Đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý thuyết phân quyền giá trị tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận án TS khoa học chính trị 60 31 02 (Trang 171 - 194)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp tiếp tục hoàn thiện bộ máy Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam

4.2.3. Đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đố

Đảng đối với các cơ quan nhà nước

Từ khi ra đời năm 1930 đến nay, Đảng ta là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng nước ta. Vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đã được Nhân dân thừa nhận, ủy quyền, giao phó và được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm

2011 và trong các bản Hiến pháp: “Đảng Cộng sản Việt Nam … là lực lượng lãnh

đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4, Hiến pháp 2013) [56]. Thực tiễn phát triển của

xã hội ta, đất nước ta xác nhận và khẳng định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta trong suốt hơn 85 năm qua đều gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng thể hiện tập trung ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của toàn dân tộc. Đường lối của Đảng là sự thể hiện nhận thức của toàn xã hội về các quy luật khách quan của sự phát triển đất nước. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là tất yếu khách quan, là tiền đề và điều kiện để Nhà nước giữ vững tính chất XHCN, bản chất của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và cho sự thành công của quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Trong những năm đổi mới, Đảng luôn củng cố, giữ vững vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước, nắm chắc vai trò cầm quyền của mình - cầm quyền vì lợi ích của Nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là Đảng đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong bộ máy Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh; tăng cường kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên trong cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Đảng luôn coi trọng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là yêu cầu cấp bách. Hiệu quả lãnh đạo không chỉ phụ thuộc vào nội dung lãnh đạo mà còn phụ thuộc vào phương thức lãnh đạo. Phương thức lãnh đạo là hệ thống những hình thức, biện pháp, cách thức mà chủ thể lãnh đạo là Đảng tác động vào

đối tượng lãnh đạo (Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội)“phải chủ yếu bằng

Nhà nước và thông qua Nhà nước” [35, tr.144] nhằm thực hiện mục đích của mình.

Phương thức lãnh đạo không phải là bất biến mà cũng vận động, biến đổi tùy thuộc vào sự biến đổi của điều kiện khách quan, vào đặc điểm của đối tượng lãnh đạo và

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng và ngoài xã hội… thì phương thức lãnh đạo của Đảng không thể không thay đổi so với thời kỳ kháng chiến hoặc thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp trước đây. Phương thức lãnh đạo của Đảng phải được xác định và xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, luôn biến đổi cho phù hợp với tình hình và điều kiện cách mạng trong thực tế.

Trong những năm qua, Đảng ta ngày càng nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của phương thức lãnh đạo và yêu cầu phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, mà trọng tâm là đối với Nhà nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vừa phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, vừa tránh bao biện, làm thay, vừa tránh buông lỏng của các tổ chức đảng đối với cơ quan này. Điều này được

Đảng ta khẳng định:“Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, Chiến lược, các định hướng

về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động,

tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên” [35, tr.88].

Đảng cầm quyền, nhưng tổ chức Đảng và đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng thường xuyên phòng chống các nguy cơ đối với một Đảng cầm quyền, nhất là trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền. Đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, độc đoán chuyên quyền, xa dân, mất dân chủ với Nhân dân, là những nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ XHCN.

Đảng lãnh đạo Nhà nước tức là phải lãnh đạo tất cả các nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp và ở mọi cấp từ trung ương đến địa phương. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân do Đảng lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước xét cho cùng bắt nguồn từ quyền lực của Nhân dân, do Nhân dân ủy quyền, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực. Đảng lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội

cũng nhằm thực thi quyền lực của Nhân dân, quyền làm chủ của Nhân dân: “Đảng

sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”

(khoản 2, Điều 4, Hiến pháp 2013) [56].

Quá trình đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong thời gian qua đã mang lại những thành tựu bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức chính tri - xã hội cũng còn một số hạn chế:

“Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước … trên một số nội dung chưa rõ, chậm đổi mới” [35, tr.175]. Vì vây, đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong thời gian tới cần:

Thứ nhất, Đảng ta là Đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền. Điều đó có những

ưu thế, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức, nguy cơ. Ưu điểm, ưu thế của một đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền là Đảng lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội. Các chủ trương, đường lối của Đảng là một trong những căn cứ chủ yếu để hoạch định chính sách công, xây dựng hệ thống pháp luật (kể cả Hiến pháp). Đảng chịu trách nhiệm trước hết và đóng vai trò quyết định trong thành tựu cũng như hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Quy trình ra các quyết định nhanh chóng, không bị cản trở bởi các yếu tố chính trị tiêu cực. Khi có đường lối, chủ trương đúng thì dễ dàng đạt được sự thống nhất trong động viên chính trị, đoàn kết và đồng thuận xã hội. Tuy nhiên, nguy cơ của một đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền là dễ rơi vào xa dân, đặc quyền, đặc lợi, trách nhiệm giải trình thấp; dễ sai lầm về đường lối, mắc bệnh chủ quan, duy ý chí; hạn chế về khả năng tiếp nhận sự phản biện, phê phán từ xã hội; sự trì trệ trong phương thức lãnh đạo của Đảng... Từ thực tiễn lãnh đạo và cầm quyền, nhất là từ thực tiễn của công cuộc đổi mới, từ những bài học của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng ta đã nhận thức rõ yêu cầu cấp bách về đổi mới phương thức lãnh đạo, phải làm thế nào cho Đảng không rơi vào tình trạng lạm quyền, lấn át Nhà nước, bao biện làm thay các công việc nhà nước, trái lại phát huy được vai trò quản lý, hiệu lực, hiệu quả của nhà nước. Mặt khác, làm

sao để không hạ thấp, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đây là những vấn đề còn khó khăn và phức tạp mà khi kinh nghiệm của CNXH trên thế giới vừa qua chưa đủ để giải quyết, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về lý luận và thực tiễn về đổi mới hệ thống chính trị về xây dựng Đảng và xây dựng Nhà nước

pháp quyền XHCN. Đồng thời, phải “tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận

về đảng cầm quyền, xác định mục đích cầm quyền, phương thức cầm quyền nội dung cầm quyền, điều kiện cầm quyền; ...” [37, tr.217].

Thứ hai, Đảng là một tổ chức chính trị nằm trong hệ thống chính trị, hơn nữa

lại là “hạt nhân” lãnh đạo của hệ thống chính trị nên Đảng cũng có quyền lực chính

trị nhưng Đảng không trực tiếp thực thi quyền lực Nhà nước. Do đó, nhất thiết không được lẫn lộn giữa Đảng và Nhà nước, giữa quyền lực của Đảng và quyền lực của Nhà nước, cần cụ thể hóa hơn nữa mối quan hệ lãnh đạo của Đảng, mà cụ thể là các tổ chức Đảng và cấp ủy các cấp, cán bộ lãnh đạo đảng với các cơ quan nhà nước và các chức vụ nhà nước các cấp. Hoàn thiện những cơ sở pháp lý đó sẽ giúp tránh được những biểu hiện bao biện, làm thay hay can thiệp không đúng nguyên tắc của cấp ủy và cán bộ đảng vào công việc chính quyền mà có thời kỳ nhiều nơi mắc phải trong thời gian vừa qua. Sự khác nhau giữa quyền lực của Đảng và quyền lực Nhà nước trước hết và chủ yếu bắt nguồn từ sự khác nhau về bản chất và chức năng của Đảng và Nhà nước. Đảng là lực lượng lãnh đạo xã hội còn Nhà nước là bộ máy quản lý xã hội. Do đó, quyền lực của Đảng chủ yếu dựa trên quyền uy do uy tín mang lại, còn quyền lực nhà nước chủ yếu dựa trên pháp luật và cưỡng chế, dựa trên bộ máy cưỡng chế chuyên biệt.

