Các công trình nghiên cứu về lý thuyết phân quyền trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý thuyết phân quyền giá trị tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận án TS khoa học chính trị 60 31 02 (Trang 28 - 35)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về lý thuyết phân quyền trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nước

thiện bộ máy nhà nước

Bên cạnh việc trình bày, phân tích cách thức vận dụng lý thuyết phân quyền và cơ chế kiểm soát quyền lực ở một số nhà nước tư sản, nhiều tác giả cũng đã đề cập đến việc tiếp thu những hạt nhân hợp lý của sự phân quyền cho việc xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam và coi đó là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Các công trình tiêu biểu bàn về vấn đề này là:

Về các công trình chuyên khảo:

Nguyễn Đăng Dung (2000), Sự hạn chế quyền lực nhà nước [25] đã tập

trung lý giải về sự cần thiết phải giới hạn quyền lực nhà nước và nội dung của việc hạn chế quyền lực nhà nước (đảm bảo nhân quyền không bị phạm; các chức danh quan trọng của nhà nước phải được bầu cử và với một nhiệm kỳ nhất định; quyền lực nhà nước được giới hạn bằng việc phân chia/phân công, phân nhiệm và tự kiểm tra bên trong bằng cơ chế kìm chế và đối trọng; Chính phủ phải chịu trách nhiệm và chỉ ra những phương thức hạn chế quyền lực nhà nước từ bên ngoài).

Phạm Ngọc Kỳ (2000), Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội [69] đã

phân tích nội dung của khái niệm quyền giám sát tối cao của Quốc hội và rút ra những phương thức để thực hiện quyền đó, phân biệt quyền giám sát tối cao của Quốc hội với thẩm quyền kiểm tra việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan Nhà nước khác; chỉ ra xác định những nguyên nhân chủ yếu hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; đưa ra kiến nghị đổi mới tổ chức và phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và những điều kiện cần thiết để đại biểu Quốc hội thực hiện được đúng và đầy đủ quyền giám sát của mình.

Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực

phu về cơ chế chung của việc giám sát thực hiện quyền lực nhà nước nhằm mục đích bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước, đấu tranh có hiệu quả chống quan liêu, lãng phí, tham nhũng trong nội bộ nhà nước. Đặc biệt, cơ chế giám sát của Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất.

Trịnh Thị Xuyến (2006), Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [152] đã đi sâu lý giải về khái niệm, nội dung, mục đích, các phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước và thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta, đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta.

Phạm Bính (2006), Cơ cấu, phương thức thực hiện quyền lực trong hệ

thống hành chính Việt Nam [7] đã chỉ rõ thực tiễn quản lý hành chính, cải cách hành chính nhà nước ở nước ta và yêu cầu cải cách hành chính hiện nay.

Trần Ngọc Đường (2012), Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với

việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 [48] đã phân tích cơ sở lý luận về phân công, phối

hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp với hệ thống chính trị của nước ta. Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị nước ta nhằm góp phần sửa đổi Hiến pháp 1992.

Các công trình này đề cập từ nhiều góc độ (Triết học, Chính trị học, Lịch sử, Luật học...) về tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt, cần phải kể đến các công trình nghiên cứu thực tiễn vận dụng lý thuyết phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước ở các nước vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Các công trình tiêu biểu như:

Vũ Hồng Anh (1997), Tổ chức và hoạt động của một số Chính phủ ở một

số nước trên thế giới [2] đã phân tích vị trí, vai trò, chức năng, tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong bộ máy nhà nước các nước: Anh, Ấn Độ, Áo, Ba Lan.

Hồ Văn Thông (1998), Hệ thống chính trị các nước tư bản phát triển hiện

nay [123] đã khái quát lịch sử tư tưởng chính trị và ba giai đoạn phát triển của nhà

Vũ Hồng Anh (2001), Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước

trên thế giới [3] đã phân tích một số vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của

Nghị viện ở một số nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha.

Thang Văn Phúc, Nguyễn Đăng Thành (2005), Một số lý thuyết và kinh

nghiệm tổ chức nhà nước trên thế giới [101] đã chỉ rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức nhà nước và bộ máy nhà nước của một số quốc gia trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Lê Tuấn Huy (2006), Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng

Nhà nước pháp quyền Việt Nam [59] với mục đích làm rõ những vấn đề triết học

chính trị của Montesquieu và bước ngoặt của học thuyết này tạo ra trong lịch sử triết học chính trị, cùng những ý nghĩa thời đại mà nó đem lại..., làm rõ các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền..., phân tích những đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN trong mối quan hệ với tính đặc trưng phổ biến của Nhà nước pháp

quyền theo học thuyết Montesquieu và đề xuất cơ cấu phân quyền và “phân quyền

xã hội chủ nghĩa” trong công cuộc cải cách hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.

