TT Chỉ số thành phần Phù hợp với SII
1 Tỷ lệ % kinh phí dành cho KH&CN từ NSNN so với GDP
Tỷ lệ % chi cho R&D trong khu vực công so với GDP
2 Số lƣợng ấn phẩm KHCN công bố quốc tế /1 triệu dân
Tỷ lệ ấn phẩm khoa học quốc tế hợp tác xuất bản trên 1 triệu dân 3 Số lƣợng đơn đăng ký quyền SHCN
so với GDP (10 tỷ VND)
Số lƣợng đơn đăng ký sáng chế theo PCT so với GDP (Tỷ EUR) 4 Số lƣợng văn bằng bảo hộ đối tƣợng
quyền SHCN đƣợc cấp so với GDP (10 tỷ VND)
Số lƣợng kiểu dáng công nghiệp đƣợc bảo hộ trong EU so với GDP (Tỷ EUR)
5 Tỷ lệ % giá trị các sản phẩm xuất khẩu có hàm lƣợng công nghệ cao, công nghệ trung bình so với tổng giá trị XK
Sản phẩm công nghệ cao/trung bình đóng góp vào cán cân thƣơng mại
Nguồn: Luận án tổng hợp
3.5. LỰA CHỌN CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
3.5.1. Quan điểm lựa chọn chỉ số đánh giá đổi mới cho Việt Nam
(1) Chỉ số phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền, uy tín nhƣ: Diễn đành kinh tế thế giới, tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, Ngân hàng Thế giới… nghiên cứu, triển khai, công bố và phải đƣợc áp dụng thƣờng xuyên với quy mô toàn cầu hoặc khu vực
(2) Chỉ số đổi mới phải có khung đánh giá phù hợp theo khung lý thuyết đổi mới tuyến tính bao gồm ba trụ cột: đầu vào, các hoạt động và đầu ra;
(3) Lựa chọn các chỉ số thành phần cần đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có lộ trình áp dụng đầy đủ các chỉ số thành phần của quốc tế.
(4) Nguồn số liệu tính toán đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, tin cậy, ổn định theo các năm và liên tục trong suốt một chu kỳ.
(5) Khung chỉ số phải có khả năng hài hòa với quốc tế
3.5.2. Lý do lựa chọn chỉ số SII áp dụng cho Việt Nam
3.5.2.1. Đặc điểm chung của các chỉ số GCI, GII, TAI, KEI và SII
Qua việc nghiên cứu chỉ số liên quan đến đánh giá đổi mới quốc tế ở phần trên cho thấy 5 chỉ số: GCI, GII, TAI, KEI và SII đều đƣợc các cơ quan có thẩm quyền xây dựng, triển khai và đánh giá trong các lĩnh vực nói chung và đánh giá hoạt động đổi mới nói riêng trên thế giới; các phƣơng pháp tính toán đã đƣợc triển khai thống nhất, ổn định và đƣợc áp dụng đồng bộ với quy mô lớn: chỉ số GCI, GII, TAI, KEI đánh giá trên quy mô toàn cầu, chỉ số SII quy mô châu lục, một số quốc gia, vùng (địa phƣơng) trên thế giới. Nguồn gốc dữ liệu để tính toán các chỉ số đảm bảo, tin cậy, ổn định và thống nhất trong quá trình triển khai hàng năm. Dữ liệu tính toán đƣợc chia thành hai loại: dữ liệu điều tra, khảo sát, phỏng vấn (dữ liệu mềm) và dữ liệu có sẵn của các cơ quan có thẩm quyền cung cấp (dữ liệu cứng). Việc đo lƣờng, đánh giá hoạt động đổi mới của các chỉ số này đều có xem xét đến yếu tố môi trƣờng, điều kiện của các quốc gia, vùng lãnh thổ để đảm bảo tính hợp lý khi so sách giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau; kết quả tính toán, đánh giá, phân tích đƣợc công bố thƣờng xuyên hàng năm. Nhƣ vậy, trƣớc khi quyết định lựa chọn một chỉ số đổi mới có thể áp dụng cho Việt Nam, ngoài việc phân tích những ƣu điểm đã nêu của 5 chỉ số này, cần xem xét, tính phù hợp, khả thi của 5 chỉ số này với điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam và quan điểm khi xây dựng chỉ số đổi mới cho Việt Nam.
3.5.2.2. Sự phù hợp của chỉ số GCI, TAI và KEI
- Đối với chỉ số GCI: là một công cụ để đo lƣờng các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh quốc gia bao gồm 12 trụ cột, trong đó bao gồm một trụ cột là đổi mới với 07 chỉ số thành phần tập trung chủ yếu phản ánh khía cạnh về chi tiêu R&D, hợp tác giữa khu vực viện trƣờng - doanh
nghiệp…, vì vậy chƣa phản ánh hết hoạt động, hiệu quả của đổi mới, đây không phải là chỉ số đánh giá riêng hoạt động đổi mới, không phù hợp với Việt Nam
- Đối với chỉ số TAI và KEI chƣa phản ánh hết hoạt động đổi mới, mặt khác hai chỉ số này cũng không đƣợc tổ chức đánh giá thƣờng xuyên hàng năm do vậy không phù hợp để lựa chọn đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam.
