T
T NỘI DUNG GII SII PHÙ HỢP
GII SII 1 Mô hình đánh giá Đầu vào
và đầu ra
Đầu vào, hoạt động của DN và đầu ra
X
2 Chỉ số thành phần liên quan DNNVV
Không có Hoạt động đổi mới của DNNVV X 3 Chỉ số thành phần liên kết của DNNVV Không có Hợp tác của DNNVV với DN X 4 Chỉ số về loại hình hoạt động ĐM chính của DN Không có ĐM: quy trình, SP, T.thị và tổ chức X 5 Chỉ số kết quả hoạt động ĐM của DN
Không có Kết quả: ĐM: quy trình, SP, T.thị … X 6 Nhóm chỉ số về tác động (hiệu quả KT) Không rõ Nhóm chỉ số hiệu quả kinh tế X 7 Số lƣợng chỉ số TP, 80-82 25 X
8 Cơ cấu loại dữ liệu Đủ Đủ X X
9 Phƣơng pháp tính Bình quân tổng
Bình quân tích X X
10 Quy mô áp dụng Toàn cầu EU và các quốc gia X X
11 Áp dụng tại VN Đã Chƣa áp dụng X
12 Áp dụng quy mô vùng Chƣa Đã áp dụng X
Nguồn : Luận án tổng hợp
Với các phân tích những ƣu điểm sự chƣa phù hợp về chỉ số GII và SII có thể nhận thấy rằng chỉ số SII là khá phù hợp để lựa chọn và áp dụng vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Có thể thấy trong 12 nội dung so sánh ở bảng 3.30 trên thì chỉ số SII có nhiều nội dung phù hợp hơn SII (12/12 của SII so với 03/12 của GII). Tuy nhiên, khi chọn chỉ số SII áp dụng cho Việt Nam, ngoài việc áp dụng theo Khung đo lƣờng SII, công thức tính, chỉ số thành
phần, thì một trong những yếu tố quan trọng đó là xem xét, đánh giá khả năng áp dụng các chỉ số thành phần cho Việt Nam về tính phù hợp, khả thi cũng nhƣ khả năng thu thập dữ liệu cho các chỉ số thành phần đó. Dƣới đây Luận án sẽ phân tích chi tiết sự phù hợp của chỉ số SII đối với Việt Nam so với GII:
(5) Về mô hình đánh giá đổi mới: Chỉ số SII đƣợc thiết kế theo đúng mô hình đánh giá khoa học, công nghệ và đổi mới tuyến tính lý tƣởng bao gồm: Đầu tƣ (đầu vào) đƣợc hƣớng vào các hoạt động nghiên cứu, đổi mới để tạo ra kết quả (đầu ra), và cuối cùng là những tác động, ảnh hƣởng của kết quả đó. Theo khung chỉ số SII, không có khối tác động riêng biệt, nhƣng trong bản thân khối đầu ra đƣợc chia thành hai khối: khối đổi mới và khối hiệu quả kinh tế, nhƣ: Doanh thu bán hàng của những kết quả đổi mới trong doanh nghiệp... Trong khi đó chỉ số GII không thể hiện rõ nội dung này.
(5) Ngay từ khi hoàn thiện chỉ số SII ngoài đánh giá đổi mới cho các quốc gia, mà chỉ số SII còn áp dụng đánh giá đổi mới cho quy mô cấp vùng (các địa phƣơng thuộc các quốc gia), do đó phù hợp với mục tiêu của chỉ số VN-SII đánh giá đồng bộ với quy mô quốc gia và địa phƣơng
(6) Về các chỉ số thành phần đánh giá liên quan đến doanh nghiệp đặc biệt là DN nhỏ và vừa, đây là những chỉ số quan trọng phù hợp với điều kiện của VN hiện nay: thứ nhất, hoạt động đổi mới chủ yếu xuất phát từ DN hay nói cách khác, phải lấy DN là trung tâm của sự đổi mới; thứ hai, doanh nghiệp của VN chủ yếu là DN nhỏ và vừa chiếm trên 97% do vậy không thể bỏ qua chỉ số này; thứ ba, hoạt động R&D và đổi mới của khu vực doanh nghiệp VN hiện nay còn hạn chế (thông qua chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2011-2015 đạt 10,68%) do vậy cần thiết có các chỉ số thành phần này để tác động cụ thể hoạt động này nhằm có những giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp ĐM cho phù hợp. Chỉ số SII có những chỉ số thành phần liên quan đến DN nhƣ: Đổi mới trong khu vực DN nhỏ và vừa, Hợp tác của DN nhỏ và vừa với các DN khác… trong khi chỉ số GII không có.
