8. Kết cấu luận án
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐỔI MỚI
2.1.7. Các yếu tố liên quan đến đổi mới
2.1.7.1. Hệ thống đổi mới Quốc gia
Đã có nhiều đề xuất về định nghĩa của hệ thống đổi mới quốc gia nhƣ: Freeman - 1987, Nelson - 1993, Patel and Pavitt - 1994, Metcalfe 1995… tuy nhiên, định nghĩa về hệ thống đổi mới khá toàn diện là của Lundvall, Chaminade và Vang (2009): “Hệ thống đổi mới quốc gia là một hệ thống mở, tiến hóa và phức tạp, bao gồm những quan hệ bên trong mỗi tổ chức và giữa các tổ chức, thể chế và cấu trúc kinh tế - xã hội, qui định tốc độ và đƣờng hƣớng đổi mới cũng nhƣ việc xây dựng năng lực chuyên môn xuất phát từ quá trình học hỏi dựa trên khoa học và học hỏi dựa trên kinh nghiệm”.
Một hệ thống đổi mới quốc gia cho thấy doanh nghiệp là trung tâm của sự đổi mới có mối liên hệ chặt chẽ với các khu vực nhƣ: Nhà nƣớc, khu vực nghiên cứu - trƣờng đại học, tổ chức tài chính, tổ chức trung gian…để triển khai một chỉ số đổi mới quốc gia cũng phải có sự tham gia của các cơ quan này, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến các chỉ số thành phần thuộc nhóm các hoạt động trong mô hình đánh giá hoạt động đổi mới. Ngƣợc lại chỉ số đổi mới cao hay thấp cũng ảnh hƣởng chung đến hệ thống đổi mới quốc gia. Hay nói một cách khác chỉ số đổi mới là một thành phần trong hệ thống đổi mới quốc gia. Định nghĩa này đƣợc minh họa trong Hình 2.2.
Hình 2. 2 Một hệ thống đổi mới quốc gia
Nguồn: Cristina Chaminade,2010
2.1.7.2. Mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và đổi mới - STI
Hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới viết tắt tiếng anh là STI (Science Technology and innovation system) với cấu trúc bao gồm các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị toàn bộ, các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức công lập, các tổ chức liên quan nhƣ hiệp hội ngành công nghiệp, các tổ chức phi thƣơng mại, đầu tƣ mạo hiểm, tổ chức tiêu chuẩn…, Hình 2.3 bên dƣới cho biết mối quan hệ tƣơng tác các yếu tố cấu thành trong hệ thống STI.
Hình 2. 3 Mối quan hệ tƣơng tác các yếu tố cấu thành trong hệ thống STI
Nguồn: Janos Vecsenyi, Vũ Cao Đàm, 1983
D
R M
P M
Theo nghiên cứu của nhóm Innovation team (Hungary) mô hình của hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới STI bao gồm một tập hợp các yếu tố cấu thành có mối quan hệ tƣơng tác từng cặp: Yếu tố thị trƣờng (M) - yếu tố Nghiên cứu (R) - yếu tố Triển khai (D) - yếu tố năng lực Sản xuất (P) - (M) [46]. Từ mô hình của hình 2.3 trên cho thấy trƣớc hết cần có chính sách tác động vào yếu tố thị trƣờng (M), để kích thích tất cả các yếu tố nghiên cứu (R), triển khai (D) và sản xuất (P). Trƣớc hết, gốc logic của đổi mới phát xuất phát từ yếu tố thị trƣờng (M). Doanh nghiệp phải không ngƣờng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng. Năng lực cạnh tranh phải thể hiện ở năng lực sản xuất.Năng lực sản xuất phải đƣợc tạo ra nhờ năng lực đổi mới công nghệ. Đến lƣợt đổi mới công nghệ có thể xuất phát từ R&D, cũng có thể chuyển giao công nghệ. Đó là con đƣờng đổi mới theo thị trƣờng kéo (Maket pull)[44].
2.1.7.3. Ảnh hưởng của Hội nhập quốc tế tới hoạt động đổi mới
Hội nhập quốc tế đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày một gia tăng. Đây là quá trình tìm kiếm lợi ích trong khuôn khổ hợp tác và cạnh tranh. Trong quá trình đó, bên cạnh những lợi thế có đƣợc do mở rộng quan hệ, tiếp thu kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các nƣớc tiên tiến và các tổ chức quốc tế, các nƣớc đang phát triển cũng gặp không ít khó khăn, thách thức về thị trƣờng, vốn, trình độ quản lý, trình độ KH&CN, buộc phải nhanh chóng đổi mới một cách toàn diện về phƣơng thức lãnh đạo, quản lý, xây dựng định hƣớng, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội để rút ngắn khoảng cách phát triển. Nhận thực đƣợc tính tất yếu hội nhập quốc tế đối với các công cuộc phát triển, hầu hết các quốc gia đều chủ động, tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế dƣới nhiều hình thức và mức đội khác nhau, tiến tới hội nhập quốc tế sâu rộng [44]. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ hợp tác với Liên minh Châu Âu (EU), ASEM (1996), APEC (1998),Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng - CPTPP của Việt Nam đã có hiệu lực từ ngày 19 tháng 01 năm 2019. Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là
một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung, đổi mới nói riêng. Theo Mai Hà [29] thì định nghĩa tổng quát về hội nhập quốc tế (international integration) nhƣ sau: “ Hội nhập quốc tế là quá trình phát triển và tích hợp để trở thành bộ phận cấu thành tích cực của hệ thống quốc tế với thể chế được thống nhất, đảm bảo lợi ích lâu dài cho các bên tham gia”.
Hội nhập quốc tế về KH&CN là “Qúa trình phát triển KH&CN quốc gia và tích hợp để trở thành bộ phận cấu thành tích cực của hệ thống KH&CN quốc tế với thể chế được thống nhất, đảm bảo lợi ích lâu dài cho các quốc gia
và các công đồng khoa học” Theo khái niệm này và quan điểm của Luận án
thì hội nhập quốc tế có những đặc điểm sau:
(1) Tính tư nguyện (Willingness): Nguyên tắc này đảm bảo không quốc gia nào bị ép hội nhập quốc tế. Việc quốc gia nào, khi nào tham gia hội nhập quốc tế là do năng lực và tầm nhìn lãnh đạo của quốc gia đó.
(2) Chấp thuận luật lệ chung (Regulations acceptance): Nguyên tắc này khuyến cáo các quốc gia tham gia phải chấp thuận những luật lệ chung đã có hoặc sẽ hình thành, đồng thời các luật lệ nội bộ cũng phải thích ứng với những luật lệ chung.
(3) Thích hợp chuẩn (Standards conformity): Nguyên tắc này khuyến cáo các quốc gia tham gia phải chấp thuận vấn đề hợp chuẩn cho tất cả chung đã có hoặc sẽ hình thành, đồng thời các luật lệ nội bội cũng phải thay đổi để thích ứng với luật lệ chung.
(4) Cạnh tranh bình đẳng (Fair competition): Cạnh tranh bình đẳng là hệ quả tất yếu khi quốc gia nào cũng hƣớng tới lợi ích bền vững chính đáng trên cơ sở chấp thuận luật lệ chung và hợp chuẩn. Chỉ có cạnh tranh bình đẳng mới đảm bảo cho yếu tố bề vững của lợi ích trong điều kiện hội nhập quốc tế.
(5) Lợi ích bền vững (Sustainable interest): Đảm bảo lợi ích bền vững là yếu tố sống còn của hội nhập quốc tế nói chung. Đồng thời đó cũng là mục tiêu để các quốc gia hội nhập quốc tế, cùng hợp tác, cạnh tranh và phát triển.
2.1.7.4. Ảnh hưởng của chính sách công tới hoạt động đổi mới
Môi trƣờng chính sách công Khu vực công liên kết với quá trình đổi mới một cách mạnh mẽ và sâu sắc. Tài trợ R&D từ khu vực công chiếm một phần đáng kể trong đầu tƣ R&D quốc gia. Các lựa chọn của chính phủ trong việc hỗ trợ một lĩnh vực khoa học (ví dụ, khoa học đời sống, công nghệ nano...) ảnh hƣởng đến việc định hƣớng các hoạt động đổi mới. Tuy nhiên, R&D chỉ là một lĩnh vực chính sách công liên quan tới đổi mới. Bảng 2.1. dƣới đây minh họa phạm vi rộng lớn của các chính sách công ảnh hƣởng đến đổi mới và những cách mà các chính sách này có thể kích thích hoặc hạn chế sự đổi mới.
Bảng 2. 1 Ảnh hƣởng của chính sách công đối với đổi mới
CS công Ví dụ về tác động đến đổi mới
Tài trợ R&D
Tác động đến định hƣớng khoa học (đời sống, công nghệ nano...) và sản xuất của các nhà khoa học và các kỹ sƣ. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng đổi mới của các trƣờng đại học, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm liên bang, nghiên cứu công nghiệp. Mục tiêu R&D công và thủ tục hành chính có thể gây mâu thuẫn với các mục tiêu khu vực tƣ nhân, kỳ vọng, và yêu cầu quản lý. Chính sách
tiền tệ và tài chính vĩ mô
Chi phí vốn dành cho sự đổi mới, và tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc ảnh hƣởng đến các quyết định đầu tƣ, thu nhập có sẵn, xác định giá trị thị trƣờng chứng khoán của doanh nghiệp đổi mới... Chính sách tiền tệ, trong và ngoài nƣớc, tác động tới cạnh tranh quốc tế.