3.5.2.3. Sự phù của chỉ số SII và GII
(1) Còn lại hai chỉ số đánh giá hoạt động đổi mới là GII và SII là phù hợp để lựa chọn đánh giá đổi mới cho Việt Nam. Đối với chỉ số GII là chỉ số đánh giá năng lực và kết quả đổi mới của các nền kinh tế trên thế giới; với 81 chỉ số thành phần GII phản ánh nhiều khía cạnh vĩ mô, vi mô liên quan đến khoa học, công nghệ và đổi mới, tuy nhiên với cấu trúc khung đo lƣờng của chỉ số GII chỉ bao gồm hai khối đầu vào cho đổi mới và đầu ra cho đổi mới, chƣa phân biệt nhóm các hoạt động cho đổi mới, vì vậy một số hoạt động đổi mới của doanh nghiệp chƣa đƣợc phản ánh trong chỉ số thành phần của GII nhƣ: đổi mới quy trình, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức, đổi mới tiếp thị…các chỉ số thành phần này phản ánh kết quả đổi mới cụ thể phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh tiến tới hội nhập quốc tế. Do vậy, việc đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam hiện nay ngoài những chỉ số vĩ mô cũng cần có chỉ số thành phần phản ánh hoạt động đổi mới cụ thể của của doanh nghiệp. Việt Nam cần thiết phải xây dựng một chỉ số đổi mới phù hợp có khả năng áp dụng dễ dàng để có thể triển khai đồng bộ giữa Trung ƣơng và các địa phƣơng. Hiện tại chỉ số GII chƣa áp dụng đánh giá cho quy mô địa phƣơng, mặt khác chỉ số GII hiện tại đã đƣợc WIPO đánh giá thƣờng xuyên cho Việt Nam.
(2) Chỉ số SII đánh giá sự đổi mới, điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động đổi mới của các nƣớc thành viên Châu Âu, chỉ số đƣợc xây dựng theo đúng khung đo lƣờng đổi mới cơ bản đƣợc xây dựng trên cơ sở 3 khối: đầu vào, các hoạt động của doanh nghiệp và đầu ra, với 25 chỉ số thành phần thể hiện đầy đủ yếu tố đổi
mới nói chung theo mô hình Hệ thống đổi mới quốc gia; chỉ số SII có khả năng hội nhập quốc tế cao vì ngoài cộng đồng Châu Âu còn có các quốc gia trong khu vực khác áp dụng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brasil, Canada, Australia…, mặt khác, trong Liên minh Châu Âu cũng có nhiều quốc gia có mức thu nhập trung bình nhƣ: Liên Bang Nga, Ukraine, Azerbaijan, Belarut, Bungaria, … Các chỉ số thành phần của SII khá tập trung, số lƣợng chỉ số thành phần không quá nhiều vì vậy khả năng thu thập số liệu để tính toán có tính khả thi. Công thức tính SII khá linh hoạt có thể điều chỉnh đƣợc với các chỉ số thành phần theo khả năng thu thập dữ liệu. Chỉ số SII có thể đánh giá đƣợc kết quả đổi mới hàng năm cũng nhƣ tăng trƣởng đổi mới trung bình theo giai đoạn; ngoài ra chỉ số SII có thể đánh giá đồng bộ quy mô quốc gia và với quy mô địa phƣơng. Do vậy chỉ số SII có thể áp dụng đồng bộ giữa quy mô quốc gia với quy mô địa phƣơng tại Việt Nam.
(3) Các chỉ số thành phần của SII đặc biệt là các chỉ số thành phần phản ánh trực tiếp hoạt động đổi mới (đổi mới quy trình, đổi mới sản phẩm, đổi mới tiếp thị và đổi mới tổ chức/quản lý), liên kết đổi mới, kết quả đổi mới, loại hình hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, đặc biệt là có các chỉ số thành phần đánh giá liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa là hoàn toàn tƣơng đồng với Sổ tay OSLO- 2005 của OECD Hƣớng dẫn đánh giá hoạt động đổi mới.
(4) Trong số 25 chỉ số thành phần của SII có 10 chỉ số thành phần tƣơng đồng với 10 chỉ số thành phần của GII; Chỉ số GII đã đƣợc WIPO đánh giá hàng năm cho Việt Nam, còn chỉ số SII chƣa đƣợc đánh giá ở Việt Nam. Bảng 3.29 bên dƣới cho biết sự giống nhau giữa 10 chỉ số thành phần của SII và GII: