Ảnh hưởng của lối sống đến sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người việt nam hiện nay (Trang 110 - 122)

2.2. Ảnh hƣởng của yếu tố xã hội đến sức khỏe con ngƣời

2.2.3. Ảnh hưởng của lối sống đến sức khỏe

Con người tồn tại với tư cách là các cá nhân có những sở thích, thói quen riêng. Những thói quen ấy được thể hiện rất phong phú tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh học, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, điều kiện gia đình và môi trường xã hội. Thói quen của con người được thể hiện ở góc độ dinh dưỡng, vận động, tinh thần tâm lý, lối sống và giờ giấc sinh hoạt. Các kết quả NCKH cho thấy, những người cao tuổi, khỏe mạnh, có đời sống viên mãn đều có đặc điểm chung là: phương pháp dưỡng sinh, lối sống của họ phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn của sinh lý và tâm lý lành mạnh, phù hợp với lối sống khoa học và thói quen tốt đẹp của con người.

tích cực trong sinh hoạt như: chú ý giữ vệ sinh, nhất là vệ sinh ăn uống; không lười biếng; không lạm dụng tình dục quá mức; không ăn quá no; không tham lam; không nên hút thuốc lá và uống rượu [74, tr. 314]. Tôn Tự Mạc, một danh y, một nhà dưỡng sinh nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc, cho rằng, muốn có sức khỏe tốt, trường thọ thì trong lối sống hàng ngày cần chú ý đến dưỡng sinh; coi trọng chế độ ăn uống (ăn uống đúng cách); chăm lao động. Danh họa thiên tài Tề Bạch Thạnh đã rút ra 7 thói quen xấu cần phải tránh trong lối sống hàng ngày để có sức khỏe tốt là: không hút thuốc, không uống rượu; không vui quá mức, không tức giận; không suy nghĩ lung tung; không lười biếng; không để thời gian trôi vô ích [93, tr. 73]. Như vậy là từ xa xưa cho đến nay, con người đã thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa lối sống, thói quen sinh hoạt, tập quán với sức khỏe. Cùng với những tập quán, thói quen cũ, xã hội ngày càng hình thành nhiều thói quen, lối sống mới có ảnh hưởng mạnh mẽ vừa tích cực, vừa tiêu cực đến sức khỏe con người. Trong phần này, luận án tập chỉ trung nghiên cứu một số lối sống và một số thói quen sinh hoạt phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam nhằm rút ra giải pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho con người Việt Nam hiện nay. Đó là, thói quen hút thuốc lá, thói quen uống rượu, bia và một số thói quen về dinh dưỡng, thói quen rèn luyện TDTT… Tuy nhiên, tùy theo tính thời sự của từng thói quen mà luận án trình bày mặt tích cực hay tiêu cực của nó để hạn chế hay thúc đẩy chúng.

Ảnh hưởng của thói quen hút thuốc lá đến sức khỏe

Sự ảnh hưởng tiêu cực của thói quen hút thuốc lá với sức khỏe con người đã được khẳng định. Hút thuốc lá và thói quen hút thuốc lá ngày nay được coi như một yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mang tính toàn cầu, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh chết người và bệnh mãn tính. So sánh nguy cơ tử vong do hút thuốc lá với các nguy cơ tử vong sớm khác thì hút thuốc lá có nguy cơ đặc biệt cao. Một nửa số người nghiện thuốc lá sẽ tử vong do các bệnh tật liên quan đến thuốc lá. Theo dự đoán của các nhà khoa học, "đến năm 2030 (hoặc có thể sớm hơn) thuốc lá sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong với khoảng hơn 10 triệu người chết mỗi năm trên thế

giới. Nếu chúng ta không có kế hoạch phòng ngừa và các biện pháp ngăn chặn hiệu quả thì hơn 500 triệu người đang sống hôm nay sẽ có nguy cơ tử vong trong một vài thập niên tới, trong đó, hơn một nửa là thanh thiếu niên" [7, tr. 118].

