Đánh giá chung về tình hình, kết quả nghiên cứu việc tham khảo những giá trị của lý

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý thuyết phân quyền giá trị tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận án TS khoa học chính trị 60 31 02 (Trang 35 - 39)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Đánh giá chung về tình hình, kết quả nghiên cứu việc tham khảo những giá trị của lý

những giá trị của lý thuyết phân quyền trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam

1.3.1. Những kết quả đạt được

Các công trình nêu trên ở những mức độ khác nhau đã trình bày khái quát về

nguồn gốc và nô ̣i dung cơ bản của lý thuyết phân quyền, các quan điểm khác nhau về lý thuyết này , thực tế vận dụng lý thuyết phân quyền trên thế giới và yêu c ầu

phân công, phân nhiệm ra ̣ch ròi giữa các cơ quan Nhà nước Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền đã tập trung phân tích sự hình thành, phát triển của nhận thức về Nhà nước pháp quyền với tư cách là những giá trị mang tính phổ biến của nhân loại, sự cần thiết của việc hạn chế quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền, cũng như chỉ ra một số đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, mô hình tổ chức các cơ quan hành pháp, lập

pháp, tư pháp ở cấp trung ương và giữa cơ quan trung ương với địa phương trong

Nhà nước pháp quyền XHCN.

Các công trình nghiên cứu cũng đã phân tích các tiền đề lý luận, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phương hướng, giải pháp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Bên cạnh đó, các công trình đã xác định những khó khăn, trở ngại, hạn chế trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay, những vấn đề phức tạp cần giải quyết trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền như đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Nhà nước pháp quyền; vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cấp trung ương và giữa các cơ quan cấp trung ương với địa phương… có giá trị tham khảo, gợi mở đối với tác giả luận án.

1.3.2. Những nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu

Mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết phân quyền, lý thuyết Nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nhưng đa phần tiếp cận dưới góc độ Triết học, Luật học, tiếp cận dưới góc độ

Chính trị học còn ít, chưa có tác giả nào trình bày mô ̣t cách cu ̣ thể và có hê ̣ thống

về li ̣ch sử của lý thuyết phân quyền cũng như sự tham khảo những giá trị của lý

thuyết này trong th ực tiễn xây dựng và hoàn thiện bô ̣ máy Nhà nước pháp quyền ở nước ta. Đồng thời, chưa đánh giá một cách thỏa đáng những ưu điểm về những giá trị hợp lý của lý thuyết phân quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền.

Một số công trình chủ yếu nhấn mạnh đến tính tập trung, thống nhất quyền lực nhưng chưa làm rõ việc phân công, phối hơ ̣p thực thi quyền lực nhà nước, nhất

là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp ở cấp

trung ương; giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.

Nhiều giải pháp đưa ra nhằm cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước còn thiếu nhất quán, khó thực hiện hoặc đưa vào thực hiện nhưng chưa đem lại hiệu quả cao…

Vì thế, cho đến nay việc tìm ra mô ̣t cơ chế để thực hiê ̣n có hiê ̣u quả sựphân

công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư

pháp ở cấp trung ương giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương

trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất ở nước ta vẫn còn nhiều lúng túng và

hướng giải quyết chưa có hiê ̣u quả . Chính vì vậy, những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án là:

- Về mặt lý luận:

+ Phân tích làm rõ quá trình hình thành, phát triển và nội dung của lý thuyết phân quyền về tổ chức bộ máy nhà nước.

+ Phân tích làm rõ những giá trị của lý thuyết phân quyền và việc tham khảo những giá trị hợp lý của lý thuyết phân quyền trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.

+ Xác định yêu cầu, điều kiện cần tham khảo những giá trị của lý thuyết phân quyền vào việc tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN.

- Về mặt thực tiễn:

+ Nghiên cứu kinh nghiệm vận dụng lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước ở một số quốc gia điển hình trên thế giới: Anh, Hoa Kỳ, Pháp và Trung Quốc.

+ Khái quát mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam từ 1945 đến nay qua Văn kiện của Đảng và qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 (tập trung vào giai đoạn từ năm 1992 đến nay).

+ Xác định rõ những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay trên cơ sở tham khảo những giá trị hợp lý của lý thuyết phân quyền.

- Về mặt ứng dụng của luận án:

Đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay trên cơ sở tham khảo những giá trị hợp lý của lý thuyết phân quyền. Toàn bộ những vấn đề nghiên cứu trong luận án đều dựa trên nguồn tư liệu như tác giả đã tổng quan và những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của thực tiễn ở Việt Nam từ năm 1945, nhất là giai đoạn từ 1992 đến nay.

Tiểu kết Chƣơng 1

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, Luận án đã hệ thống các công trình trong và ngoài nước về lý thuyết phân quyền trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nước và về Nhà nước pháp quyền. Đồng thời, Chương 1 cũng chỉ ra những nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu trong nước kể từ khi Hiến pháp 1946 được ban hành cho đến nay. Đây là những công trình có nội dung quan trọng được làm cơ sở để tác giả tham khảo, kế thừa và phát triển theo hướng nghiên cứu của Luận án.

Phần cuối Chương 1, Luận án đã chỉ ra những nội dung đã được nghiên cứu và tiếp tục nghiên cứu. Mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết phân quyên; lý thuyết Nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam từ nhiều góc tiếp cận khác nhau như Triết học, Luật học, tuy nhiên tiếp cận dưới góc độ Chính trị học còn ít, cho đến nay chưa có tác giả nào trình bày mộ t cách cu ̣ thể và có hê ̣ thống về li ̣ch sử của lý thuyết phân quyền cũng như việc tham khảo những giá trị hợp lý của lý thuyết này trong thực tiễn xây dựng và hoàn thiện bô ̣ máy Nhà nước pháp quyền ở nước ta. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu được chỉ ra trong Chương 1 cũng chính là những nội dung được làm rõ trong các chương tiếp theo của Luận án.

Chƣơng 2

LÝ THUYẾT PHÂN QUYỀN VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN BỘ MÁY NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý thuyết phân quyền giá trị tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận án TS khoa học chính trị 60 31 02 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)