Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên bên ngoài con người

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người việt nam hiện nay (Trang 55 - 63)

2.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên đến sức khỏe con ngƣời

2.1.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên bên ngoài con người

Con người là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá hữu cơ, trở thành thành viên đặc biệt trong sinh quyển. Vị trí đặc biệt này được tạo nên bởi hai tính chất qui định bản chất con người. Đó là: bản tính tự nhiên được kế thừa và phát triển hoàn hảo hơn bất kỳ một sinh vật nào khác trong thế giới vật chất và bản chất xã hội, đặc biệt là văn hoá người mà các sinh vật khác không có. Bản tính tự nhiên và bản chất xã hội đã phát triển song hành, biến đổi và tiến hoá theo từng giai đoạn lịch sử. Do đó, mối quan hệ của môi trường tự nhiên với con người, cũng như sức khỏe của con người luôn chịu sự ảnh hưởng của cả hai phương diện này. Những hoạt động của con người bao gồm cả tư duy của họ đều dựa trên những tiền đề tự nhiên, những quá trình sinh lý, sinh hoá diễn ra trong cơ thể chứa đựng bản chất văn hoá. Hoạt động xã hội đặc thù này của loài người cũng là sản phẩm của quá trình tiến hoá cao nhất của thế giới vật chất - bộ não người.

Con người là một thành viên, một bộ phận của sinh quyển. Với tư cách là một thực thể tự nhiên, con người mang đầy đủ các đặc trưng của một sinh vật như: có mối liên hệ mật thiết với môi trường tự nhiên, thực hiện quá trình trao đổi chất, thực hiện các chức năng tự vệ, có khả năng thích nghi, tự điều chỉnh, sinh sản… Các quá trình đó đã và đang làm xuất hiện những yếu tố tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất đến con người và sức khỏe con người. Con người tồn tại và phát triển được nhờ vào môi trường, trong đó có môi trường tự nhiên, những cái đã có lịch sử tiến hoá trước và lâu dài hơn so với lịch sử tiến hoá của con người [61]. Với tư cách là một sinh vật mang bản chất xã hội con người luôn có mối liên hệ với tự nhiên, chịu sự tác động ảnh hưởng một cách thường xuyên liên tục và phổ biến của các yếu tố tự nhiên. Ngoài áp lực về mặt văn hoá thì áp lực từ môi trường tự nhiên đến đời sống và sức khỏe của con người là rất to lớn. Sự tác động này mang tính phổ

quát ở tất cả những chức năng sống và tồn tại của con người. Sự ảnh của môi trường tự nhiên đối với sức khỏe con người được thể hiện ở các khía cạnh cơ bản sau:

Ảnh hưởng của phương thức kiếm ăn và yếu tố địa lý đối với sức khỏe

Với tư cách là một thực thể tự nhiên - xã hội, con người luôn chịu sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội. Trong đó, cách thức kiếm ăn, các yếu tố thức ăn có ảnh hưởng rất quan trọng đến cấu trúc sinh thể, đến sự phát triển và sức khỏe con người, tuy rằng sự ảnh hưởng của các yếu tố này trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người là khác nhau.

Người tiền sử đã chuyển từ đời sống trên cây sang sống dưới mặt đất để kiếm ăn bằng cách hái lượm nguồn thức ăn sẵn có trong rừng. Cuộc sống dưới đất, phương thức tìm kiếm thức ăn đã giúp con người dần đứng thẳng, chi trước dần biến đổi thành tay, với sự hoạt động linh hoạt hơn về cấu trúc và chức năng, bàn tay cầm nắm chắc hơn. Từ đó, con người dần biết sử dụng và chế tạo công cụ lao động và ngày càng biến đổi về mặt hình dạng cơ thể. Bên cạnh đó, quá trình khai thác, chế biến nguồn thức ăn cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoàn chỉnh về hình thể con người. Sự chế biến, tiêu hoá các thức ăn tinh, dần làm mất đi chức năng cầm giữ của xương hàm khiến cho xương này ngày một thanh mảnh và ngắn lại. Cùng với quá trình đó thì bộ não con người ngày càng phát triển, trán to ra phía trước và tròn hơn, khung xương sườn được thu gọn, thích ứng với cách đi thẳng… dần tạo nên hình dạng cân đối của cơ thể người [41, tr. 280-281].

Thành phần thức ăn (chế độ dinh dưỡng), xu hướng phát triển các ngành nghề, xu hướng dinh dưỡng của từng vùng miền, khu vực khác nhau của con người có ảnh hưởng rất lớn đến hình thể, thể chất và sức khỏe của con người. Những khảo sát nghiên cứu của các nhà y sinh học cho thấy, ở Đông Bắc Brazin có ba nhóm cư dân sống trong những điều kiện sinh thái khác nhau. Nhóm ở gần biển sinh sống bằng nghề đánh cá, nhóm ở nội địa sinh sống bằng nghề chăn nuôi và nhóm thứ ba sinh sống bằng nghề trồng trọt do tính đặc thù về địa lý. Hai nhóm đầu có xu hướng dinh dưỡng chủ yếu bằng

những thực phẩm giàu đạm thì có hình thể cao lớn, vạm vỡ, còn nhóm thứ ba thành phần thức ăn chủ yếu bằng lúa gạo và các thức ăn thực vật khác giàu tinh bột nên có tầm vóc thấp bé hơn. Ở Kênia (Châu phi) hai bộ tộc người là Maxai và KuKuia sống gần nhau với điều kiện sinh thái gần như nhau nhưng người Maxai sống bằng nghề chăn nuôi có thói quen ăn nhiều thịt, do đó có thể trọng trung bình nặng hơn người KuKunia (sinh sống bằng nghề trồng trọt ăn nhiều ngũ cốc và rau quả) tới 10-11kg. Nhóm cư dân vùng Calcuta - Ấn độ vốn gần gũi nhau về mặt di truyền nhưng họ có sự khác biệt về mặt hình thể và sức khỏe, do có sự khác biệt lớn về chế độ dinh dưỡng. Ở nhóm người mà do điều kiện tự nhiên, chế độ dinh dưỡng giàu thực vật hơn, đa số các đặc điểm sinh lý và sinh thái đều thấp hơn nhóm dinh dưỡng giàu động vật, nhưng họ lại có sự tăng cao hoạt tính của men amylaza và phốtphataza kiềm, tăng bạch cầu của axit, tăng PH huyết thanh [41, tr. 281], v.v..

Như vậy, sự khác biệt về cơ thể của các cư dân ở Đông Phi và Nam Mỹ có thể có sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền nhưng không thể không nói tới vai trò của nguồn dinh dưỡng, cách thức dinh dưỡng và cách thức kiếm ăn của con người.

Ngoài ra yếu tố địa lý có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sức khỏe con người. Các nghiên cứu khoa học cho thấy: cộng đồng dân cư sống ở các vùng địa lý mà lượng các chất khoáng hay yếu tố vi lượng mất cân bằng quá mức sẽ bị thiếu muối khoáng trong cơ thể và quá trình trao đổi chất sẽ bị rối loạn. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật cho con người như: hạn chế về chiều cao, chậm mọc răng ở trẻ em, bệnh loãng xương; những cư dân sống ở nơi giàu chất kích thích quá trình hoá xương thì có tầm vóc cao lớn, hộp sọ có xu hướng to, dài, phần mặt tương đối hẹp. Bệnh bướu cổ do thiếu iốt của các cư dân miền núi, thậm chí ngay ở một số vùng đồng bằng cũng là một trong những hệ quả của sự mất cân bằng của con người với môi trường địa lý hoá. Sự thiếu iốt trong cơ thể và bệnh bướu cổ có thể do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do môi trường thiếu iốt.

Một số đặc trưng về cấu tạo cơ thể và một số bệnh của con người hiện nay đã minh chứng cho mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường sống và cơ thể

con người.

Cùng với quá trình xã hội hoá ngày càng mạnh mẽ, ngày nay có vẻ sự tác động của các yếu tố tự nhiên đến sức khỏe mờ đi, nhưng chúng ta vẫn không thể bác bỏ một điều: do cách thức làm việc, hoạt động mà có sự khác nhau về hình thể và sức khỏe. Điều đó cho thấy từ những điều kiện sinh thái, hình thành cách thức sinh hoạt, lao động và dinh dưỡng có ảnh hưởng rất to lớn đến sức khỏe con người.

Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến sức khỏe

Khí hậu là tổ hợp của nhiều yếu tố riêng biệt có quan hệ biện chứng tác động, ảnh hưởng lẫn nhau như: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, khí quyển, gió, lượng mưa, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng diễn ra trong một thời gian dài ở một vùng, miền hay khu vực xác định [145]. Các yếu tố trên liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ hợp phức tạp có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sức khỏe con người. Mỗi một yếu tố của khí hậu cùng với quá trình biến đổi của nó sẽ ảnh hưởng tới một góc độ và một mức độ khác nhau đến sức khỏe con người trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Nhiệt độ môi trường là yếu tố luôn có sự ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Con người thuộc nhóm động vật đẳng nhiệt, tức cơ thể luôn có nhiệt độ ổn định khoảng 37oC nhờ có cơ chế điều hoà nhiệt riêng và trung tâm điều hoà nhiệt ở bộ não hoặc dựa trên những đặc tính sinh học như quá trình ngủ đông, ngủ hè, di cư…

Sự điều hoà nhiệt của con người thông qua sự thay đổi linh hoạt của lớp da, điều chỉnh lớp mao mạch và lớp mỡ dưới da, hoặc thay đổi tỷ lệ giữa diện tích và thể tích cơ thể hay cũng có thể là thay đổi thói quen dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thay đổi màu da, v.v.. Nhiệt độ môi trường thường không ổn định mà thường xuyên biến đổi do sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau của thời tiết. Sự dao động về nhiệt độ làm rối loạn các chức năng sinh lý của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết… Khi nhiệt độ môi trường giảm xuống quá thấp so với nhiệt độ của cơ thể, nó sẽ tác động lên các hệ cơ quan của con người gây ra những biến đổi chức năng sống như: tăng áp lực

máu dẫn tới tăng huyết áp động mạch; tăng độ nhớt của máu dẫn đến tăng mức độ đông máu; gây stress do lạnh hay tổn thương hệ thống tự điều hoà thân nhiệt, v.v.. gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.

Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, thời tiết nóng, nhiệt độ cơ thể tăng lên, để giảm nhiệt độ cơ thể phản ứng bằng cách đổ mồ hôi, đồng thời các mạch máu ngoại vi giãn rộng, cường độ hô hấp tăng lên… để phân tán nhiệt. Nếu nóng kéo dài, mồ hôi mất quá nhiều mà không bù đắp được kịp thời, có thể dẫn tới tình trạng bất tỉnh, bởi vì mất nhiều nước sẽ làm giảm lượng máu lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh [144].

Độ ẩm của môi trường có sự ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Nếu độ ẩm quá cao, không khí bão hòa làm cơ thể rối loạn các chức năng sinh lý, khi nhiệt độ cao nó sẽ ngăn cản quá trình tỏa nhiệt làm cho cơ thể mệt mỏi khó chịu; độ ẩm quá cao kéo dài, không khí môi trường ẩm thấp tạo điều kiện gián tiếp cho các mầm bệnh phát triển, dẫn đến sự gia tăng các bệnh về hô hấp; gia tăng các bệnh về khớp, tim mạch, viêm phổi… ngược lại, nếu độ ẩm không khí quá thấp sẽ dẫn đến tới tình trạng khô hanh làm khô da, niêm mạc, không khí bị khô kéo dài cũng sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, viêm đường hô hấp, cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi.

