8. Kết cấu luận án
1.2.10. Nghiên cứu về Lộ trình công nghệ
Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Hà, Nguyễn Mạnh Quân và Nguyễn Văn Thu, Viện Chiến lƣợc và Chính sách khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và
Công nghệ năm 2004 [32]. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ Khoa học và công nghệ với đề tài “Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp xây dựng lộ trình công nghệ trong đổi mới công nghệ ở Việt Nam” những nội dung chủ yếu trong nhiệm vụ: nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng lộ trình công nghệ cấp quốc gia của Hàn Quốc; lộ trình công nghệ cấp ngành: nhôm của Hoa Kỳ, Canada và lộ trình công nghệ cấp doanh nghiệp của hãng Motorola. Kết quả của nghiên cứu các tác giả đề xuất phƣơng pháp xây dựng lộ trình công nghệ bao gồm:
(1) Phƣơng pháp tiếp cận theo nhóm:
- Nhóm phƣơng pháp tiếp cận theo bản lộ trình công nghệ bao gồm các phƣơng pháp: xây dựng kịch bản; cây liên hệ (relevance trees) và phân tích hình thái;
- Nhóm phƣơng pháp tiếp cận nhu cầu thị trƣờng và công nghệ bao gồm phƣơng pháp: phân tích SWOT; công nghệ tới hạn; Delphi; hội thảo và tấn công lão
(2) Điều kiện khả thi để xây dựng lộ trình công nghệ bao gồm: - Nghiên cứu về đại cƣơng
- Tầm nhìn chiến lƣợc
- Kế hoạch theo đuổi mục tiêu của lộ trình công nghệ
- Những điều kiện cần thiết để xây dựng một lộ trình công nghệ - Tránh những cạm bẫy/sai sót
(3) Quy trình xây dựng một bản lộ trình bao gồm:
- Giai đoạn 1: Hoạt động ban đầu: những hoạt động chuẩn bị - Giai đoạn 2: Tiến hành xây dựng lộ trình
- Giai đoạn 2: Những hoạt động tiếp theo.
* Tóm lại, trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay các tổ chức quốc tế đã xây dựng các chỉ số tổng hợp để đánh giá các ngành, lĩnh vực khác nhau của một nền kinh tế và để so sánh giữa các quốc gia theo quy mô khác nhau: toàn cầu, khu vực… liên quan đến khoa học và công nghệ nói chung và
đổi mới nói riêng có các chỉ số phổ biến áp dụng trên thế giới hiện nay bao gồm các chỉ số: GCI, GII, SII, TAI và KEI. Chỉ số GCI, GII và SII được các tổ chức quốc tế đánh giá hàng năm. Lộ trình áp dụng các chỉ số tổng hợp này cũng khác nhau đối với các GCI, GII, SII thì có sự hoàn thiện liên tục theo các điều kiện thực tiễn, còn với chỉ số TAI và KEI hầu như không thay đổi.
Mặt khác từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới nhiều ngành, lĩnh vực đã xây dựng và áp dụng các chỉ số tổng hợp để đánh giá các ngành, lĩnh vực của mình ví dụ như ngành Công nghệ thông tin áp dụng chỉ số ICT đánh giá khả năng sẵn sàng và phát triển công nghệ thông tin; ngành khoa học và công nghệ bước đầu áp dụng chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ.