CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lộ trình áp dụng chỉ số đổi mới SII vào đánh giá hoạt động đổi mới ở việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 25 - 31)

8. Kết cấu luận án

1.1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚ

ĐỔI MỚI TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

(1) Nghiên cứu của Tổng cục Thống kê liên quan đến đánh giá đổi mới với chỉ tiêu về đầu tƣ cho khoa học, công nghệ và đổi mới; trong năm 2002 và năm 2005 Tổng cục Thống kê tổ chức hai cuộc điều tra mẫu doanh nghiệp đầu tƣ cho khoa học, công nghệ và đổi mới thuộc ngành sản xuất công nghiệp: trong đó, Năm 2002 điều tra 1227 doanh nghiệp trong đó có 181 doanh nghiệp đầu tƣ cho khoa học, công nghệ và đổi mới chiếm tỷ lệ là 6,14%. Năm 2005 điều tra 7.580 doanh nghiệp [1] trong đó có 293 doanh nghiệp đầu tƣ cho khoa học, công nghệ và đổi mới chiếm 3,86%;

(2) Nghiên cứu của Hồ Đức Việt [48] liên quan đến đánh giá hoạt động đổi mới đƣợc thể hiện trong Đề tài Độc lập cấp Nhà nƣớc năm 2003, mã số ĐTĐL 2003/22 “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp để xây dựng và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong Đề tài nghiên cứu của tác giả có nội dung đánh giá hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: (i) Chiến lƣợc đổi mới công nghệ có 40,8% doanh nghiệp thực hiện; (ii) Doanh

nghiệp thực hiện đầu tƣ cho đổi mới công nghệ chiếm 57,1%; (iii) Xây dựng dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ có 55,1% doanh nghiệp; (iiii) Các biện pháp đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhƣ: Tự cải tiến công nghệ, thiết bị 18,4%, Liên kết đổi mới công nghệ 14,3%, Mua công nghệ nƣớc ngoài 14,3%... Với kết quả đánh giá hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp điều tra là một trong những căn cứ để tác giả đề xuất chính sách và giải pháp phát triển thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

(3) Nghiên cứu của Tổ chức Swiss Contact (Thụy Sỹ) và GTZ (Đức) năm 2006 về đánh giá hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu nhƣ: tỷ lệ kinh phí đầu tƣ cho đổi mới công nghệ, thiết bị so với doanh thu và những hoạt động về đổi mới công nghệ, thiết bị; đây là cuộc điều tra với quy mô mẫu 1.200 doanh nghiệp [102]; Kết quả của nghiên cứu cho biết kinh phí dành cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp là rất thấp chỉ bằng 0,1% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đƣợc dành cho đổi mới công nghệ, thiết bị.

(4) Nghiên cứu của Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc - UNDP và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng - CIEM năm 2003, trong khuôn khổ của Dự án VIE/01/025 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng chủ trì, Công ty Vision & Associates thực hiện nội dung “Khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam” trong hai ngành Hóa chất và Dệt may tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh [13] với các chỉ tiêu đánh giá đổi mới công nghệ nhƣ: nhu cầu và hình thức đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ, đầu tƣ tài chính cho đổi mới công nghệ. Kết quả khảo sát của Dự án đƣa ra các phát hiện chính nhƣ: (i) Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp đạt mức trung bình tiên tiến. (ii) Thái độ/hành vi đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn đã nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao năng suất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay và có thái độ tƣơng đối tích cực khi đánh giá sự cần

thiết phải đổi mới công nghệ. (iii) Các yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp: Quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố, tuy nhiên những nhân tố có tác động mang tính quyết định đến quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chính là những nhân tố xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, từ thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nói một cách khác, đây chính là những sức ép trực tiếp đối với doanh nghiệp. (iv) Nguồn gốc của ý tƣởng đổi mới, phƣơng thức thực hiện đổi mới công nghệ, cách thức nghiên cứu thị trƣờng của doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu tiến hành đổi mới là do nhu cầu nảy sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp khi đã trở nên quá cấp thiết và bức bách. Đây không những là nguồn gốc chính của các hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp mà còn là động lực có tác động thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ lớn nhất.