Từ trường, ánh sáng có thể làm biến đổi to lớn đến các chức năng sống của con người. Khi có nhiễu loạn hoặc bão từ, từ trường trái đất có sự biến đổi nhanh và mạnh dẫn tới tăng trương lực nhận cảm của hệ thần kinh thực vật và làm tăng quá trình ức chế trong hệ thần kinh trung ương, gây giảm các phản xạ có điều kiện và không điều kiện có thể gây rối loạn trí nhớ, sự linh hoạt. Theo một số thống kê của các nhà khoa học, trong những ngày bão từ số vụ tai nạn lao động và tai nạn giao thông tăng lên rất rõ ràng, số ca tử vong đột ngột do bệnh tim mạch trong những ngày nhiễu loạn từ trường không khí tăng khoảng 2-2,7 lần so với ngày bình thường [9, tr. 2]. Chế độ chiếu sáng tạo nên những thích nghi về màu sắc của da như: sắc tố mêlanin, sự thay đổi chiều cao của cơ thể, bề rộng của vai, hông, chỉ số vòng ngực. Sự thay đổi có tính chu kỳ chế độ chiếu sáng cũng tác động lên quá trình thích nghi của con người. Ban đêm, bóng tối và sự yên tĩnh sẽ ức chế nhiều khu

vực hoạt động của não tạo nên giấc ngủ cho con người. Ban ngày, ánh sáng kích thích vào các trung khu thần kinh của não, não bộ liên tiếp phải tiếp nhận các thông tin từ môi trường xung quanh, con người trở nên hưng phấn và hoạt bát.

Trong những năm gần đây, khí hậu toàn cầu có sự biến đổi rất mạnh mẽ đã và đang có những tác động to lớn đến xã hội loài người, sự biến đổi của khí hậu một cách phức tạp, trên diện rộng đã gây ra nhiều những tác động tồi tệ nhất đối với không chỉ các nước nghèo mà còn cả với các nước công nghiệp hùng mạnh nhất. Gần đây nhất là sự hoạt động của núi lửa ở Ailen (4/2010, 5/2011), lũ lụt ở Parkistan (9/2010), trận lụt ở Việt Nam (11/2011), động đất ở Haiti (1/2010) và Niudilân (12/2011), động đất và sóng thần ở Thái Lan, Inđônêxia, Xrilanca (12/2004) và Nhật Bản (3/2011) đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe của hàng chục triệu người.

Như vậy, môi trường tự nhiên và con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự biến đổi của môi trường tự nhiên tốt hay xấu, theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe con người. Những gần đây, các ảnh hưởng tiêu cực của môi trường tự nhiên đến sức khỏe có xu hướng gia tăng, các trận bão lụt, thảm họa, sóng thần và các thảm họa môi sinh khác… đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người và để lại những di chứng nặng nề về thể chất, tinh thần đối với nhiều triệu người trên trái đất. Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm gây ra sự mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, bệnh tật gia tăng, sự biến đổi xấu của môi trường cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới; ô nhiễm môi trường, hạn hán, biến đổi khí hậu toàn cầu… dẫn đến sự nghèo đói, kém phát triển cả về tinh thần, thể chất và văn hoá.

Môi trường tự nhiên của Việt Nam hiện nay đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở cả thành thị và nông thôn, ở cả môi trường nước, không khí và môi trường đất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng ở tất cả các khu vực dân cư. Có thể thấy một số xu hướng bệnh tật rất đáng chú ý ở nước ta hiện nay như:

Thứ nhất, xu hướng tỷ lệ số người nhiễm và mắc bệnh trong cộng đồng ngày càng gia tăng, theo kết quả điều tra ở nước ta những năm vừa qua, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng thì số người mắc các bệnh liên quan đến môi trường ngày càng tăng nhanh trong cộng đồng. Ở mỗi địa phương nước ta trong khoảng 10 năm trở lại đây đều có sự gia tăng đột biến về bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về da, về mắt, các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, ung thư… Một điều tra dịch tễ khác cũng cho thấy, tại xã Hoàng Tây (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) nơi có nguồn nước sông Nhuệ đi qua đã bị ô nhiễm nặng nề, cả xã hiện có 1500 hộ dân với gần 6000 nhân khẩu, được gọi là xã ung thư khi số người chết vì bệnh ung thư tăng đột biến trong khoảng 10 năm gần đây. Theo cán bộ của Trạm Y tế xã, ca ung thư tử vong đầu tiên được phát hiện vào năm 2002, và đến nay, xã đã có khoảng 40 ca tử vong do ung thư, người chết đa phần là nam giới, tuổi đời trung bình từ 40 - 55. Một thống kê khác cũng cho thấy, do ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người việt nam hiện nay (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)