Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Căn cứ chính trị pháp lý tham khảo những giá trị của lý thuyết phân quyền
3.1.1. Quan điểm của C Mác, Ph Ăngghen và V.I Lênin về nhà nước
Khác với những lý luận về mô hình tổ chức nhà nước trước đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, khi đưa ra mô hình tổ chức nhà nước mới, đòi hỏi phải đập tan bộ máy nhà nước cũ - nhà nước của giai cấp bóc lột. Việc đập tan bộ máy nhà nước cũ lần đầu tiên được C. Mác và Ph. Ănghen đề cập vào năm 1948. C. Mác đã chỉ rõ, trong cuộc đấu tranh chống chế độ nửa phong kiến, các lực lượng cách mạng không được dừng bước cho đến khi phá hủy và tiêu diệt được quyền lực chính trị chính thức truyền thống. Theo các nhà kinh điển mác xít, từ trước tới nay không một cuộc cách mạng tư sản nào động chạm đến bộ máy nhà nước vì chúng bao giờ cũng chỉ thay thế phái này bằng phái khác của giai cấp bóc lột. C. Mác đã luận chứng cho sự cần thiết phải đập tan bộ máy nhà nước cũ trong cuộc cách mạng vô sản. Đồng thời, C. Mác và Ph. Ănghen chỉ rõ mục đích và sứ mệnh của giai cấp vô sản trong việc thiết lập một nhà nước mới của mình. Theo đó, việc phá hủy, đập tan bộ máy nhà nước quân phiệt, quan liêu là điều kiện tiên quyết của bất cứ một cuộc cách mạng nhân dân thực sự nào và nhiệm vụ của giai cấp vô sản không chỉ giản đơn là chiếm lấy bộ máy nhà nước cũ mà phải phá hủy, đập tan bộ máy nhà nước có sẵn và xây dựng bộ máy nhà nước mới của giai cấp vô sản.
Sau này, V.I. Lênin đã phát triển học thuyết Mác về việc phải đập tan bộ máy
nhà nước tư sản, Người khẳng định: “Cách mạng không phải ở chỗ giai cấp mới
dùng bộ máy nhà nước cũ để chỉ huy và quản lý mà ở chỗ khi đập tan bộ máy ấy rồi thì giai cấp mới sẽ dùng và quản lý” [145, tr.141].
Như vậy, các nhà kinh điểm mác xít đã vạch ra tính tất yếu phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước kiểu mới là vấn đề mang tính quy luật của cách mạng vô sản. Vấn đề đặt ra là sau khi đập tan phá huỷ bộ máy nhà nước tư sản thì phải lấy cái gì để thay thế bộ máy nhà nước đó.
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn về Công xã Pari năm 1871 - hiện thực đầu tiên của nhà nước chuyên chính vô sản, C. Mác đã chỉ ra Công xã là chính quyền của giai cấp công nhân, là công cụ xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản và là mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước kiểu mới. Hội đồng Công xã là cơ quan tối cao của nhà nước có vai trò lập pháp và tổ chức 10 Uỷ ban chịu trách nhiệm về hành pháp. Đứng đầu mỗi Uỷ ban này là một Uỷ viên Hội đồng Công xã. Ông cho
rằng: “Công xã Pari không phải là một cơ quan đại nghị mà là một cơ quan công
tác vừa lập pháp, vừa hành pháp, mọi quyền lực nhà nước đều tập trung vào Công
xã” [12, tr.92]. Công xã có quyền chủ động trong tất cả những lợi ích chung và
những lợi ích quốc dân. Mô hình Công xã Pari là biểu hiện của thiết chế thực sự dân chủ và là một hình thức tổ chức chính trị hết sức linh hoạt. Về thực chất, Công xã là một Chính phủ của giai cấp công nhân, là hình thức chính trị để thực hiện việc giải
phóng lao động về mặt kinh tế. C. Mác viết: Công xã là một tổ chức chính quyền
hành động thật sự, kết hợp lập pháp và hành chính chứ không phải là nơi bàn cãi
suông theo kiểu Nghị viện trong nền Cộng hoà Đại nghị tư sản. Từ đó, C. Mác cho
rằng quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân. Theo cách thức thực hiện quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia, C. Mác đã đưa ra mô hình
Công xã Pari với tổ chức bộ máy thực hiện tất cả các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Bộ máy này được tổ chức thành một mạng lưới từ trung ương đến địa phương và hoạt động theo cơ chế tự quản với nguyên tắc dân chủ và công khai.
