liên tục có sự thay đổi phụ thuộc vào tổng thể các yếu tố bên trong, bên ngoài cơ thể, yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội và sự tương tác của tất cả các yếu tố ấy. Sức khỏe của từng cá nhân và sức khỏe của cộng đồng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không chỉ là kết quả của các điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên mà còn là sự phản ánh mức độ chăm sóc của xã hội cũng như văn hóa của con người. Xét một cách khái quát, sức khỏe của xã hội chịu sự tác động của tổng hợp các quá trình xã hội có liên quan đến sự sống của con người chúng ta có thể nhận thức và cải tạo nó.

Tiểu kết chƣơng 1

Vấn đề con người luôn được quan tâm nghiên cứu trong lịch sử triết học. Cùng với sự vận động, phát triển của lịch sử - xã hội các quan điểm triết học về con người cũng luôn có sự biến đổi và phát triển. Tùy theo cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau mà mỗi tác giả, mỗi trường phái triết học đều có những quan điểm khác nhau về con người. Khi đi nghiên cứu con người, các quan điểm ngoài mácxít đã không xuất phát từ luận điểm con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt tự nhiên - xã hội nhưng họ đã thấy, con người luôn bị chi phối bởi hai mặt: mặt tự nhiên của con người, con người là một bộ phận của thế giới tự nhiên và mặt xã hội làm cho con người khác với các sinh vật khác về chất, đó là những hoạt động mang tính xã hội của con người như hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, đạo đức…

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã kế thừa có chọn lọc và phát triển một cách sáng tạo những tư tưởng về triết học, về con người trong lịch sử và đã nghiên cứu con người với tư cách là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội. Các luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định, con người là một sinh vật có tính xã hội, nếu chỉ đứng trên quan điểm sinh học mà xét thì không thể hiểu được chẳng những thực chất con người mà ngay cả ý nghĩa của cơ thể con người.

Trên cơ sở luận điểm con người là một thực thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội, các nhà triết học Mác - Lênin đã đi vào nghiên cứu yếu

tố tự nhiên, yếu tố xã hội của con người, mối quan hệ cũng như vai trò của chúng đối với quá trình hình thành, phát triển của con người. Qua đó, góp phần chứng minh tính khoa học về luận điểm của C.Mác, đồng thời vận dụng luận điểm đó để đưa nó vào phục vụ cuộc sống của con người. Quan điểm của triết học mácxít luôn xem xét con người trong chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt tự nhiên và xã hội, giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Trong yếu tố tự nhiên có các yếu tố sinh học như một bộ phận cấu thành. Chúng là những yếu tố hữu hình, hữu cơ, gắn bó với tổ tiên động vật và gắn với tự nhiên, thuộc về giới tự nhiên, làm cho con người hình thành và hoạt động trước hết như một cá thể sinh học hữu hình, phục tùng các qui luật sinh học, tự nhiên, tạo nên tiền đề sinh học hay tiền đề tự nhiên của cơ thể con người. Yếu tố xã hội là tất cả những quan hệ, hiện tượng, quá trình xã hội, những qui định về mặt xã hội, chỉ có trong xã hội, tương tác với các yếu tố tự nhiên, sinh học trong con người tạo nên những nhân cách trong con người cụ thể với ý thức, nhận thức, tri thức, tư duy lôgíc và hoạt động như một nhân cách. Yếu tố tự nhiên của con người là tất cả những tiền đề sinh vật của con người với tính cách là một bộ phận của giới tự nhiên, là tiền đề cho sự hình thành con người như là một thực thể sinh vật - xã hội. Nó bao gồm các cấu trúc sinh học của con người như cấu trúc giải phẫu, các quá trình sinh học như hô hấp, bài tiết, tuần hoàn, v.v.. diễn ra bên trong con người cũng như các quá trình tương tác con người - môi trường như một cá thể trong chỉnh thể tự nhiên - xã hội.

Quan điểm hiện đại về sức khỏe khẳng định: sức khỏe là trạng thái

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người việt nam hiện nay (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)