(5) Nghiên cứu của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008, thông qua Đề án “Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM” nhằm đánh giá đổi mới công nghệ thuộc bốn ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố là: (i) Cơ khí – chế tạo máy; (ii) Điện tử – công nghệ thông tin; (iii) Hóa chất; (iv) Chế biến lƣơng thực - thực phẩm [104], với các chỉ tiêu đánh giá đổi mới công nghệ: Tỷ lệ đầu tƣ cho đổi mới công nghệ trên tổng vốn đầu tƣ hằng năm của các doanh nghiệp thành phố, các chỉ tiêu về trình độ công nghệ các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố. Kết quả của nghiên cứu này cho biết: (i) Nhìn chung, doanh nghiệp đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ĐMCN đến phát triển của doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã có những hoạt động ĐMCN ở các mức độ khác nhau. Nhƣng do lúng túng về chiến lƣợc dài hạn, thiếu chiến lƣợc cạnh tranh lâu dài dựa trên cơ sở ĐMCN nên các hoạt động đổi mới mang tính tự thân nhiều hơn. Doanh nghiệp khi nhận thấy năng suất thấp, chất lƣợng sản phẩm chƣa đạt nhƣ mong muốn hoặc cần phải thay đổi nâng cấp thiết bị để đáp ứng mục tiêu trên. v..v… thì tiến hành ĐMCN. (ii) Sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với quá trình ĐMCN của doanh nghiệp hiện nay còn chƣa đem lại hiệu quả đột phá nhƣ mong

muốn. Doanh nghiệp dƣờng nhƣ còn đứng ngoài cuộc trong các cơ chế khuyến khích và ƣu đãi của Nhà nƣớc. (iii) Mối quan hệ giữa các tổ chức nghiên cứu R&D trong nƣớc với các doanh nghiệp còn mờ nhạt. Các doanh nghiệp thƣờng tự tổ chức lấy hoạt động ĐMCN và chỉ nhằm tới những cải tiến nhỏ vì họ không đủ năng lực thực hiện nghiên cứu lớn và dài hơi xét về mặt nhân lực cũng nhƣ chi phí cần thiết.

(6) Nghiên cứu của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2008, liên quan đến đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp với các chỉ tiêu đánh giá nhƣ: Nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong sản xuất, đổi mới công nghệ trong quy trình sản xuất, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đổi mới theo các phƣơng thức khác nhau…Đây là nghiên cứu thông qua cuộc điều tra “Tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu” [33]. Cuộc điều tra thu thập đƣợc dữ liệu của 630 doanh nghiệp bao gồm các loại hình doanh nghiệp, đại diện cho các vùng kinh tế quan trọng và hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.

(7) Nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2010 với Đề tài cấp bộ “Đánh giá hiện trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp” với 06 chỉ tiêu đánh giá nhƣ: Nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; Khả năng tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp; Hiệu quả của chính sách đổi mới công nghệ; Liên kết giữa cơ quan nghiên cứu với doanh nghiệp; Chuyển giao công nghệ và Phát minh sáng chế. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trong bốn ngành sản xuất công nghiệp: công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ điện tử, công nghệ sinh học trong nông nghiệp và công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến thực phẩm[16]. Kết quả nghiên cứu cho biết hiện trạng đổi mới công nghệ trong DN sản xuất của bốn tỉnh, Hà Nội, Bình Dƣơng, Đồng Nai và Đà Nẵng.

(8) Nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012 với các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp nhƣ: Nhận thức về văn hóa đổi mới, Kết quả đổi mới, Hình thức đổi mới và Năng

lực thực hiện đổi mới. Đây là nghiên cứu của đề tài “Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam”, trong đề tài có tiến hành điều tra với số mẫu là 583 doanh nghiệp, tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, An Giang và Lâm Đồng; các số liệu điều tra đƣợc thu thập trong giai đoạn 2009 – 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp Việt Nam bƣớc đầu quan tâm đến đổi mới sáng tạo nhƣng chủ yếu chỉ phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn. Doanh nghiệp Việt Nam chƣa đầu tƣ nhiều cho hoạt động này, thể hiện qua thông tin điều tra thực tế nhƣ chƣa có bộ phận chuyên trách về đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, ngân sách dành cho đổi mới sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực chƣa cao, sự hợp tác với các đơn vị nghiên cứu và các trƣờng đại học chƣa tốt.

(9) Các nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2012 [3], 2014 [5] và 2016 [7] thông qua các cuộc điều tra về R&D, trong nghiên cứu này có các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đổi mới nhƣ: Số công nghệ mới/cải tiến đã chuyển giao cho sản xuất; Doanh thu từ các hợp đồng chuyển giao công nghệ/kết quả nghiên cứu; Cán bộ nghiên cứu (có trình độ cao đẳng trở lên).

(10) Nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia, giai đoạn 2015-2017 “Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận điều tra, đánh giá đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp”[32]: với mục đích đánh giá đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp với 06 nhóm chỉ tiêu đánh giá: (i) Nguồn nhân lực cho hoạt động đổi mới công nghệ, (ii) Kinh phí cho hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, (iii) Công nghệ đang sử dụng của doanh nghiệp (iv) Hoạt động đổi mới công nghệ, (v) Sản phẩm của công nghệ, (vi) Tác động của ĐMCN đối với doanh nghiệp. 06 nhóm chỉ tiêu đánh giá đổi mới công nghệ thông qua kết quả điều tra, khảo sát 800 doanh nghiệp tại 06 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ trong 08 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo [21]. Kết quả của nghiên cứu của nhiệm vụ đã đề xuất phƣơng pháp luận điều tra đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, nhóm thực hiện cũng đã thành công

trong việc áp dụng thử bộ chỉ tiêu vào điều tra để đánh giá đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp trên quy mô quốc gia. Kết quả của nhiệm vụ làm cơ sở cho những luận điểm, đánh giá, nhận định trong các báo cáo về hoạt động đổi mới công nghệ của các ngành chế biến chế tạo, cũng nhƣ để định hƣớng để triển khai điều tra trên phạm vi cả nƣớc.

(11) Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng, Đại học Copenhaghen, Đan Mạch và Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2010 đến 2014, liên quan đến đánh giá hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp với các chỉ tiêu đánh giá: Nhu cầu đổi mới công nghệ, Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu và đổi mới, hoạt động chuyển giao công nghệ, vốn cho hoạt động cải tiến công nghệ, năng lực đổi mới công nghệ... Nghiên cứu này đƣợc thực hiện thông qua việc tổ chức các cuộc điều tra về “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam”, trong đó có nội dung đánh giá về sử dụng công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Cuộc điều tra trên quy mô 8.000 doanh nghiệp, trong năm năm liên tiếp; các doanh nghiệp này thuộc 24 ngành chế biến, chế tạo đƣợc lựa chọn từ các doanh nghiệp trong phạm vi cả nƣớc [18]; Kết quả của các cuộc điều tra liên tục từ 2010 đến 2014 khẳng định, các doanh nghiệp nhận thức đƣợc lợi ích của việc đầu tƣ công nghệ và cũng đã tiến hành đầu tƣ cải thiện chất lƣợng sản phẩm; hạn chế về tài chính là rào cản lớn nhất ngăn cản các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về tiềm năng sản xuất khi chuyển giao và cải tiến công nghệ. Ngoài các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và các doanh nghiệp xuất khẩu, phần lớn các doanh nghiệp trong nƣớc không nhận đƣợc chuyển giao công nghệ từ việc tƣơng tác với các doanh nghiệp nƣớc ngoài kể từ nhà cung cấp, khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh. Công nghệ có xu hƣớng đƣợc chuyển giao từ các doanh nghiệp trong nƣớc với nhau, điều này cho thấy các chính sách không nên chỉ chú trọng tới hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài mà còn phải chú trọng tới các kênh chuyển giao công nghệ trong nƣớc.

(12)Nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ và Ngân hàng Thế giới, thông qua Dự án FIRST - NASATI năm 2017, [8] về đánh giá hoạt động đổi mới

trong doanh nghiệp với các chỉ tiêu đánh giá theo hƣớng dẫn của sổ tay OSLO – OECD 2005 bao gồm: số lƣợng doanh nghiệp đổi mới, các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, đầu tƣ cho đổi mới, rào cản hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện thông qua cuộc điều tra với quy mô lớn nhất về đổi mới của Bộ Khoa học và Công nghệ với 8000 doanh nghiệp thuộc các ngành chế biến, chế tạo, trong phạm vi cả nƣớc [1]. Kết quả cuộc điều tra này làm cơ sở để Bộ Khoa học và Công nghệ kế hoạch tổ chức các cuộc điều tra đổi mới trong doanh nghiệp chính thức.

* Tóm lại, trong giai đoạn từ năm 2002 đến nay nhiều cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước có các nghiên cứu liên quan đến đánh giá hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới của doanh nghiệp Việt Nam thông qua các cuộc điều tra thống kê. Luận án tập trung nghiên cứu các cuộc điều tra trong đó có các chỉ tiêu đánh giá liên quan hoạt động đổi mới mang tính đại diện của các cơ quan, tổ chức như: Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công Thương; Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Cục Thống kê, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổ chức quốc tế...:

1.2. NGHIÊN CỨU LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lộ trình áp dụng chỉ số đổi mới SII vào đánh giá hoạt động đổi mới ở việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)