V.I. Lênin đã kế thừa và tiếp tục phát triển những tư tưởng của C.Mác về xây dựng mô hình bộ máy nhà nước XHCN. Đồng thời, chính ông là người lãnh đạo xây dựng nhà nước XHCN trong thực tiễn nước ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Theo V.I. Lênin, bộ máy nhà nước kiểu mới là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, hoạt động theo nguyên tắc thống nhất, tập trung đại
diện cho lợi ích của công nhân và nông dân. Nhà nước XHCN theo các nhà kinh điển
mác xít thực chất là “nửa nhà nước” vì các nhà nước bóc lột trước đây là của thiểu số
áp bức đa số. Ngược lại, bây giờ là nhà nước của đa số những người lao động. Nhà nước kiểu mới là nhà nước chuyên chính của giai cấp vô sản, trong giai đoạn đầu xây
dựng chủ nghĩa cộng sản. Khi xã hội phát triển cao thì toàn bộ nhà nước sẽ bị “tiêu
vong”. Xuất phát từ bản chất và mục đích của chế độ XHCN, bộ máy Nhà nước XHCN, theo V.I. Lênin có những đặc điểm chủ yếu sau:
Một là, việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN luôn đảm bảo
sự tập trung thống nhất quyền lực. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân lao động, các cơ quan nhà nước trực tiếp do dân bầu ra, và đến lượt nó nhà nước hướng mọi hoạt động vào việc chăm lo đời sống cho nhân dân lao động. Bộ máy Nhà nước XHCN nắm giữ cả ba quyền lực: chính trị, kinh tế và tinh thần, nó vừa là cơ quan hành chính cưỡng chế, vừa là bộ máy quản lý kinh tế - xã hội, văn hoá... quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội và có từ trung ương đến địa phương tạo thành hệ thống thống nhất của bộ máy nhà nước. Các cơ quan đó hoạt động theo thẩm quyền và nghĩa vụ trong phạm vi do nhà nước quy định.
Hai là, bộ máy Nhà nước XHCN là bộ máy hoà nhập với quần chúng, là phương
tiện thu hút những người lao động vào việc quản lý Nhà nước và quản lý xã hội.
Ba là, khi thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của mình, bộ máy nhà nước
XHCN vẫn phải thực hiện chức năng trấn áp, nhưng đây là sự trấn áp đối với giai cấp bóc lột. Bởi vì điều cơ bản trong hoạt động của nhà nước XHCN không phải là bạo lực, mà là quản lý, thuyết phục, giáo dục nhân dân, xây dựng xã hội mới.
Như vậy, Nhà nước XHCN cũng thực hiện hai chức năng cơ bản đó là trấn áp (đối với giai cấp bóc lột) và tổ chức xây dựng xã hội mới. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước XHCN là tổ chức và xây dựng xã hội mới.
Xuất phát từ những đặc điểm và bản chất của bộ máy Nhà nước XHCN, các nhà kinh điển mác xít đề ra những nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức thực hiện mô hình Nhà nước XHCN trong thực tiễn:
Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước XHCN. Giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử mới là ngoài lật đổ chính quyền cũ của giai cấp tư sản còn phải nắm lấy quyền thống trị chính trị, lãnh đạo quần chúng nhân dân để xây dựng xã hội mới, điều đó đòi hỏi trước hết, giai cấp vô sản phải trở thành một chính đảng độc lập để có thể hành động với tư cách là một giai cấp. Điều đó có nghĩa là Đảng Cộng sản có sứ mệnh là thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với Nhà nước. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể giữ vững, củng cố và phát triển chế độ mới - chế độ XHCN.
Thứ hai, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước kiểu mới. Đây là sự khác biệt có tính nguyên tắc trong việc thiết kế mô hình nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực với nhà nước theo nguyên tắc tập quyền. Chế độ tập trung dân chủ gắn liền với chế độ tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách.
Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm sự tham gia quản lý nhà nước của toàn thể nhân
dân. Đây vừa là phương pháp vừa là vấn đề có tính nguyên tắc trong việc tổ chức và xây dựng Nhà nước kiểu mới - Nhà nước XHCN.
Thứ tư, nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước XHCN. Theo V.I. Lênin pháp chế vừa là công cụ sắc bén của chuyên chính vô sản, đồng thời vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của nhà nước không chỉ đòi hỏi việc tuân thủ pháp luật, quyền được góp ý kiến vào các dự thảo luật của nhân dân, mà còn đòi hỏi nhân dân có quyền kiểm tra tính hiệu quả của nó.
Kế thừa và phát triển tư tưởng quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân của C. Mác, coi đó là cơ sở lý luận của quá trình tổ chức quyền lực nhà nước kiểu mới và trên cơ sở kinh nghiệm của Cách mạng 1905 ở nước Nga, V.I. Lênin đã khẳng định yêu cầu xây dựng một bộ máy vững mạnh thích ứng được với mọi sự biến đổi. Muốn ứng biến một cách mềm dẻo thì bộ máy phải cứng rắn và hoàn toàn phục tùng chính trị. Thành phần tổ chức bộ máy phải đảm bảo được việc đông đảo quần chúng kiểm tra mọi công việc nhà nước. Từ đó, V.I. Lênin tiếp tục vận dụng một cách sáng tạo quan điểm này vào quá trình tổ chức bộ máy
nhà nước kiểu mới ở Nga - mô hình Cộng hòa Xô viết sau khi giai cấp vô sản giành chính quyền với chủ trương phế bỏ chế độ Đại nghị - chế độ tách rời công tác lập pháp và công tác hành pháp, hợp nhất công tác lập pháp và hành pháp của nhà nước lại; hợp nhất công tác quản lý và công tác lập pháp. Trong nhà nước kiểu
mới: “Những cơ quan đại diện vẫn còn nhưng chế độ Đại nghị với tư cách là một
hệ thống đặc biệt, một sự phân chia giữa công tác lập pháp và hành pháp được
coi là địa vị đặc quyền của các Nghị sĩ thì không còn nữa” [150, tr.59]. Như vậy,
cả C. Mác và V.I. Lênin đều khẳng định quan điểm về sự thống nhất giữa lập pháp và hành pháp - sự thống nhất của quyền lực nhà nước, sự thống nhất nội tại bởi tính xã hội, tính nhân dân của nó trong điều kiện mà tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Sự thống nhất, xích lại gần nhau giữa quyền lập pháp và hành
pháp “không phải là sự nhập cục” tất cả quyền lực đó lại và trao cho một cơ quan
thực hiện, mà do nhiều cơ quan thực hiện. Mỗi cơ quan thực hiện một nhánh quyền lực nhưng chúng có sự thống nhất với nhau về bản chất, mục tiêu và không trở thành lực cản, kiềm chế, đối lập nhau.
Sau này, trong quá trình lãnh đạo tổ chức xây dựng Nhà nước Xô viết, V.I. Lênin nhận thấy rằng để cho bộ máy nhà nước hoạt động một cách có hiệu lực, hiệu quả thì phải không ngừng hoàn thiện nó. Người cho rằng, việc hoàn thiện bộ máy nhà nước là một quá trình thường xuyên, liên tục với nội dung chủ yếu như: quy định một cách rõ ràng các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan của bộ máy nhà nước, để tránh sự trùng dẫm đạp lên nhau; đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ dân uỷ, tiến hành kiểm tra thận trọng, lâu dài và thiết thực việc thực hiện và kiểm tra kinh nghiệm, bằng cách xác lập trách nhiệm cá nhân; chú trọng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm việc trong bộ máy nhà nước...
Như vậy, từ quan điểm của các nhà kinh điển C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin, có thể thấy, để đảm bảo xây dựng nhà nước chuyên chính mà hạt nhân của nó là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, người dân phải là chủ thực sự
trên tất các các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung ở cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Việc tập trung quyền lực nhà nước vào cơ quan đại diện của nhân dân đã làm cho quyền lực bảo đảm tính thống nhất của nó. Các cơ quan khác của nhà nước chỉ là cơ quan phái sinh do cơ quan quyền lực cao nhất thành lập và phải chịu sự kiểm tra, giám sát tối cao của cơ quan đó. Ở đây, không có sự phân chia quyền lực cũng như không có sự kiềm chế, đối trọng giữa các nhánh quyền lực. Tính chịu trách nhiệm và luôn bị giám sát bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và nhân dân chính là cơ sở để đảm bảo cho quyền lực nhà nước không bị tha hoá.