Nguyễn Văn Huyên (2007), Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (Mô hình tổ

chức và hoạt động) [62] đã phân tích quá trình hình, thành phát triển và chỉ rõ bản

chất, đặc điểm của hệ thống chính trị ba nước phương Tây phát triển có tính điển hình về tổ chức hệ thống chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước. Từ đó, rút ra những giá trị tham khảo của Việt Nam.

Tô Huy Rứa (2008), Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở

một số nước trên thế giới [114] đã đi sâu phân tích hệ thống chính trị của một số

nước trên thế giới hiện nay; đề cập đến quyền lực và tổ chức quyền lực ở một số nước trên thế giới.

Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn (2011), Các vấn đề nghiên cứu về

Hoa Kỳ (Sách tham khảo dùng cho các trường Đại học) [64] đã nghiên cứu trên các

lĩnh vực lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội, nhất là hệ thống chính trị, pháp luật và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong đó có đề cập tới tổ chức bộ máy Nhà nước Hoa Kỳ.

Hồ Việt Hạnh (2008), Thể chế tam quyền phân lập Nhật Bản [52] đã trình bày rất rõ các khái niệm liên quan đến thể chế tam quyền phân lập và phân tích mối quan hệ biện chứng của nó trong việc tiếp nhận chế độ chính trị này tại Nhật Bản; đánh giá về mức độ triệt để của thể chế tam quyền.

Thái Vĩnh Thắng (2011), Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước [121]

đã phân tích và lý giải cách thức tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước trong các kiểu và mô hình nhà nước khác nhau như: Nhà nước phong kiến Việt Nam, Nhà nước tư sản; tổ chức và kiểm soát quyền lực Nhà nước của Nga, Trung Âu, Đông Âu trước 1991, Nhà nước Liên bang Nga và Việt Nam hiện nay.

Đại học Quốc gia, Khoa Luật, (2011), Hiến pháp: những vấn đề lý luận và

thực tiễn [38] đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về Hiến pháp, việc sửa

đổi Hiến pháp của Việt Nam, kinh nghiệm xây dựng và sửa đổi Hiến pháp ở một số nước trên thế giới.

Đại học Quốc gia, Khoa Luật (2012), Sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992

những vấn đề lý luận và thực tiễn T. I+II [39] đã đề cập đến những vấn đề cơ bản

của Hiến pháp, trong đó bao gồm: Chủ quyền nhân dân; Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước; Bộ máy nhà nước (Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương, vấn đề bảo hiến.

Tống Đức Thảo (2014), Bộ máy nhà nước Cộng hòa Pháp mô hình tổ chức

và hoạt động [120] đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của

bộ máy Nhà nước Cộng hòa Pháp; cơ sở lý luận và nguyên tắc cơ bản tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa Pháp.

Về luận án tiến sĩ:

Lê Quốc Hùng (2004), Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự

phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam [61] đã nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của tính thống nhất, sự phân công và phối hợp quyền lực nhà nước. Thực tiễn tổ chức nhà nước theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thực

hiện quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ

chức bộ máy nhà nước ở một số nước [58] đã chỉ ra được sự vận dụng lý thuyết phân quyền nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đối với từng loại chính thể khác nhau. Chỉ ra sự thể hiện tư tưởng phân quyền trong tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp. Đồng thời, nêu lên một số biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta hiện nay.

Cao Anh Đô (2012), Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực

hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp [43] đã chỉ rõ bản chất, nội dung, mối liên hệ và vai trò của việc phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khái quát mô hình phân công, phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của một số nhà nước trên thế giới. Chỉ ra thực trạng của việc phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở nước ta theo Hiến pháp 1992. Đồng thời, nêu ra yêu cầu cũng như các giải pháp hoàn thiện việc phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Phạm Thế Lực (2012), Vấn đề tập trung và phân quyền trong tổ chức và thực

thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay [84] đã nêu lên các cách tiếp cận về quyền lực nhà nước và tính thống nhất của quyền lực nhà nước; phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước; mối quan hệ giữa tập trung và phân quyền trong tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước; cơ sở cho vấn đề tập trung và phân quyền trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Đồng thời, đề xuất các giải pháp hoàn thiện vấn đề tập trung và phân quyền trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Ngoài các cuốn sách chuyên khảo, luận án nói trên, các tạp chí khoa học gần đây cũng đã xuất hiện một số bài viết, chuyên đề nghiên cứu về lý thuyết phân quyền trong việc hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước. Những bài viết đã cung cấp những thông tin có giá trị cho luận án để thực hiện khảo cứu như:

Phạm Thế Lực (2008), “Ý nghĩa của lý thuyết phân quyền trong quá trình xây

dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật (số 7) [83];

Chu Thị Ngọc (2010), “Phân quyền trong Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội (số 26) [98]. Các tác giả đã trình bầy một cách khái quát

nội dung của lý thuyết phân quyền và khái quát những giá trị mang tính phổ biến của nó. Trên cơ sở đó, rút ra ý nghĩa của lý thuyết phân quyền đối với việc tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta.

Nhiều tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề phân công và phối hợp cũng như cơ chế thực thi giám sát, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền có các bài tiêu biểu như: Lê Quốc Hùng (2003), “Quyền lực nhà nước

thống nhất và phân công”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 2) [60]; Nguyễn Minh

Đoan, (2007) “Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành

pháp và tư pháp”, Tạp chí Nhà nước pháp luật (5) [40]; Vũ Anh Tuấn (2009), “Giám

sát xã hội trong nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 31/150)

[130]; Nguyễn Mạnh Bình (2009), “Cơ chế thực thi giám sát quyền lực nhà nước”,

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 12/149) [6]; Lương Minh Tuân (2009), “Phân

công, phối hợp và kiểm soát trong thực hiện quyền lập pháp ở Việt Nam”, Tạp chí

Nghiên cứu Lập pháp (số 9/146) [128]; Đinh Văn Mậu (2009), Kiểm soát quyền lực

Nhà nước trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà

nước (165) [86]; Lê Văn Cảm, Dương Bá Thành (2010), “Cơ chế kiểm soát quyền

lực nhà nước (và cả quyền lập pháp) trong nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên

cứu Lập pháp (số 1/162) [18]; Đào Trí Úc (2014), “Học thuyết và thực tiễn lịch sử về

tính thống nhất của quyền lực nhà nước và cơ chế phân quyền”, Tạp chí Nhà nước và

pháp luật (số 5/313) [137]; Nguyễn Minh Đoan - Vũ Thu Hạnh (2014), “Quan niệm

về kiểm soát và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước”, Tạp chí Nhà nước và pháp

thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa ba quyền theo tinh thần

Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 3/323) [30].

Đề cập đến vấn đề phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương trong việc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước có các bài tiêu biểu như: Nguyễn

Cửu Việt (2010), “Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền”, Tạp chí Khoa

học Đại học Quốc gia Hà Nội (số 26) [143]; Chu Văn Hưởng (2011), “Xác định căn

cứ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương, giữa chính

quyền địa phương các cấp ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị (số 10) [65]; Chu

Văn Hưởng (2011), “Phân cấp, phân quyền và vấn đề thực thi quyền lực nhà nước ở

địa phương: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Lý luận chính trị (số 2) [66]; Chu Văn

Hưởng (2012), “Đổi mới nhận thức về phân cấp, phân quyền trong thực thi quyền

lực nhà nước ở địa phương”, Tạp chí Quản lý nhà nước (số 192) [67]; Nguyễn Văn

Cương - Trương Hồng Quang (2014), “Phân định thẩm quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương: những vấn đề đặt ra và hướng hoàn thiện”,

Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 11/319) [23]. Các nghiên cứu trên chủ yếu đề

cập đến đặc điểm của các hình thức phân chia quyền lực giữa trung ương với địa phương; việc phân cấp, phân quyền trong một số lĩnh vực cụ thể như quản lý cán bộ, công chức, quản lý kinh tế,...), hoặc tập trung luận giải sự cần thiết phải tăng cường phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương.

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu những công trình trong và ngoài

nước, luận án “Lý thuyết phân quyền: Giá trị tham khảo trong xây dựng và hoàn

thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay” sẽ đưa ra những luận giải

mới và bổ sung những kiến thức chưa được nghiên cứu mà các công trình trước đó chưa đề cập đến. Do vậy, đây là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn lý thuyết phân quyền và tham khảo những giá trị của lý thuyết phân quyền góp phần xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý thuyết phân quyền giá trị tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận án TS khoa học chính trị 60 31 02 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)