Chính sách chuyển giao công nghệ
Đạo luật Bayh-Dole và Đạo luật chuyển giao công nghệ liên bang tác động tới những ƣu đãi dành cho sự hợp tác giữa ngành công nghiệp - trƣờng đại học - phòng thí nghiệm và tốc độ dòng kiến thức đổi với các nhà cải cách
Chính sách nguồn nhân lực
Các chƣơng trình giáo dục và đào tạo liên bang, trợ cấp giáo dục và các quỹ nghiên cứu hỗ trợ các trƣờng đại học là một yếu tố quyết định nguồn cung cấp lao động có trình độ cao cần thiết
cho R&D, và thƣơng mại hóa đổi mới. Chính sách
thuế
Cung cấp các ƣu đãi R&D. Cung cấp các mức độ ƣu đãi cho ngƣời tiêu dùng chấp nhận đổi mới.
Các tiêu chuẩn
Chính phủ đang ngày càng nhận thức đƣợc sức mạnh của tiêu chuẩn và vai trò quan trọng của các tiêu chuẩn trong việc phát triển các công nghệ mới và thị trƣờng mới. Việc áp dụng các tiêu chuẩn không đồng bộ với thị trƣờng toàn cầu, có thể gây tốn kém đối với phúc lợi của một quốc gia.
Mua bán Chính phủ có thể kích thích phát triển các tiêu chuẩn và thị trƣờng thông qua tổng hợp quy mô lớn. Việc xây dựng các đặc tính kỹ thuật có thể hạn chế sự ra đời của công nghệ mới.
Chống độc quyền
Cần thiết phải cập nhật các chính sách tập trung vào các thị trƣờng mới nổi toàn cầu và thực tế là chính sách chống độc quyền trong nƣớc có thể trở thành một vấn đề tranh luận trong một môi trƣờng ngày càng bị phân mảnh về giá trị gia tăng, ngày càng đƣợc phân phối về chuỗi cung ứng và cơ hội tác động đến các kết quả kinh tế mà không quan tâm tới biên giới. Sở hữu trí
tuệ
Đóng vai trò là các ƣu đãi dành cho các nhà cải cách. Có thể hạn chế sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh. Bảo vệ sở hữu trí tuệ có thể không đủ mạnh trên toàn cầu, làm giảm lợi nhuận đối với đổi mới.
Tiếp cận thị trƣờng
Lựa chọn và tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài, các điều kiện xuất khẩu đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ảnh hƣởng tới tiềm năng thị trƣờng, rủi ro và tăng trƣởng. Kiểm soát xuất khẩu có thể hạn chế khả năng cạnh tranh.
Quy định kinh tế
Tác động đến đầu tƣ đổi mới thông qua kiểm soát giá, tỷ suất lợi nhuận, hạn chế cổ phiếu thị trƣờng, và sự xuất hiện của các lựa chọn thay thế cạnh tranh.
môi trƣờng và xã hội
hoạt động của đổi mới. Loại quy định này cũng tác động tới chi phí ngành công nghiệp, mối quan hệ với các nhà cung cấp và điều kiện làm việc.
Chính sách chăm sóc sức khỏe
Động lực chính của chi phí hoạt động kinh doanh. Nhân khẩu học và nhu cầu phát triển chăm sóc sức khỏe tạo ra cơ hội cho các sản phẩm, dịch vụ mới và các công nghệ nâng cao năng suất có khả năng tác động đáng kể trong việc chăm sóc và điều trị bệnh, cũng nhƣ trong việc phòng, tránh bệnh tật.
Bảo vệ tính riêng tƣ
Mối quan tâm của công chúng tạo ra nhu cầu bổ sung để bảo vệ các luồng thông tin và tài sản.
An ninh Tạo ra môi trƣờng đổi mới cho chính phủ, và tạo ra các yêu cầu kinh tế bổ sung cho việc quản lý rủi ro và các lỗ hổng của hầu hết các ngành kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp thông tin, ngành tài chính, nƣớc, năng lƣợng, chuỗi cung ứng sản xuất... Chính sách
thƣơng mại và việc làm
Xu hƣớng toàn cầu hóa có thể tạo ra áp lực chính trị và thêm rủi ro, ràng buộc bảo hộ về đầu tƣ toàn cầu, mua các điều khoản của Mỹ. Các tiêu chuẩn lao động, môi trƣờng và sức khỏe có thể phá vỡ mô hình việc làm và đầu tƣ.
Nguồn: IVS Project Final Report, Innovation Vital Signs_2007[62]
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI