Đảm bảo an ninh con người ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 123 - 135)

4.2.2.1. Xây dựng thể chế nội địa nhằm giảm thiểu tính bất định và rủi ro

Một xã hội phát triển phải là một xã hội trong đó mỗi một cá nhân được tạo môi trường, điều kiện và phương thức để phát triển tối đa về mọi mặt. Nói cách khác, sự phát triển của một xã hội là tổng của tất cả sự phát triển của từng cá nhân cộng lại.

Do đó, một quốc gia thành cơng, phát triển, là quốc gia biết tổ chức xã hội, biết thiết kế một thể chế sao cho mỗi một người dân có thể phát triển tốt nhất. Luật lệ, chính sách của quốc gia đó được sinh ra từ nhu cầu của người dân, và là phương tiện phục vụ cho cuộc sống chung, là bệ nâng trên đó người

dân có thể sống tốt, an toàn và cho phép từng người phát huy hết khả năng của mình, và qua đó làm cho xã hội phát triển.

Bản chất của bước đi này là nhà nước chủ động tạo dựng và nuôi dưỡng các thể chế để XHDS tham dự và chia sẻ trách nhiệm với nhà nước trong hoạt động hoạch định chính sách, trong cung ứng hàng hóa và dịch vụ công cộng và trong việc theo đuổi những mục tiêu nhân đạo chung.

Muốn làm được như vậy, nhà nước cần phải tiến gần hơn với người dân. Nắm bắt nhu cầu, thái độ, phản ứng của người dân thông qua dư luận xã hội, thơng qua các chương trình và dự án có sự tham gia của các tác nhân phi nhà nước. Đó chính là điểm mấu chốt của bước đi này.

Bởi vậy, nhà nước cần: xây dựng các thể chế thơng tin hai chiều, tìm cách thức phù hợp để đưa thông tin đến với người dân; tăng cường và lắng nghe tiếng nói của người dân; và tiến hành một cách sáng suốt phi tập chung hóa quyền lực.

Song song cùng với việc tạo dựng các thể chế tương tác dân chủ giữa nhà nước với nhân dân của mình như trên, nhà nước cần phải củng cố mối quan hệ với những nhân tố phi chính phủ trên khắp thế giới (cụ thể là các NGO) trên tinh thần hịa bình, xây dựng và hợp tác.

Để giải quyết những vấn đề này, việc xây dựng thể chế ở nước ta cần phải thực hiện một số điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, cần phải xây dựng đồng bộ cả ba yếu tố kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở nước ta

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; và tất yếu cũng phải xây dựng XHDS của nhân dân. Xã hội dân sự là một lĩnh vực đời sống xã hội được tổ chức một cách tự nguyện, tự chủ và tự quyết, độc lập với nhà nước và được ràng buộc bởi những quy định hoặc hệ thống luật lệ chung.

Xã hội dân sự được hình thành và phát triển còn hỗ trợ, phối hợp với nhà nước thực hiện những chức năng xã hội mà nhà nước không làm được hoặc thực hiện khơng có hiệu quả. Hơn nữa, nó tham gia phản biện, giám sát nhà nước, hạn chế sự lạm quyền, chuyên quyền của nhà nước.

Để hình thành XHDS cần khuyến khích phát triển các hội, các đoàn thể tự nguyện, tự chủ, tự quản, đảm nhận những chức năng xã hội như: từ thiện, nhân đạo, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, nâng cao nghề nghiệp; đảm bảo môi sinh, môi trường, an ninh xã hội,... khơi phục những mặt tích cực của các thiết chế tự quản truyền thống như thiết chế làng xã, phường hội [86].

Nhưng hơn hết là cần phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân như: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nơng dân, Hội cựu chiến binh, Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... Khắc phục tính chất hành chính của các tổ chức này và nhằm nâng cao tính tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự quyết trong tổ chức và hoạt động [86].

Mở rộng XHDS chính là phát huy tinh thần tương thân, tương ái của truyền thống dân tộc, chính là mở rộng dân chủ, phát huy sức sáng tạo của nhân dân. Cần ngăn ngừa khuynh hướng lợi dụng tự do dân chủ để gây bất ổn định xã hội.

Thứ hai, hoàn thiện thể chế đảm bảo tự do, dân chủ, minh bạch trong bầu cử

Thể chế ủy quyền ở nước ta được thực hiện theo quy trình: tồn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, phê chuẩn danh sách bộ trưởng do Thủ tướng đệ trình.

Do vậy, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Nhưng bầu cử Quốc hội lại được thực hiện theo thể chế “Đảng cử dân bầu”. Song, khơng phải tồn Đảng đi bỏ phiếu lựa chọn người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, mà là do Ban

Chấp hành cử, đúng hơn là do Thường vụ cử. Như vậy là, một vài người đề cử để toàn dân bầu. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng được áp dụng với toàn xã hội, nó trở thành mất dân chủ. Đây có thể là kẽ hở để tạo ra cơ chế chia quyền, là nguồn gốc nảy sinh nạn chạy chức, chạy quyền, mua quan bán chức đang là tai họa trong xã hội [86, tr.208].

Thứ ba, xây dựng thể chế điều chỉnh xã hội dân sự

Để thúc đẩy quá trình định hình XHDS, nhà nước cần phải:

Một là, nhà nước cần tạo ra các thể chế nhằm bảo đảm quyền sở hữu,

tự do kinh tế, tự do lao động, thương mại, tín dụng. Những tác nhân tạo lập nên cơ chế đó có thể là các tổ chức nhà nước và các tổ chức phi chính phủ (dưới dạng các tổ chức xã hội, nghiệp đoàn, hiệp hội các nhà sản xuất và tiêu dùng...).

Hai là, xây dựng kết cấu hạ tầng để cung ứng các dịch vụ công cộng

như: giao thông, truyền thông, giáo dục, y tế... nhằm nâng cao mặt bằng đời sống vật chất và dân trí của nhân dân.

Đặc biệt, nhà nước cần chú trọng đến việc giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật của người dân, rèn luyện thói quen sống và làm việc theo pháp luật, giác ngộ ý thức về chủ quyền của cá nhân nói riêng và ý thức dân chủ nói chung để chủ động tham gia vào đời sống chính trị của đất nước.

Ở đây, các phương tiện thông tin đại chúng giữ một vai trò to lớn và tích cực. Nhà nước cần điều chỉnh sao cho các kênh truyền thông đưa thông tin đúng đắn, có định hướng. Có như vậy, dân mới biết, từ biết mới có thể bàn và sau đó mới có thể kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Ba là, thúc đẩy và đa dạng hóa các hình thức dân chủ.

Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước cần phải, một mặt, tiếp tục hoàn thiện chế độ bầu cử nhằm tạo điều kiện cho nhân dân tích cực tham gia vào quá trình bầu cử, bảo đảm cho nhân dân lựa chọn được những người đại

diện có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện quyền lập pháp; mặt khác, cần tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử, xây dựng cơ chế pháp lý hữu hiệu bảo đảm cho các cơ quan dân cử phát huy được vai trị của mình, thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Từ đó, chúng ta cần xây dựng một cơ chế đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp. Hơn nữa, cần quy định người đứng đầu các cơ quan này, theo định kỳ, phải có trách nhiệm cơng khai thông báo trước nhân dân về những hoạt động của cơ quan mình, và kèm theo đó là cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân.

Nhà nước cần phải chủ động tạo ra những cơ chế đa dạng cho việc thúc đẩy dân chủ trực tiếp. Dân chủ trực tiếp là sự tham gia trực tiếp của các cá nhân và các tổ chức đồn thể xã hội phi nhà nước vào cơng việc của nhà nước như hoạch định chính sách, trưng cầu ý dân, góp ý kiến vào các quyết sách của chính quyền địa phương và trung ương... Vì vậy, cần phải xây dựng và hoàn thiện quy chế tiếp dân của cơ quan nhà nước; và phải tạo dựng được những thể chế thông tin hai chiều - một diễn đàn trao đổi và tương tác ý kiến giữa nhà nước và nhân dân.

4.2.2.2. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế nhằm ứng phó với những tác động xuyên biên giới

Hiện nay, tồn cầu hóa đã đem lại sự ràng thuộc lẫn nhau giữa các nhà nước dân tộc, theo nghĩa, một biến cố xảy tại nước này sẽ gây phản ứng lây lan sang hàng loạt nước khác.

Vì vậy, sẽ khơng có nhà nước nào, cho dù đó là một siêu cường đi chăng nữa lại có thể bảo vệ được cơng dân của mình trước những xung đột hoặc sự thay đổi khí hậu mang tính tồn cầu.

Vậy để giải quyết những vấn đề toàn cầu mà các nhà nước đang phải đối mặt, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa tất cả các bên, hay các tác nhân

tham dự vào tiến trình tồn cầu hóa; trong đó có sự hợp tác giữa các chính phủ, giữa cơng dân các nước và giữa các thể chế.

Như vậy, sự phân tích nêu trên đã cho thấy sự phá sản của phương thức cai quản cũ và đồng thời gợi mở cách giải quyết mới của các nhà nước dân tộc - phương thức cai quản trên nền tảng hợp tác đa phương.

4.2.2.3. Giáo dục, tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội dân sự tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự điều tiết để ngăn chặn những rủi ro, bất định, mất kiểm soát

Giáo dục là thiết chế cốt lõi làm nên sự phát triển. Nguồn lực con người có chất lượng là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển.

Điều này có nghĩa là, chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục có thể dẫn đến những khoản tiết kiệm của xã hội và cá nhân không phải chi tiêu vào việc phòng chống tội phạm, nghèo đói và các vấn đề xã hội khác, cũng như nâng cao trình độ kỹ năng, tính linh hoạt và năng suất của lực lượng lao động.

Do vậy, nhà nước cần phải trợ cấp hoặc khuyến khích các lĩnh vực hoạt động đem lại lợi ích ngoại sinh. Quản lý phát triển xã hội xét trên tầm vĩ mô và triển vọng lâu dài phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục và tận dụng tối đa nguồn lực trí tuệ, nhân tài của đất nước.

Về nội dung giáo dục tuyên truyền, trước hết, phải giúp cho cộng đồng hiểu rõ những quy định của Đảng và Nhà nước, kể cả của cấp ủy và chính quyền cấp trên về những vấn đề có liên quan đến an ninh của XHDS. Giúp cho các cá nhân biết được các chủ trương, biện pháp đang được sử dụng để giảm thiểu những rủi ro, mất kiểm soát để họ yên tâm, tự giác chấp hành và chung tay chia sẻ cùng các lực lượng đang giải quyết.

Khi tuyên truyền, giáo dục phải chỉ rõ được bản chất của sự bất ổn, rủi ro, an ninh của XHDS để các cá nhân hiểu rõ, từ đó mà có các biện pháp phịng ngừa rủi ro cho mình, đảm bảo an ninh của bản thân và cộng đồng.

Đây là một nội dung rất quan trọng vì nếu các cá nhân và tổ chức xã hội mà không nắm được hậu quả của sự mất an ninh thì có thể dẫn đến sự hỗn loạn của xã hội.

Cần giáo dục, động viên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái lẫn nhau trong nội bộ XHDS. Khơi dậy tình yêu thương, nhân ái, tuyên truyền, giải thích trách nhiệm, quyền lợi của cộng đồng, đặc biệt là quyền tự do dân chủ để động viên, khích lệ tinh thần tự điều tiết của XHDS.

Sử dụng những hình thức và biện pháp thích hợp để tun truyền, giáo dục, vận động các tổ chức XHDS cam kết vì mục tiêu chung, vì sự an tồn, an ninh cho con người và vì con người.

Cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội và dựa vào các tổ chức, đoàn thể để tuyên truyền, giáo dục cộng đồng. Phát huy uy tín của các cá nhân và dựa vào những cá nhân được cộng đồng tín nhiệm như cán bộ hưu trí, hội viên cựu chiến binh, các cụ cao tuổi, già làng, trưởng bản, các chức sắc tơn giáo, các thầy cơ giáo… để phịng ngừa và ngăn chặn những bất ổn xã hội.

Như vậy, giáo dục, tuyên truyền sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vai trị chủ thể của XHDS trong việc tự quản, tự điều tiết và tự chịu trách nhiệm của mình.

Tiểu kết chương 4

Sự gia tăng rủi ro trong xu thế tồn cầu hóa đã chứng tỏ một điều rằng, ngày nay, tất cả mọi người, cá nhân, cộng đồng, nhà nước đều tồn tại trong tình trạng khơng an tồn.

Một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của các thể chế chính trị là làm giảm sự khơng an tồn xuống mức có thể và làm sao cho sự cố kết bên trong xã hội không bị nguy hại.

Những kinh nghiệm thực tiễn cho thấy các nhà nước phải nhanh chóng thay đổi phương thức cai quản của mình để tương thích với sự biến đổi của thế giới.

Trong chương này, luận án đã lấy hai mẫu nghiệm điển hình là Brazil và Canada nhằm chỉ ra rằng, những nỗ lực trong chính sách an ninh con người của họ đã đem lại những hiệu ứng tích cực nhất định cho XHDS. Các chính sách mới ở những quốc gia này đã dần đem lại tình trạng an ninh tốt hơn cho người dân.

Những thành công hay thất bại của các nhà nước đi trước sẽ là những bài học tham khảo quý giá giúp cho Việt Nam đưa ra các sách lược an ninh phù hợp, nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng Việt Nam thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Ứng phó với những hoạt động lợi dụng vấn đề XHDS để xâm phạm đến ANQG và trật tự an tồn xã hội, địi hỏi những nỗ lực khơng chỉ từ phía Nhà nước mà cịn là từ chính người dân. Trong đó, nhà nước cần tiến hành hồn thiện thể chế nội địa nhằm giảm thiểu tính bất định và rủi ro; tăng cường hợp tác đa phương nhằm ứng phó với các tác động xun biên giới; cịn người dân phải tích cực tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự điều tiết nhằm ngăn chặn tận gốc những bất ổn, rủi ro, mất kiểm soát từ bên trong.

KẾT LUẬN

Trong lịch sử nhân loại, ở mỗi giai đoạn khác nhau, cộng đồng người có những mơ thức liên kết khác nhau nhằm đạt mục tiêu chung, nhất định. Xã hội dân sự tồn tại như một thực thể độc lập, một lĩnh vực nằm cạnh và độc lập với nhà nước và thị trường. Đây là một loại mô thức liên kết tự nguyện, tự đồng thuận, tự quản, phi lợi nhuận của những cá nhân “vì mục tiêu an ninh công cộng, thương mại và công nghiệp, đạo đức và tôn giáo” (Alexis Toqueville).

An ninh của XHDS là trạng thái trật tự, kỷ cương, thịnh vượng và phát triển của cư dân trong lãnh thổ quốc gia dân tộc. Mục tiêu an ninh của XHDS là làm sao cho cộng đồng ấy có được trạng thái trật tự và ổn định, những cá nhân ở trong đó thốt khỏi cảm giác lo sợ, bất an và được an toàn về mặt thân thể.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, với tác động từ nhà nước, thị trường và các tác nhân phi nhà nước gây ra rủi ro mang tính tồn cầu đang làm thay đổi phẩm chất của XHDS có thể trở thành bất định, bất ổn.

Một mặt, khơng thể phủ nhận những tích cực mà tồn cầu hóa mang lại cho các chủ thể tham dự vào tiến trình tồn cầu trong thời gian gần đây trên tất cả các phương diện cơ bản của đời sống xã hội như: kinh tế, thương mại, chính trị, văn hóa, cơng nghệ thơng tin, giao thông,… Mặt khác, các tác nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 123 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)