Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 26 - 30)

Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ “Xã hội rủi ro” đã được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu của Ulrich Beck. Ông

cho rằng, xã hội hiện đại đã thay đổi cơ bản từ một xã hội đặc trưng chủ yếu là sự bất bình đẳng về của cải và thu nhập sang một xã hội mà vấn đề chính lại là mối nguy hiểm môi trường (mặc dù bất bình đẳng như vậy vẫn còn). Theo ý nghĩa này, trong thế giới đương đại, xã hội còn chịu những rủi ro do “nhân tai” dần thay thế cho rủi ro do “thiên tai” [89], như ô nhiễm hạt nhân và hóa chất.

Ulrich Beck nghiên cứu một cách chi tiết về trật tự thế giới mới, nơi chủ nghĩa khủng bố và biến đổi khí hậu tồn cầu ln ám ảnh cuộc sống của con người và tạo ra một số rủi ro mới mạnh mẽ.

Hơn hai mươi năm trước Ulrich Beck xuất bản cuốn sách “Rick Society” (Xã hội rủi ro), một cuốn sách gợi sự chú ý của các nhà nghiên cứu

về sự nguy hiểm của thảm họa môi trường và đã làm thay đổi cách con người nghĩ về xã hội đương đại.

Trong hai thập kỷ qua, học thuyết về rủi ro xã hội được đánh dấu bởi Beck giờ đây đã chuyển lên những hình thức mới và có ý nghĩa lớn hơn. Chủ nghĩa khủng bố đã lan rộng trong phạm vi quốc tế, khủng hoảng tài chính đã tạo ra hậu quả khó có thể kiểm sốt trên tồn thế giới và biến đổi khí hậu tồn cầu ngày càng khủng khiếp hơn. Nói một cách vắn tắt: hôm nay nhân loại đang sống trong một thế giới có nhiều nguy cơ hơn so với trước đó.

Mặc dù Beck là người đưa ra thuật ngữ “rủi ro”, song việc phân tích các “rủi ro” có liên quan rõ ràng hơn lại được thể hiện qua các nghiên cứu của Giddens (1990, 1991).

Giddens lập luận rằng, bản chất của rủi ro đã thay đổi. Có một “tồn cầu hóa rủi ro”. Những rủi ro mới phát sinh từ bản chất của xã hội hiện đại: có nguy cơ bắt nguồn từ mơi trường hay tính chất xã hội hóa: việc con người tác động vào môi trường và biến đổi môi trường dẫn đến nguy cơ “thể chế hóa cuộc sống của hàng triệu cơ hội” (ví dụ như thị trường đầu tư). Hơn nữa, còn tạo ra cả rủi ro trong phân phối xã hội.

Giddens cho rằng, “rủi ro” là trung tâm của một xã hội vừa làm việc theo những cách truyền thống vừa mở cửa đón nhận một tương lai có vấn đề. Do vậy, kiểm sốt rủi ro là một phần thiết yếu của nhận thức và hành động. Đó hẳn phải là những tính tốn về nguy cơ, rủi ro - mà những tính tốn này có thể được thực hiện cho tất cả những thói quen và hành động của các cá thể và cộng đồng. Sự thâm nhập của các tính tốn này vào cuộc sống sẽ làm gia tăng nhận thức và hành động của cộng đồng về các nguy cơ và rủi ro có thể xảy ra. Từ đó Giddens đi đến khẳng định: “Đánh giá rủi ro” là một nhiệm vụ thiết yếu khơng chỉ của tương lai mà cịn là trung tâm của thế giới hiện đại.

Ơng cho rằng, đã có một sự thay đổi rất lớn về rủi ro và an ninh. Trên thực tế, xã hội hiện đại đang phải đối mặt với những rủi ro, nguy hiểm đe dọa tới vận mệnh quốc gia. Ở góc độ cá nhân, xuất hiện nghịch lý giữa mong đợi của cá nhân về một cuộc sống tự do, an toàn và các nguy cơ thực tế như: chiến tranh, tai nạn giao thông, ô nhiễm, bệnh dịch, v.v..

