CHƢƠNG 3 .HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CHỈ SỐ ĐỔI MỚI VÀO
3.1. HIỆN TRẠNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐIỀU KIỆN ĐÁNH GIÁ
3.1.2. Tác động của điều kiện quốc tế
Để áp dụng chỉ số SII đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam cần phải xem xét yếu tố có sự chƣa hoàn toàn đồng nhất giữa Việt Nam và quốc tế ví dụ nhƣ: Trong Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 có điều, khoản về đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, nhƣ vậy chƣa phù hợp với bản chất của nghiên cứu khoa học là mang tính rủi ro, không có tính quy hoạch. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo cho thấy chất lƣợng đào tạo các trong trƣờng cao đẳng, đại học trong cả nƣớc cũng chƣa đồng đều thể hiện ở việc điểm sàn vào đại học và điểm đỗ của nhiều trƣờng chênh nhau đến 2 lần; mức độ ổn định trong tuyển sinh, cũng nhƣ các chƣơng trình, giáo trình đào tạo thay đổi thƣờng xuyên ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng nguồn nhân lực, vì đây chính là nguồn nhân lực chủ yếu cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới. Hoạt động đổi mới hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực cho đổi mới (đầu vào cho đổi mới), nhất là nguồn nhân lực. Tổng số cán bộ nghiên cứu toàn thời gian tƣơng đƣơng (FTE) của Việt Nam năm 2015 là 62.886 ngƣời, bình quân có 6,86 CBNC trên một vạn dân, nếu so sánh với các nƣớc trong khu vực thì số cán bộ nghiên cứu của Việt Nam đứng thứ 3 sau Singapo 66,6, Malaysia 22,6 và Thái Lan là 8,7. Bảng 3.1. cho biết tỷ lệ số lƣợng cán bộ nghiên cứu trên một vạn dân của Việt Nam và các quốc gia, khu vực trên thế giới.
Bảng 3. 1 Số cán bộ nghiên cứu (FTE) trên 1 vạn dân của một số quốc gia và khu vực
TT Quốc gia/khu vực Bình quân số cán bộ nghiên cứu trên 1 vạn dân
Số liệu năm
1 EU (28 nƣớc) 35,4 2015
2 Mỹ 42,4 2014
3 Liên bang Nga 31,3 2015
4 Trung Quốc 11,77 2015 5 Nhật Bản 52,3 2015 6 Hàn Quốc 70,8 2015 7 Singapo 66,6 2014 8 Malaysia 22,6 2015 9 Thái Lan 8,7 2015 10 Indonesia 2,1 2009 11 Philipin 1,9 2013 12 Việt Nam 6,86 2015
Nguồn: 1.http://data.worldbank.org; 2. OECD, Main Science and technology Indicators database, 2016.
Một trong hai nguồn lực tác động lớn đến hoạt động đổi mới đó là nguồn tài chính cho hoạt động này. Tổng chi quốc gia cho R&D là một chỉ tiêu chính đƣợc sử dụng để đánh giá cƣờng độ R&D của một quốc gia (tỷ lệ chi quốc gia cho R&D trên GDP) và để so sánh quốc tế. Bảng 3.2 cho biết chi cho R&D của Việt Nam so sánh với quốc gia và khu vực trên thế giới.
Bảng 3. 2 Tổng chi quốc gia cho R&D/GDP một số quốc gia, khu vực
Quốc gia, lãnh thổ (số liệu năm) Tổng chi R&D (triệu USD PPP) Tỷ lệ chi R&D/ GDP (%) Tổng số CBNC (FTE) Bình quân chi R&D/ CBNC(FTE) (USD PPP)
Nguồn: Sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2017