Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 36 - 41)

Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến an ninh trong bối cảnh tồn cầu hóa về cơ bản thiếu vắng; khơng có những cơng trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề rủi ro, nguy cơ, bệnh dịch, môi trường, chủ nghĩa khủng bố… trong sự tương tác tồn cầu hóa.

An ninh quốc gia được xem xét dưới các chiều kích như an ninh biên giới, quốc phịng, kinh tế, văn hóa, tơn giáo… có thể kể đến cơng trình như: Nguyễn Xuân Yêm về “An ninh kinh tế thời kỳ hội nhập và gia nhập WTO”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2008; Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Minh Đức

“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh tồn cầu hố”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2011. Trong những cơng trình này,

các tác giả đã tập trung phân tích một số khái niệm như: an ninh quốc gia, an ninh biên giới, bảo vệ an ninh biên giới, an ninh kinh tế... Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những vấn đề lý luận chung về an ninh như: đảm bảo chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, lý luận về tội phạm và phịng ngừa tội phạm trong bối cảnh tồn cầu hố và quan điểm đấu tranh phòng chống tội phạm của một số nước trên thế giới. Quan điểm và giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trong bối cảnh tồn cầu hố ở Việt Nam.

Đặc biệt, các cơng trình này đã phân tích những nhận diện về vấn đề an ninh phi truyền thống với việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế. Mặt khác, các tác giả cũng đã phân tích những ảnh hưởng của tôn giáo đối với an ninh quốc gia và trật tự an tồn xã hội nói chung và an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; ảnh hưởng của tồn cầu

hóa và hội nhập quốc tế đối với việc đảm bảo an ninh kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Bước đầu, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm hạn chế thách thức, tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế đối với an ninh trật tự nói chung.

Kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học này là những gợi mở lý thuyết rất đáng tham khảo cho quá trình triển khai nghiên cứu đề tài của luận án.

Dưới chiều cạnh luật học, “Vấn đề an ninh con người trong pháp luật quốc tế hiện đại”, Luận án tiến sĩ Luật học của Chu Mạnh Hùng, năm 2012

đã cung cấp một số vấn đề lý luận cơ bản và phương pháp luận về vấn đề an ninh con người dưới góc độ pháp luật quốc tế. Nghiên cứu những qui định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam liên quan đến an ninh con người, đồng thời phân tích thực trạng và thách thức đối với an ninh con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ở một phương diện khác, việc nghiên cứu các vấn đề khác nhau của an ninh còn được đề cập trong một số bài viết đăng trên các báo và tạp chí chun ngành trong và ngồi nước. Một số bài viết đáng chú ý là: Vũ Tuyết Loan về “An ninh phi truyền thống ở châu Á - Thái Bình Dương: vấn đề và giải pháp”, T/C Cộng sản số 23/2006; Nguyễn Hồng Bắc về “An ninh con người và vấn nạn

bn người: các khái niệm chính và một số vấn đề liên quan đến nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam”, T/C Những vấn đề kinh tế thế giới, số 11/2006;

Nguyễn Hữu Dũng về “Mối quan hệ giữa chính sách xã hội và an ninh xã hội”, T/C Cảnh sát nhân dân số 8/1998; Lê Anh Tuấn về “Thế kỷ 21 một số vấn đề

đáng quan tâm”, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2000.v.v..

Kết quả của những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án như đã nêu trên là những gợi mở rất đáng quan tâm cho những nghiên cứu lý luận về an

ninh và các nguồn sức mạnh trong đảm bảo an ninh của Việt Nam trong điều kiện tồn cầu hóa hiện nay.

Kết luận chung

* Những cơng trình nghiên cứu nước ngồi

Thứ nhất, các cơng trình đã cho thấy sự phát triển các quan niệm về

XHDS trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây. Thuật ngữ XHDS dù còn nhiều tranh luận và cịn tính vấn đề nhưng các nghiên cứu trên đã phần nào chỉ ra một số cách tiếp cận cơ bản về XHDS, từ khái niệm đến một số đặc điểm và tính chất hoạt động của XHDS.

Thứ hai, các nghiên cứu đã chỉ ra những rủi ro và những mối đe dọa an

ninh khó lường hiện nay.

Thứ ba, các nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề liên quan đến an ninh

tồn cầu chung, mà ở đó - "an ninh con người" trở thành thước đo căn bản. Tuy nhiên, các cơng trình khoa học đã liệt kê trong luận án mới chỉ nghiên cứu về an ninh của các xã hội nói riêng, của nhân loại nói chung trong bối cảnh tồn cầu hóa. Về phương diện lý luận, chưa có cơng trình nào thực sự chuyên sâu nghiên cứu về an ninh của XHDS trong bối cảnh tồn cầu hóa. Đặc biệt, nếu các xã hội hiện nay đều hướng tới mục tiêu vì sự an tồn cho con người, thì an ninh của XHDS cũng khơng nhằm ngồi tiêu chí đó: vì con người và cho con người. Do vậy, việc nghiên cứu của luận án nhằm khỏa lấp mảng trống về an ninh của XHDS là cần thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.