Giddens còn phân biệt giữa hậu quả thấp và cao của rủi ro: phụ thuộc vào khả năng kiểm soát của các cá nhân - khả năng này tác động trực tiếp lên mỗi cá nhân, nó cho phép họ có cơ hội sống.

Thế giới có nguy cơ là một phân tích kịp thời và sâu rộng trong các

nghiên cứu về thế giới hiện đại. Nối tiếp là nghiên cứu của Paul Slovic về một khía cạnh mới của rủi ro trong cuốn sách “The feeling of risk” (Cảm giác của

rủi ro). Trong đó, ơng đã mở rộng nghiên cứu của mình về nguy cơ trong thập

niên đầu tiên của thế kỷ 21. Trong cơng trình quan trọng này, Paul Slovic đã khám phá những quan niệm mới về nguy cơ như: cảm xúc và kiểm tra sự tương tác của cảm giác với nhận thức rủi ro. Ông cũng xem xét các yếu tố của kiến thức, kỹ năng nhận thức, và thông tin liên lạc cần thiết cho quyết định đúng đắn khi đối mặt với rủi ro. Phần đầu tiên của cuốn sách xem xét những khó khăn, nguy cơ hiểu biết mà khơng có một thành phần cảm xúc,

ví dụ như số liệu thống kê thảm họa thiếu cảm xúc và do đó khơng hiểu hết ý nghĩa thực sự của thiên tai và không thúc đẩy hành động thích hợp để ngăn chặn chúng. Cuốn sách cũng nêu bật những quan điểm quan trọng khác về nguy cơ phát sinh từ thế giới quan văn hóa và những lo ngại về mối nguy hiểm cụ thể liên quan đến truyền máu, công nghệ sinh học, thuốc, khủng bố, và công nghệ nano. Từ Các Nhận thức về rủi ro (2000), cuốn sách này trình bày một số nghiên cứu quan trọng nhất về nhận thức rủi ro trong những năm gần đây, cung cấp những bài học cần thiết cho tất cả những người liên quan.

Cùng cách tiếp cận về rủi ro mơi trường, có nhiều tác giả như: Commons Hardin, Beck, Habermas, và các chuyên đề của Ostrom.

Sheldon Krimsky và Dominic Golding với tác phẩm “Social theories of

risk” (Các lý thuyết xã hội của rủi ro) chỉ ra rằng, nhận thức và thái độ của

công chúng đối với rủi ro đã thay đổi theo một loạt các biến đổi xã hội, tâm lý và văn hóa. Nghiên cứu chỉ ra nền tảng lý thuyết của nghiên cứu về rủi ro, xem rủi ro là một hiện tượng tâm lý, xã hội và văn hóa.“Social theories of

risk” được cho là cuốn sách lý tưởng cho những đánh giá và quản lý rủi ro.

John Adams trong cuốn “Rick” (Rủi ro) cho rằng, mỗi người đều chứa đựng “khả năng rủi ro” và các biện pháp an tồn ln bị phá vỡ bởi các hành vi tái lập mức độ rủi ro luôn được diễn ra. Theo ông, lý thuyết văn hóa giải thích hành vi nguy hiểm do hoạt động của các bộ lọc văn hóa. Nó được giả định rằng hành vi bị chi phối bởi các chi phí và lợi ích của các cá nhân trong cuộc sống và của cả các hiệp hội tạo ra.

John Adams khuyến nghị, “rủi ro” nên được quan tâm trong khoa học xã hội và trong ngành công nghiệp, kinh doanh, kỹ thuật, tài chính và hành chính cơng, vì nó đề cập đến một phần cơ bản của hành vi con người, mà hành vi này có tác động to lớn đến tài chính và kinh tế.

Từ những phân tích trên cho thấy, các nhà lý thuyết rủi ro, hiện đại và hậu hiện đại đã nhận thấy sự biến đổi của rủi ro trong bối cảnh tồn cầu hóa. Các cơng trình đó cũng chỉ ra rằng, một trật tự thế giới mới sẽ được xác lập trên cơ sở các xã hội, các nhà nước phải đối ứng với những bất định, rủi ro mà tồn cầu hóa đang là tác nhân chính. Điều đó cho thấy, xã hội dân sự cũng khơng thể nằm ngồi xu thế trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 26 - 30)