8. Kết cấu luận án
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐỔI MỚI
2.1.6. Đổi mới và tăng trƣởng kinh tế
Đổi mới là một nhân tố quan trọng nhất để đạt đƣợc những mục tiêu quốc gia - tăng trƣởng kinh tế, khả năng cạnh tranh, lợi thế so sánh, an ninh quốc gia, và mức sống cao hơn. Theo các nhà kinh tế hàng đầu, khoảng một nửa trong tăng trƣởng năng suất của các yếu tố sản xuất (TFP) tại Mỹ đƣợc đóng góp bởi những tiến bộ công nghệ, đầu tƣ vào đổi mới và những kỹ năng và kinh nghiệm của lực lƣợng lao động (theo Solow, Kendrick, Denison, Romer, Kuznets và Jorgenson). Những so sánh giữa các quốc gia về mặt hiệu suất kinh tế đã chỉ ra rằng mức độ của các hoạt động đổi mới ở cấp độ quốc gia có tƣơng quan tích cực tới mức tăng trƣởng năng suất và mức sống (theo Porter, Furman, và Stern). Kết quả cải tiến các sản phẩm và dịch vụ mới thành công sẽ đƣa đến những thị trƣờng mới, thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp, và tạo ra giá trị cho khách hàng. Đổi mới giúp cải thiện các sản phẩm và quy trình hiện có, từ đó góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và cơ
hội việc làm. Các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đổi mới sẽ có thị phần toàn cầu cao hơn, tốc độ tăng trƣởng cao hơn, lợi nhuận cao hơn và giá trị thị trƣờng cao hơn. Đổi mới cũng tạo ra hiệu ứng lan toả (spillover effect) và hiệu ứng cuốn chiếu (cascading effect) khi mà các công ty cạnh tranh sử dụng những sáng kiến mới. Khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ cải tiến sẽ thu đƣợc lợi ích do có nhiều sự lựa chọn hơn, dịch vụ tốt hơn, giá thấp hơn và cải thiện năng suất. Khi những đổi mới đƣợc chấp nhận và lan tỏa, “kho kiến thức” quốc gia sẽ đƣợc tích lũy, cung cấp nền tảng cho tăng trƣởng kinh tế, tạo ra của cải lâu dài và mức sống cao hơn. Theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, năng lực cạnh tranh cho một quốc gia đƣợc tạo nên bởi 12 yếu tố cơ bản chia theo 03 nhóm khác nhau phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế (hình 2.1). Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia đƣợc dựa trên các nhóm yếu tố này, tuy nhiên tỷ trọng giữa các nhóm lại phụ thuộc vào mức độ phát triển của các quốc gia dựa vào tài nguyên, hiệu quả hay đổi mới.
Hình 2. 1 Đánh giá năng lực cạnh tranh dựa vào phát triển của các quốc gia
- Đổi mới đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trƣởng và phát triển của một quốc gia. Đổi mới trong đó có đổi mới công nghệ tạo ra một sự thay đổi trong chức năng sản xuất. Nếu chức năng sản xuất không khó quan sát, so sánh việc sản xuất tại hai thời điểm khác nhau của nền kinh tế sẽ cho ta thấy tác động của sự thay đổi công nghệ trong thời đoạn đƣợc thể hiện rõ rệt nhƣ: Tác động của thay đổi công nghệ vào sự tăng trƣởng kinh tế, với giả định tốc độ tăng trƣởng kinh tế là một hàm của nhiều yếu tố vốn, lao động, nguyên vật liệu và công nghệ là một trong các yếu tố đó. Công nghệ phát triển làm tăng tỷ lệ giữa tổng lƣợng đầu ra và tổng lƣợng đầu vào đã sử dụng, tức là tăng sản lƣợng đầu ra với cùng một lƣợng đầu vào.