* Những cơng trình nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu trong nước về XHDS là kết quả của sự kế thừa tư tưởng tinh hoa của lịch sử nhân loại. Bên cạnh đó, các nghiên cứu bước đầu vận dụng tư tưởng về XHDS nhằm góp phần xây dựng, đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam

hiện nay. Các nghiên cứu đặc biệt chú trọng đến vấn đề an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Lý do được các cơng trình đưa ra là: một nhà nước không ổn định, vững chắc thì mơ hình dân chủ hay XHDS cũng không thể được thực thi.

Nhìn chung, qua các tác phẩm, các cơng trình khoa học liệt kê trên, cho thấy hai vấn đề sau chưa được giải quyết:

Một là, do điều kiện lịch sử hoặc giới hạn vấn đề nghiên cứu các cơng

trình trên chưa đặt thực thể XHDS gắn liền với chất xúc tác (mà chất xúc tác này có thể làm thay đổi cả phẩm chất cấu thành XHDS) đó là tồn cầu hóa. Đặt trong xu thế tồn cầu hóa, sẽ thấy các dấu hiệu bản chất của XHDS liên tục bị “co dãn”, vì vậy các thiết chế, chính sách và phương thức quản lý XHDS phải được đa dạng hóa, nếu khơng muốn nó - XHDS phá vỡ cấu trúc, chức năng của nhà nước và ổn định xã hội.

Hai là, từ mối tương tác có tính tồn cầu giữa XHDS và tồn cầu hóa,

các nghiên cứu trên chưa giải quyết một cách trực diện vấn đề an ninh của XHDS đặt trong bối cảnh tồn cầu hóa. Từ đó cho thấy, nếu an ninh của XHDS được đảm bảo, thì sẽ góp phần đảm bảo quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân, con người trong xã hội đó.

* Hướng nghiên cứu của luận án

Như Alexis de Toqueville giả định, XHDS như thể nhà nước trong lòng nhà nước, dân tộc trong lòng dân tộc, xã hội trong lịng xã hội, thì rõ ràng tính vấn đề mà XHDS mang lại cho các xã hội, nhà nước, quốc gia là không nhỏ. Nhất là trong xu thế tồn cầu hóa, nguy cơ ấy sẽ không chỉ tác động trong phạm vi của một lãnh thổ xác định mà là có tính xun quốc gia, trở nên có tính tồn cầu.

Đặc biệt, sự bất ổn của một thực thể nào trong phạm vi quốc gia, khu vực hay quốc tế đều đe doạ đến quyền tự do, an toàn của con người (an ninh con người).

Thế giới đang được mở rộng, trong đó khơng chỉ có nhiều cơ hội hơn, mà nguy cơ và bất ổn, rủi ro và bất định cũng tăng lên theo cấp số nhân. Chính điều đó đã khiến cho an ninh của XHDS trong bối cảnh tồn cầu hóa trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Từ sự phân tích trên cho thấy cần thiết phải có những cơng trình nghiên cứu chun sâu nhằm chỉ ra bản chất, đặc trưng của XHDS; những tác động của tồn cầu hố làm gia tăng nhu cầu “an ninh của XHDS” trên bình diện lý luận chung; qua khảo sát kinh nghiệm của thực tiễn quốc tế - sẽ góp phần đáng kể vào việc xây dựng, củng cố và quản lý XHDS ở nước ta, nhằm đảm bảo an ninh con người và ổn định xã hội.

Để làm được việc này, luận án sẽ chỉ ra những điểm mới về an ninh của XHDS trong bối cảnh tồn cầu hóa. Trong đó, luận án chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh của XHDS, sự biến đổi của các chủ thể tham dự an ninh của XHDS. Luận án căn cứ vào lý thuyết về xã hội rủi ro và các mối đe dọa hiện nay mang tính tồn cầu đối với an ninh con người, coi đó là cơ sở của học thuyết an ninh mới, từ đó, luận án chỉ ra sự dịch chuyển của phương thức quản trị an ninh từ an ninh truyền thống đến an ninh phi truyền thống. Để luận chứng cho tính tất yếu của sự biến đổi an ninh của XHDS, luận án chỉ ra,

chuẩn mực mới của các chủ thể tham dự an ninh (gồm nhà nước, thị trường, xã hội dân sự) là an ninh con người. Vì con người và cho con

người là thước đo tối thượng của các chủ thể tham dự an ninh. Vì vậy, việc khảo sát kinh nghiệm quốc tế để rút ra bài học cho Việt Nam cũng là nhiệm vụ được thực hiện trong luận án.

Vì vậy, có thể khẳng định việc lựa chọn vấn đề “An ninh của xã hội

dân sự trong bối cảnh tồn cầu hóa” làm đề tài nghiên cứu của luận án là

không trùng lặp và thực sự có tính hữu ích cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 36 - 41)