3.2. Nhóm giải pháp tác động đến mặt xã hội nhằm chăm sóc, bảo
3.2.2. Xây dựng lối sống lành mạnh, ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã
nâng cao sức khỏe nhân dân
Con người là một thực thể tự nhiên - xã hội, tồn tại trong mối liên hệ biện chứng với thế giới tự nhiên. Xét đến cùng trong con người, vai trò của yếu tố xã hội đóng vai trò quyết định hơn. Sự khác biệt lớn nhất giữa con người với các sinh vật khác là sự hoạt động của ý thức của con người. Nhờ hoạt động này, con người luôn chủ động làm chủ bản thân, làm chủ tự nhiên và xã hội. Sự chủ động của con người được thể hiện trong những sinh hoạt hàng ngày của mình. Con người biết tự rèn luyện bản thân, chủ động trong cuộc sống, chủ động ngay cả trong những hoạt động có tính sinh vật của loài, điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cũng như quá trình tồn tại và phát triển con người. Để có một cuộc sống khỏe mạnh, không bệnh tật, mỗi con người cũng như toàn xã hội cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen xấu, phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
3.2.2.1. Xây dựng lối sống, thói quen lành mạnh
người chủ động thích nghi với môi trường sống cả ở hiện tại và tương lai. Thông qua đó, con người lọc bỏ những yếu tố bất lợi, chủ động tạo ra những yếu tố có lợi, sẵn sàng đáp ứng trước những biến đổi của môi trường xung quanh mình. Cuộc sống của con người được thể hiện qua rất nhiều những hoạt động khác nhau, hình thành nên các thói quen, cách sống khác nhau. Những hoạt động này đều ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe con người. Chế độ sinh hoạt, chế độ ngủ, nghỉ, hoạt động giải trí, thói quen làm việc, dinh dưỡng và rèn luyện TDTT có ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe con người.
Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học
Qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, những người khỏe mạnh sống lâu đều có một đặc điểm chung là phương pháp dưỡng sinh của họ phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn của sinh lý và tâm lý lành mạnh, phù hợp với cách sống khoa học và thói quen tốt đẹp của con người [93, tr. 311]. Lối sống và thói quen của con người có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sức khỏe của họ. Các chế độ, giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại, tham gia vui chơi giải trí, giữ gìn vệ sinh thân thể hay rèn luyện TDTT… đều tác động đến sức khỏe. Tùy cách thức và qui trình thực hiện sinh hoạt khác nhau mà chúng có những tác động khác nhau làm thay đổi các chỉ số sinh học trong con người. Nếu mỗi người xây dựng cho mình một lối sống, thói quen hợp lí khoa học, tức là các chế độ ngủ nghỉ, ăn uống, đi lại, rèn luyện… đúng giờ, phù hợp với các tố chất sinh học của họ, thì cơ thể sẽ khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Ngược lại, khi chúng ta có thói quen ngủ nghỉ, ăn uống, đi lại… thất thường các chỉ số sinh học sẽ bị rối loạn và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Chẳng hạn, thói quen ít vận động dễ làm gây các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì; thói quen ăn mặn dễ gây các bệnh về thận, bệnh huyết áp; thói quen hút thuốc lá dễ mắc các bệnh về phổi; thói quen ăn uống mất vệ sinh dễ gây các bệnh về tiêu hóa [93, tr. 314]... bởi vậy, mỗi người cũng như toàn xã hội phải xây dựng một lối sống khoa học, một thói quen tốt để bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Trước hết, mỗi người cần xây dựng cho mình tư duy ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt, làm việc theo giờ giấc tạo cho mình một nhịp
điệu sinh học nhất định; xây dựng cho mình có ý thức vệ sinh, đặc biệt, trong ăn uống và vệ sinh thân thể; xây dựng nếp sống yêu lao động, không lười biếng; tạo thói quen không ăn quá no, quá nhiều chất dinh dưỡng; xây dựng thói quen thoải mái, không tham lam danh vọng và tiền bạc; không hút thuốc lá và lạm dụng rượu (bia)… Đối với xã hội, cần phải xây dựng các hành lang pháp lý; các qui tắc ứng xử văn hóa; xây dựng lối sống hiện đại, văn minh trên cơ sở lối sống tích cực của truyền thống và các giá trị sống khoa học của thế giới; có nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhân dân lối sống khoa học, dần xóa bỏ những tập tục, thói quen không có lợi cho sức khỏe nhằm xây dựng thói quen sống tích cực có lợi cho sức khỏe.
Chủ động xây dựng chế độ, thói quen dinh dưỡng hợp lí, khoa học Dinh dưỡng (chế độ ăn) đầy đủ là một yếu tố cần thiết để có một sức khỏe tốt, chế độ ăn đủ chất và hợp vệ sinh là nền tảng cho sức khỏe của mỗi người cũng như cộng đồng. Chế độ ăn thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều có thể là nguyên nhân của bệnh tật gây hại cho sức khỏe.
Thiếu dinh dưỡng hiện nay vẫn là một vấn đề lớn ở Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ mang thai, trong khi đó, thừa dinh dưỡng lại là vấn đề mới nổi lên ở nước ta trong những năm gần đây. Các bệnh có liên quan nhiều đến thừa dinh dưỡng ở nước ta hiện nay như: bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, sâu răng, sỏi mật, rối loạn tiêu hoá, loãng xương, gút… xuất hiện ngày càng nhiều.
Chế độ ăn được xác định theo mỗi quốc gia và sở thích của từng cá nhân (văn hoá ẩm thực địa phương) và tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế. Người Việt Nam từ xưa đã có thói quen dinh dưỡng khá hợp lí, ngoài thịt, cá còn sử dụng nhiều rau xanh, tuy vậy, một số vùng, miền vẫn tồn tại những thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe: ăn kiêng trong quá trình sinh đẻ và cai sữa của mẹ; thói quen ăn tiết canh sống; ăn gỏi cá; thịt sống… Vấn đề lớn về dinh dưỡng chúng ta cần quan tâm hiện nay là, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và phụ nữ nước ta còn cao do một số nguyên nhân như: thiếu lương thực, thực phẩm; thành phần bữa ăn không hợp lí cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai; bà mẹ thiếu kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho bản thân và trẻ;
cho trẻ ăn tạp, dùng nước đun sôi để nguội quá sớm. Một số nguyên nhân khác như: chăm sóc thiếu chu đáo đối với trẻ khi chúng mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, ỉa chảy cấp, bệnh đường ruột do ký sinh trùng… cũng gây suy dinh dưỡng và làm sức khỏe kém.
Cùng với quá trình đô thị hoá đất nước, lối sống mới cũng dần hình thành và phát triển ở nước ta, trong đời sống xã hội xuất hiện nhiều những thói quen dinh dưỡng có hại cho sức khỏe như: sử dụng quá nhiều chất béo, chất đường; thói quen tụ tập nhậu nhẹt, uống quá nhiều rượu (bia)… dẫn tới tình trạng béo phì và các bệnh về chuyển hoá có xu hướng gia tăng.
Từ tình hình đó, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp xây dựng thói quen dinh dưỡng hợp lí nhằm bảo đảm và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng cá nhân, gia đình, vùng, miền…
Trước hết, Chính phủ có trách nhiệm xây dựng, phát triển các chính sách về lương thực, thực phẩm và dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi, để toàn dân có khả năng tiếp cận với các loại thực phẩm đủ dinh dưỡng. Việt Nam là một quốc gia đã tự túc và xuất khẩu lương thực nhưng vẫn còn các gia đình nghèo không đủ lương thực ổn định trong năm. Đất nước thường xuyên phải chịu thiên tai như: hạn hán, bão lụt… phá hủy mùa màng làm cho nhiều vùng người dân không đủ lương thực, thực phẩm để sử dụng. Ngay cả các thành phố, thị xã lớn số người dân có đủ lương thực, thực phẩm để sử dụng vẫn còn ở mức hạn chế, nhất là những giai đoạn “bão giá”, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nhân dân.
Chính phủ và chính quyền các cấp cần có những chiến lược, chương trình dinh dưỡng có hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thiếu lương thực tiến tới ngày càng có nhiều người được tiếp cận với các nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Chính phủ cần tiến hành xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí, phù hợp với cơ chất con người Việt Nam. Chế độ dinh dưỡng cần chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể theo giới, lứa tuổi; khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm; điều kiện kinh tế của nhân dân; tập tục, thói quen ăn uống lâu đời của
nhân dân ta theo từng vùng miền, bảng chế độ dinh dưỡng càng chi tiết càng tốt. Trên cơ sở đó, tổ chức lực lượng mà nòng cốt là ngành y tế tuyên truyền, giáo dục đưa vào cuộc sống, tạo thói quen trong nhân dân.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về dinh dưỡng trong nhân dân. Thiếu lương thực, thực phẩm làm cho sức khỏe con người giảm sút, nhưng khi được cung cấp đầy đủ vẫn cần thiết phải có một cách thức dinh dưỡng tốt nhằm đảm bảo dinh dưỡng hợp lí cho người dân. Ở nước ta, hầu hết trẻ em suy dinh dưỡng đều sống trong các gia đình nghèo. Đây là đối tượng dễ bị tổn thương về mặt sức khỏe, do đó, trong xây dựng các chiến lược, chương trình dinh dưỡng cần tập trung nhiều hơn cho nhóm đối tượng này. Trên cơ sở những kiến thức về dinh dưỡng thu được, họ có khả năng khai thác những nguồn thực phẩm xung quanh mình cho phù hợp với điều kiện kinh tế. Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thì cần xây dựng cho mình chế độ ăn hợp lí, tránh được các nguy cơ của các bệnh lý do thừa dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không hợp vệ sinh. Đặc biệt, đối với các bà mẹ mang thai hoặc nuôi con nhỏ thì cần thường xuyên tổ chức các chương trình tuyên truyền, mở các lớp học, các buổi tư vấn riêng để họ có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và nuôi dưỡng con cái.
Giải quyết tình trạng thiếu vitamin A, thiếu iốt, giảm tỉ lệ thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, tích cực rèn luyện TDTT
Chế độ dinh dưỡng chưa đảm bảo vệ sinh, chế độ ăn chưa hợp lí, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở nước ta hiện nay, tình trạng thiếu vitamin ở trẻ là 10%, rối loạn cơ thể do thiếu iốt là 94% và thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai là 70%[56]. Điều đó, đòi hỏi trong những năm tới chúng ta phải triển khai một cách đồng bộ nhiều giải pháp, nhiều chương trình nhằm giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ tình trạng này, thực hiện tốt chương trình VSATTP; đẩy mạnh phong trào rèn luyện TDTT trong toàn xã hội, tạo thói quen tốt cho sức khỏe. Để thích nghi với những điều kiện khắc nhiệt của môi trường sống, con người thực hiện đồng thời cả quá trình tự nhiên và quá trình xã hội. Trên cơ sở hoạt động ý thức con người biết tự rèn luyện mình, nâng cao vai trò của quá trình tự nhiên, chủ động thích nghi với môi trường sống
của hiện tại và tương lai.
Hoạt động rèn luyện TDTT của con người là một quá trình thích nghi chủ động nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe trước những biến động thường xuyên và phức tạp của môi trường. Thông qua việc rèn luyện TDTT giúp con người hoàn thiện về thể chất, sức mạnh cơ bắp, sức khỏe tinh thần và tăng khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Nhờ việc rèn luyện TDTT, khả năng thích nghi của con người ở một số lĩnh vực đôi khi trở nên phi thường, qua đó, con người có thể sống và làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt, khó khăn hơn nhiều so với giới hạn bình thường của cơ thể.
Tuy nhiên, thói quen luyện tập TDTT thường xuyên có được một phần là do văn hoá và lối sống, một phần là do các chính sách của đất nước. Trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tăng lên đáng kể, song, điều kiện đó cũng lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của con người. Cuộc sống thiếu vận động, căng thăng thần kinh tâm lý, thần kinh; chế độ ăn thừa calo… là những nguyên nhân quan trọng làm tăng nhanh các bệnh liên quan đến những rối loạn trao đổi chất và hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Cuộc sống thiếu vận động làm giảm khả năng thích nghi của hệ thống tuần hoàn đối với những tác động khác nhau; làm yếu đi các phản xạ vận động nội tạng ước định vai trò điều hoà của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến sự rối loạn cơ chế điều hoà của hệ thống cơ thể [80, tr. 6]. Phương tiện phòng ngừa quan trọng giúp nhân dân ta hạn chế được sự gia tăng của bệnh tật đó là xây dựng một lối sống lành mạnh. Trong đó, việc bù cho sự thiếu vận động trong công việc bằng cách thường xuyên luyện tập TDTT, các bài tập thể lực, chế độ dinh dưỡng hợp lí và từ bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe… có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong các biện pháp trên chúng ta nên định hướng, phát triển sâu, rộng phong trào rèn luyện TDTT; tập trung đầu tư nhiều cơ sở, trung tâm đào tạo, luyện tập TDTT; đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền, phát triển mạnh mẽ mạng lưới phong trào TDTT trên cả nước. Việc tuyên truyền, giáo dục cần được tiến hành một cách sâu rộng, có hệ thống, từ ý nghĩa của việc rèn luyện TDTT đến các biện pháp luyện tập cụ thể, kiểm tra đánh giá chất lượng phong
trào, nhằm phát huy hết tính đại chúng của TDTT.
3.2.2.2. Tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống tác hại của thuốc lá
Ở Việt Nam, việc phòng chống tác hại của thuốc lá đã được tiến hành từ lâu và đã đạt được những tiến bộ nhất định. Tháng 8/2000, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định về “Chính sách quốc gia phòng tác hại thuốc lá giai đoạn 2000 - 2010” và “Chương trình quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá”, với mục tiêu chung là: tới năm 2010 giảm 20% số nam giới hút thuốc và duy trì số phụ nữ hút thuốc ở mức < 2%; đối với nhóm tuổi từ 15-24 hút thuốc lá giảm còn 7% [7, tr. 125]. Chiến lược và chương trình trên nằm dưới sự điều hành của Uỷ ban quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá, đứng đầu là Bộ trưởng Bộ y tế với sự tham gia của các bộ (ngành) liên quan và các tổ chức xã hội. Các chương trình này đã đạt được kết quả khả quan, nhưng hiện nay tỉ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao nhất trên thế giới [12]. Vì vậy, việc đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá ở nước ta hiện nay là hết sức cấp bách. Để thực hiện vấn đề này, chúng ta phải tiến hành các chương trình, chính sách, giải pháp một cách kiên quyết triệt để, kiên trì và lâu dài. Trước mắt, cần tập trung vào hai hướng chủ yếu là: chủ động làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và giảm cung cấp thuốc lá.
Các biện pháp làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá
Trước hết, chúng ta cần tiến hành việc cập nhật kiến thức và thay đổi hành vi của toàn dân đối với việc hút thuốc lá và thói quen hút thuốc lá, những việc này cần phải được tiến hành đồng thời cả về mặt truyền thông y tế và hoạt động pháp lý. Ở nước ta, người dân nói chung và những người trực tiếp hút thuốc lá nói riêng có rất nhiều người còn chưa nhận thức hết được tác hại của việc hút thuốc lá và thói quen hút thuốc lá. Một điều tra do Bộ y tế tiến hành ở 6 tỉnh cả phía Bắc và phía Nam nước ta cho thấy, có 90%