Thứ ba, để lãnh đạo xã hội và Nhà nước có hiệu quả, Đảng phải có đủ năng

lực trí tuệ và phẩm chất, bản lĩnh để định ra đường lối cho toàn xã hội. Khi cầm quyền, Đảng phải thường xuyên và tích cực chống nguy cơ quan liêu, xa rời quần chúng, thoái hóa biến chất, rơi vào đặc quyền, đặc lợi, suy giảm quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân - nguồn sức mạnh của Đảng. Xây dựng cơ chế phòng

mở rộng và phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng và trong toàn xã hội, tăng cường tính công khai, minh bạch trong sự lãnh đạo của mình.

Thứ tư, tăng cường quản lý và kiểm tra việc quán triệt, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên hoạt động trong các cơ cấu thuộc bộ máy nhà nước vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác cán bộ như lựa chọn, giới thiệu cán bộ,… bảo đảm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Củng cố nâng cao chất lượng và hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên trong bộ máy nhà nước, phát huy được tính chủ động, năng động và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan và những người đứng đầu các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và giữa trung ương và địa phương. Xây dưng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, có trí tuệ, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Thứ năm, phải “đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc trong các

cơ quan lãnh đạo của Đảng từ trung ương đế, cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm” [37, tr.216]. Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đảng, đảng viên, cấp ủy viên hoạt động trong cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội. Đổi mới nâng cao chất lượng việc xây dựng, ban hành nghị quyết của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Đảng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, giảm bớt giấy tờ, hội họp; cán bộ phải sâu sát thực tế, cơ sở; nói đi đôi với làm.

Thứ sau, phải coi trọng xây dựng thể chế đầy đủ cho tổ chức và hoạt động

của Đảng, Nhà nước và xã hội, trong hệ thống thể chế đó, pháp luật là tối thượng.

Nghiên cứu cụ thể hóa Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai

cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền

tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” [56] bằng Bộ luật về nội

dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. “Cần phải thể chế hoá

sự lãnh đạo của Đảng, biến các nguyên tắc chung chung thành các điều luật, quy định một cách rõ ràng, cụ thể và minh bạch” [63, tr.338]. Tăng cường dân chủ, công khai trong Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp vai trò và sứ mệnh cầm quyền của Đảng; xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy trong việc hoạch định chính sách, pháp luật và trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật; mối quan hệ pháp lý, cơ chế về thẩm quyền và trách nhiệm giữa người đứng đầu cấp ủy với chính quyền; tính công khai của các chủ trương và chính sách của Đảng... Điều này là cần thiết, không chỉ nâng cao tính chính đáng của sự lãnh đạo của Đảng, mà còn tạo ra các cơ sở pháp lý cho vai trò cầm quyền của Đảng.

Tiểu kết Chƣơng 4

Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân cũng như yêu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước đòi hỏi phải tiếp

tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế “phân công, phối hợp, kiểm soát” quyền lực nhà

nước một cách triệt để hơn nữa trong xây dựng bộ máy nhà nước. Một yêu cầu đặt ra đó là việc phân công phải rõ ràng và việc phối hợp phải chặt chẽ, phải coi trọng việc xác định rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan thì sẽ làm cho quyền lực được thực hiện hiểu quả hơn trên thực tế.

Một trong những giải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta hiện nay là phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đảm bảo sự phân công, phối hợp, kiểm soát có hiệu quả giữa các cơ quan quyền lực nhà nước cấp trung ương. Đồng thời, phải đảm bảo sự phân công, phối hợp, kiểm soát có hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước cấp trung ương và địa phương. Đặc biệt, cần đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan nhà nước.

Tất cả những giải pháp trên chỉ có thể thực hiện được thông qua việc đổi mới nhận thức về những giá trị của lý thuyết phân quyền. Có như vậy, chúng ta mới thấy được tính khách quan, toàn diện những giá trị hợp lý của lý thuyết phân quyền và trên cơ sở đó có sự tham khảo những giá trị hợp lý của nó trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cải cách bộ máy nhà nước ta theo hướng pháp quyền XHCN, đáp

ứng mục tiêu chính trị chung là xây dựng một nhà nước “dân giàu, nước mạnh, dân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lý thuyết phân quyền giá trị tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận án TS khoa học chính trị 60 31 02 (Trang 171 - 194)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)