Hút thuốc lá là yếu tố có nguy cơ lớn nhất gây ra các căn bệnh ác tính, đặc biệt là căn bệnh ung thư phổi. Hiện nay, có khoảng 36 loại bệnh đã được khẳng định có liên quan đến hút thuốc lá [7, tr. 119], các căn bệnh liên quan đến hút thuốc lá đã được cảnh báo đầy đủ như: ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, các bệnh về tuần hoàn, bệnh về đường hô hấp như khí phế thũng. Người hút thuốc lá có nguy cơ tử vong do mắc lao cao hơn nhiều so với những người không hút thuốc lá. Khói thuốc lá gây nguy hiểm tới sức khỏe của cả những người hút trực tiếp và gián tiếp, con của các bà mẹ hút thuốc lá thường nhẹ cân hơn, có nguy cơ mắc phải các bệnh đường hô hấp và có tỉ lệ tử vong cao hơn những đứa trẻ do các bà mẹ không hút thuốc sinh ra, ngay cả người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi tiếp xúc với khói thuốc [7, tr. 119].

Ngoài sự tác động trực tiếp đến sức khỏe bằng việc gây ra các bệnh nguy hiểm, hút thuốc lá còn ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe bằng sự tác động trung gian của đói nghèo. Hàng năm, các chi phí xã hội cho thuốc lá là khá lớn. Chúng dùng để chi phí cho điều trị, phòng ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến thuốc lá như: mất khả năng lao động, đau ốm hoặc tử vong. Chi tiêu cho thuốc lá đã thay thế hoặc chiếm phần lớn việc chi tiêu cho y tế và giáo dục của các gia đình nghèo. Các hộ gia đình nghèo không có khả năng chi trả cho việc mua sách vở, đồng phục và đóng học phí. Do đó, con cái của họ thường phải bỏ học khi còn ở bậc tiểu học mà không được học tiếp ở bậc cao hơn vì không có tiền. Các nghiên cứu ở các quốc gia châu Á đã khẳng định tầm quan trọng của việc giảm hút thuốc từ góc độ của các hộ gia đình nghèo. Ở Băng La Đét ước tính khoảng 10,5 triệu người đói sẽ đủ lương thực, nếu số tiền chi cho thuốc lá được dùng để mua lương thực. Một nửa trong số 350 trẻ em chết vì đói hàng ngày sẽ có lương thực để tồn tại, nếu cha mẹ chúng dùng tiền để mua lương thực thay vì việc chi cho thuốc lá [7, tr. 125], điều đó cũng có nghĩa là, nếu cha mẹ chúng chỉ cần cai thuốc lá,

thì mỗi năm số trẻ em bị chết vì thiếu lương thực sẽ giảm đi. Do vậy, những nỗ lực làm giảm tỉ lệ hút thuốc lá có tầm quan trọng trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Giảm hút thuốc lá thì các gia đình có mức thu nhập thấp và nghèo sẽ có khả năng chi trả cho việc mua thực phẩm, nước sạch, vệ sinh và giáo dục trong phạm vi tài chính của họ, đó là những điều kiện thuận lợi để nâng cao sức khỏe cho gia đình và bản thân họ.

Việt Nam có tỉ lệ người sử dụng thuốc lá ở nhóm cao nhất trên thế giới. WHO đã cảnh báo, khoảng 10% dân số Việt Nam ngày nay sẽ tử vong sớm do các bệnh có liên quan đến việc sử dụng thuốc lá và một nửa trong số đó sẽ tử vong ở độ tuổi lao động. Nếu không có các biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm làm giảm số lượng người hút thuốc lá thì tổng số người chết do hút thuốc lá ở Việt Nam sẽ cao hơn số người chết do AIDS, bệnh lao và tai nạn cộng lại [7, tr. 118]. Việc nghiên cứu tác hại của hút thuốc lá đối với sức khỏe ở nước ta được tiến hành từ năm 1957, tuy vậy, chúng ta chưa có một hệ thống theo dõi, báo cáo tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của những bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá với các yếu tố nguy cơ và tình hình bệnh tật do thuốc lá ở Việt Nam. Theo số liệu điều tra được công bố vào ngày 5/ 5/ 2010 cả nước có khoảng 50% nam giới đến tuổi trưởng thành (khoảng 17 triệu người) và 3,4% nữ giới hút thuốc lá. So với thống kê của WHO thì tỉ lệ này là cao nhất châu Á, trong đó 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15-24 hút thuốc lá. Đặc biệt, có hơn 40% nam cán bộ y tế và 1,3% nữ cán bộ y tế hút thuốc lá. Nếu chúng ta không có những giải pháp hạn chế tình trạng này thì trong những năm tới chúng ta sẽ có hàng chục triệu người chết sớm do hút thuốc lá [49]. Hàng năm có khoảng 40.000 chết vì thuốc lá và có liên quan đến thuốc lá, trong khi hàng năm số người chết do tai nạn giao thông khoảng 13000 - 14000 người, từ năm 1992 đến nay 48.000 người chết do HIV/AIDS [12].

Ảnh hưởng của thói quen uống rượu đến sức khỏe

Các cuộc điều tra trên phạm vi quốc tế cho thấy, mức độ tiêu thụ rượu có liên quan mật thiết với sức khỏe, bệnh tật và các vấn đề xã hội.

Rượu (bia) là đồ uống cung cấp năng lượng và nghèo dinh dưỡng, có những loại rượu nếu dùng một lượng vừa phải sẽ có tác dụng làm giảm nguy

cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh ung thư góp phần tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự hoạt động linh hoạt, sáng tạo của bộ não. Nếu một người bình thường mỗi ngày uống một ly rượu nhỏ đảm bảo chất lượng sẽ có lợi cho sức khỏe, ngược lại, khi uống quá nhiều và nhất là đối với những loại rượu chưng cất không đảm bảo chất lượng thì sẽ có hại cho sức khỏe. Các loại rượu chưng chất không đảm bảo chất lượng có chứa mêthanol, butanol… rất độc hại đối với con người. Tuỳ theo mức độ nghiện rượu và thời gian uống rượu của mỗi người mà tác hại của rượu đối với sức khỏe là khác nhau. Nghiện rượu có thể gây tình trạng tổn thương gan, bởi vì, gan là cơ quan chuyển hoá rượu, giải độc và bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể.

Người nghiện rượu sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Theo nghiên cứu của trường đại học Osaka của Nhật Bản, với nam giới việc sử dụng loại đồ uống có nồng độ cồn cao làm tăng 48% nguy cơ tử vong do đột quị, với phụ nữ, đồ uống có nồng độ cồn cao làm tăng nguy cơ đột quị đến 92% [42]. Trong số những người chết vì bệnh tim mạch, có 57% là những người thường xuyên uống rượu [7, tr. 129]. Đối với những người mắc bệnh mãn tính như hen phế quản, tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, suy tim, đái tháo đường, viêm gan mãn tính nếu uống nhiều rượu sẽ càng làm cho bệnh nặng thêm, thậm chí dẫn đến tử vong.

Người nghiện rượu có thể bị viêm, loét và thủng dạ dày, có thể bị rối loạn các chức năng của cơ thể, làm suy giảm khả năng tình dục, làm tăng nguy cơ sảy thai và dị dạng thai nhi ở phụ nữ mang thai.

Rượu có tác động rất mạnh đến hệ thần kinh của con người, khi uống nhiều rượu làm ức chế vùng vỏ não điều khiển sự tự chủ, kiềm chế của con người, gây rối loạn trí nhớ, đó là nguyên nhân gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe. Uống rượu say sẽ thiếu tự chủ, thiếu sự phán đoán, mất đi sự tỉnh táo, sáng suốt, rối loạn, lệch lạc về nhân cách có thể gây nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội. Người say rượu hay gây ra các hành động bạo lực, tâm lý chán nản, căng thẳng mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Khi mất tự chủ họ có nguy cơ sa vào các tệ nạn xã hội, sống buông thả, phá vỡ hạnh phúc gia đình và hủy hoại sức khỏe bản thân. Đặc biệt, khi

họ tham gia giao thông trong trạng thái kích thích hay say xỉn đều dẫn đến những hành vi gây nguy hiểm cho họ và xã hội. "Say rượu là nguyên nhân đứng thứ hai gây tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay" [7. tr. 230].

Nghiện rượu, tình trạng uống rượu kéo dài gây suy giảm sức khỏe, làm giảm thu nhập cho gia đình có thể dẫn tới nghèo đói, ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu CSSK, nhu cầu học tập. Đó là căn nguyên rất cơ bản để ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe gia đình. Việc lạm dụng rượu (bia) là một trong những vấn đề nghiêm trọng, gây nhiều những ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế cho gia đình và xã hội ở nhiều quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, uống rượu và các đồ uống có cồn được coi là một tất yếu trong các lễ hội, yến tiệc, có thể xem như một thói quen trong cuộc sống hàng ngày nhưng do rượu được sử dụng quá tự do, thiếu tính kiểm soát, người dân uống rượu một cách tràn lan đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng đối với sức khỏe và một số vấn đề xã hội khác. Tình trạng sử dụng rượu (bia) ở Việt Nam đã đến mức báo động. Theo kết quả nghiên cứu, người Việt Nam sử dụng rượu (bia) với số lượng là 6,4 đơn vị/ngày, 26 đơn vị/tuần vượt quá an toàn cho phép của WHO về độ đảm bảo sức khỏe dẫn đến nguy cơ ngộ độc tăng cao 28,5%; khả năng nhiễm xơ gan, ung thư gan 10,7%; loét dạ dày 14,2%; đau đầu 78,5%; lo âu trầm cảm 87,5%; hoang tưởng 14,2%. Hàng năm nước ta tiêu tốn khoảng 6000 tỷ đồng cho rượu, bia chưa kể chi phí cho việc khám chữa bệnh liên quan đến rượu, bia; tai nạn giao thông; tai nạn lao động do say rượu gây ra. Số lượng người nghiện rượu ngày càng trẻ hóa, bắt đầu uống từ 10 tuổi, tỷ lệ nghiện tăng từ 28 - 46,1% [58]. Trong khi đó, tình hình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ rượu (bia) ở Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần đây; 95,7% người sử dụng rượu nấu thủ công [19]... đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng này bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Ảnh hưởng của một số thói quen tiêu cực khác đến sức khỏe

Sử dụng ma tuý: các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển và các nước nghèo, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với vấn nạn nghiện và sử dụng ma tuý một cách tràn lan. Tác động tiêu cực của vấn

nạn này có ý nghĩa cả ở khía cạnh xã hội và cả ở khía cạnh y tế đối với cá nhân người sử dụng ma túy, gia đình, họ hàng, bạn bè và toàn xã hội. Những mối liên hệ trực tiếp tới các vấn đề sức khỏe như HIV/AIDS, viêm gan B, bạo lực gây thương tích, huỷ hoại suy kiệt là rõ ràng. Sức khoẻ cộng đồng thường xuyên bị thách thức bởi hành vi nguy hiểm của việc nghiện hút ma tuý. Trong cơn nghiện, người nghiện ma tuý không kiểm soát được lí trí, có thể gây ra những hành vi bạo lực đối với những người xung quanh, thậm chí cả đối với những người thân yêu nhất của họ. Để thỏa mãn cơn nghiện, họ sẵn sàng ăn trộm, cướp giật, giết người… gây rối loạn về an ninh trật tự; nghiện ma túy còn làm cho kinh tế gia đình khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ các thành viên gia đình.

Ở Việt Nam hiện nay, ma tuý đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng. Theo số liệu điều tra của Bộ công an và Bộ lao động thương binh xã hội, năm 2010 số người nghiện ma tuý ở nước ta là 131.000 người [12], con số này có vẻ như không phản ánh được tình trạng người nghiện ma tuý ở Việt Nam. Các cuộc điều tra cho thấy, tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS trong nhóm người tiêm chích ma tuý dao động từ 9,9% - 19,4% [7, tr. 131], điều này có nghĩa là tiêm chích ma tuý là đường lây nhiễm hàng đầu của đại dịch HIV/AIDS ở nước ta. Đặc biệt nguy hại là hiện tượng sử dụng ma túy ở lứa tuổi học đường có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Tính đến ngày 30/09/2010 cả nước ta có 180.312 người nhiễm HIV, trong đó có 42.339 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 48.368 người tử vong do AIDS [12]. Chính phủ đã thành lập Uỷ ban quốc gia phòng chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS, Luật kiểm soát và phòng chống ma túy đã được Quốc hội thông qua năm 2000 tạo khung pháp lý cho các hoạt động phòng chống ma túy. Các bộ, cơ quan đã ban hành một số công văn, văn bản hướng dẫn có

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người việt nam hiện nay (Trang 110 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)