Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản vềNhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý thuyết phân quyền giá trị tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận án TS khoa học chính trị 60 31 02 (Trang 95 - 103)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Căn cứ chính trị pháp lý tham khảo những giá trị của lý thuyết phân quyền

3.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản vềNhà nước

nước pháp quyền Việt Nam

Về mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, Hồ Chí Minh luôn đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề nhà nước và pháp luật, nhưng đồng thời Người còn tham khảo, vận dụng sáng tạo lý luận của một số nhà tư tưởng lớn khác như S. Montesquieu, J.J. Russeau,… vào thực tiễn xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh ngay từ những năm 1920 đã hình thành những nét đầu tiên về mô hình tổng thể của Nhà nước kiểu mới theo hướng pháp quyền. Đó không thể là nhà nước quân chủ phong kiến lỗi thời hay nhà nước thuộc địa do thực dân Pháp đặt ra ở Việt Nam, hoặc là nhà nước tư sản mà Người

đã nhiều lần vạch trần bản chất xấu xa của nó: “Tiếng là Cộng hoà và dân chủ, kỳ

thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” [88, tr.274].

Người xác định, Nhà nước mới phải là một nhà nước dân chủ, đem lại lợi ích cho

đa số nhân dân lao động: “... Cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số

nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân

chúng mới được hạnh phúc” [88, tr.270].

Hồ Chí Minh đã phác thảo ra mô hình nhà nước kiểu mới, trong đó: “Đảng

Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra Chính phủ công, nông, binh, phát đất cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền... ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa

thế giới đại đồng” [88, tr.280]. Đồng thời, với sự độc đáo, sáng tạo rất Hồ Chí Minh

về một Chính phủ toàn dân, liêm khiết, biết làm việc: “Chính phủ sau đây phải là

một Chính phủ của toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái... một Chính phủ liêm khiết... biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào mục đích trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ độc lập và thống nhất nước nhà” [89, tr.427-428].

Với những ý tưởng đã tích lũy được trong suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài, cùng với những điều kiện lịch sử, truyền thống xã hội Việt Nam luôn có tính thống nhất cao quốc gia - dân tộc; về văn hóa mang tính cộng đồng, đoàn kết....; về kinh tế không có sự phân hóa mang tính đối kháng giữa các giai cấp, có sự liên minh..., lợi ích kinh tế - chính trị về cơ bản là thống nhất; về chính trị, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản. Cách mạng Tháng 8 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng đã chủ động xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước pháp quyền, hợp pháp, hợp hiến, dân chủ và coi trọng tính hiệu lực, hiệu quả thực tế - một cách bài bản, quy củ, đúng đắn. Tư tưởng cốt lõi nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng về nhà nước dân chủ là một chính quyền sáng suốt, chính quyền không phải là để cai trị dân mà là chính quyền của Nhân dân, do Nhân

dân, thành lập và hoạt động vì Nhân dân, thực sự đảm bảo nguyên tắc “tất cả quyền

lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã quan

tâm cả hai mặt, nhanh chóng tổ chức các thiết chế của bộ máy nhà nước và ban hành các thể chế (hiến pháp và pháp luật) tạo cơ sở pháp lý và khoa học để tổ chức

“một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”. Đó là một nhà nước có cơ

cấu tổ chức và cơ chế hoạt động thích hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam đương thời, mang tính khoa học về chính trị.

Để đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, điều cần thiết hàng đầu là cơ quan quyền lực của nhà nước phải được Nhân dân bầu ra một cách tiến bộ và dân chủ. Chính vì vậy, một ngày sau khi đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã đề nghị: “Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển

tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng

giống…” [89, tr.8]. Và “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa

chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà... Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân” [89, tr.133]. Đây chính là một tuyên bố lập hiến của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và việc thành lập bộ máy nhà nước do dân cử bằng phổ thông đầu phiếu, là sự kiện đầu tiên xuất hiện trong lịch sử của dân tộc ta.

Trong Nhà nước pháp quyền, Hiến pháp là sự thể hiện một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất ý chí và sự lựa chọn chính trị cao nhất của Nhân dân. Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản nhất của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, có tính ổn định nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, các quyền tự do cơ bản và các lợi ích chính đáng của công dân. Hiến pháp có khả năng tạo ra sự an toàn pháp lý cao nhất cho công dân và xã hội cũng như cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã khẳng định: Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Hiến pháp đó là sự thể

hiện tập trung nhất nguyên lý dân là chủ, dân làm chủ.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hiến pháp năm 1946 được soạn thảo và ban hành không hoàn toàn theo một nguyên mẫu mô hình tổ chức bộ máy nhà nước nào mà là kết quả của việc tham khảo, vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của S. Montesquieu, J.J. Rousseau… về phân công quyền lực ở khía cạnh kỹ thuật tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, là một mẫu mực về tôn trọng chủ quyền Nhân dân và tính dân chủ pháp quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước mới. Đồng thời, với ý tưởng hướng đến một Nhà nước pháp quyền, thể hiện cụ thể trên

nguyên tắc quyền lực lẫn tổ chức quyền lực: “Nước Việt Nam là một nhà nước dân chủ

cộng hòa, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1)[54].

Hiến pháp 1946, đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho cả nền Hiến pháp Việt Nam. Đó là một nền Hiến pháp dân chủ - cơ sở của Nhà nước pháp quyền Việt Nam

thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, thực hiện một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Nó chính thức quy định các nguyên tắc tổ chức, hoạt động, hình thức và cơ cấu nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam. Do vậy, bộ máy nhà nước phải do dân cử ra, tổ chức nên; hoạt động của Nhà nước phải lấy mục tiêu là phục vụ Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân. Đồng thời, bộ máy nhà nước đã hướng đến việc bảo đảm tính độc lập tương đối và sự kiểm soát, cân bằng quyền lực giữa các thiết chế nhà nước nhằm tăng cường sự giám sát, kiểm tra chéo giữa các cơ quan nhà nước, chống nguy cơ lạm quyền, ngăn chặn tình trạng biến quyền lực của dân thành quyền lực cá nhân, ngăn chặn bệnh quan liêu, nạn tham nhũng. Theo đó, sẽ không có bất cứ cơ quan nhà nước nào nắm giữ toàn bộ quyền lực trong tay và có thể chi phối hoặc lấn át hoàn toàn hoạt động của cơ quan khác, đồng thời không có bất cứ cơ quan, tổ chức nào đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật, nằm ngoài sự kiểm tra, giám sát từ phía cơ quan khác. Theo đó:

Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: Nghị viện đặt ra các pháp luật (tức quyền lập pháp), biểu quyết ngân sách, những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra Nhân dân phúc quyết, khi Nghị viện không họp, Ban thường vụ có quyền biểu quyết những dự án sắc luật của Chính phủ... (Điều 22) [54].

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc: Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phó Chủ tịch nước, Nội các. Nội các gồm Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng (Điều 44) [54].

Cơ quan tư pháp có Toà án tối cao, các Toà án phúc thẩm, các Toà án đệ nhị cấp và sơ cấp. Thẩm phán được Chính phủ bổ nhiệm (Điều 63) [54].

Để xây dựng mô ̣t N hà nước pháp quyền có hiê ̣u lực mạnh mẽ , Người chủ trương xây dựng một nền hành chính hiện đại, thống nhất từ trung ương đến địa phương và cơ sở với đô ̣i ngũ cán bô ̣, công chức vừa có đức vừa có tài. Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý mối quan hệ giữa chính quyền các cấp bởi hiệu quả hoạt động của nhà nước tùy thuộc ở việc xử lý mối quan hệ đó. Việc phân cấp thẩm quyền giữa các cơ quan cấp trung ương và địa phương cần phải được tiến hành theo pháp luật .

Trung ương tập trung quyền lực là cần thiết , nhưng địa phương cũng cần được chủ

động sáng tạo trong phạm vi pháp luật quy định . Việc tổ chức bộ máy nhà nước

được Hồ Chí Minh thực hiê ̣n linh hoạt , phù hợp trong từng giai đoạn và điều kiện lịch sử cụ thể Viê ̣t Nam, không máy móc, giáo điều.

Như vậy, ngay từ những ngày đầu giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng đã tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam theo mô hình một nhà nước hiện đại, trên cơ sở kế thừa được những giá trị truyền thống dân tộc và tiếp biến những thành tựu tổ chức nhà nước của các nước tiên tiến, chắt lọc quan điểm lập hiến và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước của Anh, Mỹ, Pháp, Liên Xô... để tổ chức một bộ máy Nhà nước pháp quyền phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Nhà nước đó do Nhân dân lập ra, để phục vụ lợi ích của đa số Nhân dân lao động, được thiết kế dựa trên nguyên tắc có sự phân công và phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giữa trung ương với địa phương. Đây là nhà nước tiến bộ đầu tiên ở một nước vốn là thuộc địa vừa thoát khỏi ách thực dân đô hộ lại phải chuẩn bị tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc. Đây là tiền đề quan trọng để bộ máy nhà nước ta tiếp tục củng cố, xây dựng đáp ứng nhiệm vụ tổ chức toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.

Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng là bộ máy nhà nước phải do Nhân dân bầu ra thông qua Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín; Nhà nước đó hoạt động vì lợi ích của Nhân dân; mọi hoạt động của Nhà nước phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân; Nhân dân có quyền tín nhiệm hay bất tín nhiệm đối với Chính phủ; Nhân dân là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực, quyền lực của nhà nước là do Nhân dân uỷ quyền. Vì vậy, khi nói đến Nhà nước pháp quyền, vấn đề hàng đầu phải thể

hiện chính là vấn đề “dân chủ”. Nhà nước được tổ chức trên cơ sở pháp luật; pháp

luật là nền tảng chủ yếu của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, bảo vệ sự an toàn về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm cho con người. Những quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật và trên cơ sở tôn trọng uy

quyền của pháp luật; là hình thức tổ chức quyền lực của Nhân dân, do Nhân dân lập nên và được kiểm tra, giám sát bởi Nhân dân. Tại Đại hô ̣i II, Đảng ta tiếp tục khẳng

định“chính quyền của nước Viê ̣t Nam Dân chủ Cộng hoà là chính quyền dân chủ của

Nhân dân” [31, tr.437]. Chính quyền đó là của Nhân dân, mang tính chất Nhân dân.

Như vậy, có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về mô hình tổ chức nhà nước là xây dựng một nhà nước hợp hiến của dân tộc Việt Nam; vừa giữ vững bản chất giai cấp, vừa phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân tộc; vừa thấm đượm tinh thần truyền thống lại mang nhiều yếu tố hiện đại; có sự kết hợp tài tình, linh hoạt giữa luật pháp với đạo đức; một nhà nước coi trọng hiệu quả hoạt động phục vụ Nhân dân trên thực tế.

Không chỉ trong xây dựng Hiến pháp 1946, Hiến pháp dân chủ đầu tiên ở vùng Đông Nam Á và xây dựng chính quyền mới sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng mới chú ý kế thừa tinh hoa tư tưởng Nhà nướ c pháp quyền của các chế đô ̣ khác nhau , mà sau đó trong xây dựng Hiến pháp 1959, Người

tiếp tục khẳng định: “Chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ tình hình của nước ta, nghiên

cứu lại bản Hiến pháp 1946, phải tham khảo hiến pháp của các nước bạn và một số nước tư bản có tính chất điển hình” [92, tr.510]. Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, nhất là trong công cuộc đổi mới, nhận thức về Nhà nước pháp quyền không ngừng phát triển. Đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra đã yêu cầu đổi mới vai trò, phương thức quản lý, điều hành của Nhà nước, chú trọng quản lý đất

nước, xã hội bằng pháp luật: Quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng

đạo lý, quản lý bằng pháp luật đòi hỏi phải quan tâm xây dựng pháp luật. Từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật để bảo đảm cho bộ máy nhà nước được tổ

chức và hoạt động theo pháp luật. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 được ban hành là

bước tiến quan trọng trong nhận thức về Nhà nước pháp quyền và khái niệm Nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được Đảng chính thức sử dụng tại Hội nghị Đại biểu

toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994): “Tiếp tục xây dựng và từng

bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất

nước phát triển theo định hướng XHCN” [32, tr.56]. Tại Đại hội VIII của Đảng, quan

điểm, nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đã được nhấn mạnh: Tăng

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời, coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.

Với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, những giá trị hợp lý của lý thuyết phân quyền đã được Đảng ta tham khảo và tại Đại hội IX, Đảng đã

khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của Nhân

dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện

các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [33, tr.131-132]. Đồng thời, quan điểm về

xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng đã được thể chế hóa theo hướng có sự tham khảo ở chừng mực nhất định những giá trị hợp lý của lý thuyết phân quyền:

“Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý thuyết phân quyền giá trị tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận án TS khoa học chính trị 60 31 02 (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)