(7) Về các chỉ số thành phần đánh giá hoạt động đổi mới của DN theo hƣớng dẫn của Sổ tay Oslo – OECD (2005), trong khung chỉ số SII có đầy đủ các chỉ số thành phần này bao gồm: Đổi mới quy trình, đổi mới sản phẩm, đổi mới tiếp thị và đổi mới tổ chức, liên kết đổi mới…Về số lƣợng chỉ số thành phần của SII không quá nhiều (25 chỉ số thành phần) vì vậy, khả năng thu thập số liệu để tính toán có tính khả thi cao, do vậy có thể triển khai đồng bộ giữa quy mô quốc gia với quy mô địa phƣơng đƣợc dễ dàng.
(8) Về mức độ cấp thiết, chỉ số GII đã đƣợc tổ chức WIPO đánh giá cho việt Nam thƣờng xuyên, tuy nhiên chỉ số SII chƣa đƣợc áp dụng tại Việt Nam, cần thiết phải có một chỉ số đánh giá đổi mới do Việt Nam xây dựng, áp dụng và công bố.
3.5.2.4. Hạn chế và sai số của chỉ số SII
Khi nghiên cứu năm chỉ số tổng hợp có liên quan đến đánh giá hoạt động đổi mới, đặc biệt là hai chỉ số GII và SII, có thể thấy chỉ số SII là phù hợp nhất khi áp dụng vào Việt Nam trong điều kiện hiện nay, tuy nhiên chỉ số SII cũng có hạn chế và sai số khi áp dụng vào Việt Nam nhƣ sau:
(1) Chỉ số SII dùng để đánh giá đổi mới cho các thành viên EU và một số các quốc gia khác và chủ yếu là các nƣớc có thu nhập trung bình cao trở lên, vì vậy để đảm bảo tính khả thi và giảm sai số nền kinh tế Việt Nam cần phát triển theo đúng kịch bản dự kiến đến năm 2035 trở thành quốc gia có thu nhập cao 10.000 USD/ đầu ngƣời
(2) Khi xếp hạng để so sánh chỉ số SII của các thành viên EU là khá thuận lợi bởi vì nền tảng pháp lý và cơ sở dữ liệu khá đồng đếu, khi áp dụng vào Việt Nam nếu xếp hạng, so sánh chỉ số SII quy mô địa phƣơng thì đòi hỏi xem xét sự đồng bộ hành lang pháp lý và cơ sở dữ liệu giữa các địa phƣơng.
(3) Phƣơng pháp tính chỉ số SII là bình quân tích có nhƣợc điểm là một trong số các chỉ số thành phần có giá trị bằng không thì giá trị chung của chỉ số SII không xác định đƣợc (tuy nhiên hạn chế này có thể khác phục đƣợc),
(4) Nhiều chỉ số thành phần của SII so sánh với GDP, tuy nhiên tăng trƣởng GDP trung bình của các thành viên EU (thu nhập trung bình cao trở lên) bao giờ cũng thấp hơn tăng trƣởng GDP của Việt Nam (thu nhập trung bình thấp) do vậy nếu tăng trƣởng của đổi mới mà không đồng bộ với tăng trƣởng của GDP sẽ dẫn đến có thể so sánh không hoàn toàn tƣơng thích.
3.5.3. Kết quả phỏng vấn chuyên sâu
Muốn đảm bảo khách quan cho việc lựa chọn chỉ số SII để đánh giá hoạt động đổi mới cho VN, Luận án phỏng chuyên sâu đại diện chuyên gia trong các lĩnh vực KH& CN, giáo dục và đào tạo, thống kê và doanh nghiệp về các khía cạnh nhƣ: sự phù hợp khi lựa chọn mô hình SII đánh giá hoạt động đổi mới cho VN, khả năng áp dụng 25 chỉ số thành phần và cơ cấu các chỉ số thành phần trong nhóm, công thức tính VN-SII. Kết quả phỏng vấn chuyên sâu bao gồm các nội dung:
- Về sự phù hợp khi lựa chọn mô hình SII đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam: các chuyên gia đều cho rằng là phù hợp vì chỉ số SII theo mô hình đánh giá đổi mới bao gồm đầu vào, các hoạt động và đầu ra, với nhiều chỉ số thành phần đánh giá hoạt động đổi mới của doanh nghiệp…
- Về khả năng áp dụng đủ 25 chỉ số thành phần và cơ cấu các chỉ số thành phần trong 3 nhóm: Các chuyên gia đều cho rằng với số lƣợng 25 chỉ số thành phần là phù hợp, tuy nhiên bƣớc đầu cần phải điều chỉnh số lƣợng và nội hàm chỉ số thành phần với các điều kiện của Việt Nam. Có chuyên gia đề xuất bƣớc đầu chỉ cần áp dụng 15-21, mỗi nhóm 05-07 chỉ số thành phần, sau đó nâng dần lên 25 chỉ số thành phần khi có đủ điều kiện.
- Về công thức tính VN-SII, các chuyên gia cũng cho răng việc sử dụng công thức tính bình quân tích của chỉ số SII sẽ tính đƣợc đã dạng các chỉ số thành phần trong trƣờng hợp không cùng thứ nguyên, tuy nhiên có thể nghiên cứu nếu cần thiết thì bổ sung thêm trọng số giữa các nhóm chỉ số thành phần.
3.6. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng đánh giá về hoạt động đổi mới ở Việt Nam cho thấy, hiện tại để đánh giá hoạt động đổi mới chủ yếu là sử dụng phƣơng pháp điều tra, khảo sát của các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế với các quy mô khác nhau, nhƣng chủ yếu là quy mô nhỏ, mang tính nghiên cứu, đề xuất chính sách. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã bắt đầu thí điểm điều tra doanh nghiệp với quy mô quốc gia (8000 doanh nghiệp đại diện cho ngành chế biến, chế tạo năm 2017) để đánh giá hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp. Hiện trạng việc sử dụng chỉ số tổng hợp để đánh giá liên quan đến đổi mới mang tính quốc gia hiện nay có chỉ số “Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị”, tuy nhiên chỉ số này vẫn chƣa đảm bảo đƣợc đủ các chỉ số thành phần phản ánh hoạt động đổi mới và đây là chỉ số trong mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020; Trong chƣơng này Luận án cũng nghiên cứu thực trạng các tổ chức quốc tế sử dụng các chỉ số GCI, GII, KEI và TAI đánh giá đổi mới và liên quan đến hoạt động đổi mới của Việt Nam.
Luận án cũng nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp của các chỉ số GCI, GII, SII, KEI và TAI, khi áp dụng vào đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam. Luận án nghiên cứu, phân tích và so sánh hai chỉ số GII và SII để lựa chọn một chỉ số áp dụng đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam; ngoài ra Luận án cũng phỏng vấn chuyên sâu xin ý của chuyên gia việc lựa chọn chỉ số SII để đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu của chƣơng này Luận án đã lựa chọn đƣợc chỉ số SII để áp dụng đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu xây dựng lộ trình áp dụng đầy đủ các chỉ số thành phần của SII nhƣ thế nào cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, có thể hài hòa và so sánh đƣợc với quốc tế sẽ đƣợc Luận án nghiên cứu tại chƣơng 4 tiếp theo.
CHƢƠNG 4
LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SII ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 4.1. Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN CỦA SII
Để có đƣợc các chỉ số thành phần VN-SII đảm bảo tính khả thi, ngoài việc nghiên cứu khung SII, Luận án nghiên cứu ý nghĩa các chỉ số thành phần của chỉ số SII để có thể lựa chọn, điều chỉnh từng chỉ số cho phù hợp cho điều kiện của Việt Nam, bảng 4.1. cho biết ý nghĩa các chỉ số thành phần của chỉ số SII.
Bảng 4.1 Ý nghĩa các chỉ số thành phần của SII
Tên chỉ số Ý nghĩa chỉ số thành phần SII
1.1.1. Số lƣợng tiến sỹ mới tốt nghiệp (tiêu chuẩn ISCED 6)/1000 dân trong độ tuổi từ 25- 34. (New doctorate graduates per 1000 population aged 25-34)
- Tử số: Số lƣợng các tiến sỹ mới tốt nghiệp
- Mẫu số: Dân số từ 25 đến 34 tuổi
-Ý nghĩa: Thƣớc đo sự cung cấp nhân lực trình độ tiến sỹ ở tất cả các lĩnh vực đào tạo. đây là nguồn lực chất lƣợng cao, đặc biệt ở độ tuổi dƣới 35 là độ tuổi có sức sáng tạo sẽ góp phần mạnh mẽ cho hoạt động đổi mới
1.1.2. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 30-34 đã hoàn thành giáo dục trung học. (Percentage population aged 30-34 having completed tertiary education)
- Tử số: Tổng số ngƣời hoàn thành trung học
- Mẫu số: Tổng số dân trong độ tuổi 30- 34
-Ý nghĩa: Đánh giá khả năng cung cấp nhân lực có các kỹ năng tiên tiến không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực KH&CN mà còn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ. Các chỉ số tập trung vào một phần nhỏ của dân số từ 30
đến 34 và nó sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn phản ánh những thay đổi trong chính sách giáo dục hàng đầu để nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học hơn
1.1.3. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 20-24 hoàn thành bậc giáo dục phổ thông.
(Percentage youth aged 20-24 having attained at least upper secondary level education)
- Tử số: Số lƣợng thanh niên trong độ tuổi 20-24 hoàn thành bậc giáo dục phổ thông,
- Mẫu số: Tổng số dân trong độ tuổi từ 20-24
- Ý nghĩa: Đánh giá mức độ chất lƣợng của dân số trong độ tuổi từ 20-24 ở các cấp bậc giáo dục cơ bản, đo lƣờng khả năng cung ứng nguồn nhân lực trong một độ tuổi nhất định cho đầu ra của hệ thống giáo dục. Hoàn thành bậc giáo dục phổ thông nói chung đƣợc xem nhƣ là mức tối thiểu để tham gia thành công vào một xã hội dựa vào tri thức, nguồn nhân lực cho đổi mới để tăng trƣởng kinh tế.
1.2.1. Ân phẩm khoa học quốc tế hợp tác xuất bản trên 1 triệu dân.
(International scientific co-
publications per million
population)
- Tử số: Số lƣợng ấn phẩm khoa học với ít nhất một ấn phẩm đồng tác giả dựa vào việc hợp tác với nƣớc ngoài không thuộc EU
- Mẫu số: Tổng số dân
- Ý nghĩa: đánh giá chất lƣợng nghiên cứu khoa học về việc liên kết hợp tác để làm tăng năng suất khoa học (liên kết xuất bản với tác giả ngoài EU). Chỉ số phản ánh năng lực nghiên cứu phục vụ
cho hoạt động đổi mới. 1.2.2. Tỷ lệ % ấn phẩm khoa học
trong top 10% đƣợc trích dẫn trên thế giới so với tổng số ấn phẩm khoa học trong nƣớc.
(Scientific publications among
the top 10% most cited
publications worldwide as % of total scientific publications of the country) - Tử số: Tổng số ấn phẩm khoa học nằm trong top 10% ấn phẩm đƣợc trích dẫn nhiều nhất trên TG - Mẫu số: Tổng số lƣợng ấn phẩm khoa học
- Ý nghĩa: Chỉ số đại diện cho tính hiệu quả của hệ thống nghiên cứu, ví dụ các ấn phẩm đƣợc trích dẫn nhiều thì đƣơng nhiên là chất lƣợng cao hơn. Có thể có một sự thiên vị nhỏ đối với những nƣớc nhỏ và những nƣớc nói tiếng anh trong phạm vi dữ liệu công bố của Scopus. Các nƣớc nhƣ Pháp, Đức có các nhà nghiên cứu công bố tƣơng đối nhiều trong ngôn ngữ của riêng họ, có thể theo chỉ số này sẽ kém hơn so với thực tế xuất sắc của họ. 1.2.3. Tỷ lệ số lƣợng NCS không
nằm trong EU trên tổng số NCS EU có. (Non-EU doctorate students as percentage of all doctorate students)
- Tử số: Đối với thành viên EU: tổng số NCS đến từ quốc gia không thuộc EU học tại EU (đối với quốc gia không thuộc EU: số lƣợng NCS nƣớc ngoài).
- Mẫu số: Tổng số NCS học tại EU
- Ý nghĩa: Sự phân chia NCS không thuộc EU phản ánh sự di chuyển của NCS nhƣ là một cách hiệu quả để truyền bá kiến thức. Thu hút sinh viên nƣớc ngoài có tay nghề cao sẽ làm tăng thêm nguồn tri thức và đảm bảo nguồn nhân lực nghiên cứu đƣợc cung cấp liên tục, để
đáp ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho hoạt động nghiên cứu đổi mới.
1.3.1. Tỷ lệ % chi cho R&D trong khu vực công so với GDP (R&D expenditure in the public sector as percentage of GDP)
- Tử số: Tất cả chi phí cho R&D trong khu vực công và khu vực đại học.
- Mẫu số: GDP