Các đặc trưng của tồn cầu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 69 - 74)

Mặc dù tồn cầu hố đang cịn là đối tượng gây nhiều tranh luận, nhưng vẫn tồn tại một số dấu hiệu đặc trưng để nhận biết về hiện tượng này; đó là:

“1. Cơng nghệ mới: Cuộc cách mạng công nghệ hiện nay đang giúp

con người rút ngắn thời gian và khoảng cách một cách đáng kể trên nhiều bình diện của đời sống xã hội. Và thành tựu đó, đến lượt mình, đã tạo ra những chuyển biến về chất trong quan niệm về không - thời gian xã hội và không - thời gian nhân cách.

2. Sự tập trung thông tin cho phép thực hiện liên lạc trực tiếp: Có thể

gọi kỷ nguyên hiện nay là kỷ nguyên của sự chuyển giao thông tin hay “thời đại thông tin”. Số lượng máy tính trên tồn cầu gia tăng theo cấp số nhân. Mạng thông tin, viễn thông, Internet, các hãng truyền thông xuyên quốc gia... đang làm cho thông tin luân chuyển trên khắp bề mặt địa cầu và chi phí liên lạc giảm không ngừng.

3. Sự gia tăng xu hướng chuẩn hoá các sản phẩm kinh tế và xã hội:

Nhu cầu về các chuẩn mực đánh giá chung, các tiêu chí phổ biến, các bộ phận có thể hốn đổi cho nhau và các biểu tượng giống nhau đang tăng lên trong điều kiện tồn cầu hố. Những đồng tiền chung, các thủ tục chung, các trang thiết bị điện tử hoặc cơ khí dù được sản xuất ở đâu vẫn tương thích với nhau đang xuất hiện ngày một nhiều và trở nên phổ biến.

4. Gia tăng hội nhập xuyên quốc gia: Tồn cầu hố đang mở rộng phổ

giao tiếp giữa các nhà nước, các địa phương và các hoạt động xã hội trên khắp thế giới. Có thể thấy những biểu hiện này thông qua xu hướng gia tăng

con số các tổ chức đa phương, các hiệp ước khu vực. Các nhà nước, các địa phương, các tổ chức phi chính phủ và người lao động ngày càng vượt qua những ranh giới của không gian sống truyền thống. Xu thế này đang tạo ra một xã hội đa văn hoá, đa cực và mở rộng hơn, hay nói cách khác, là một “không gian văn hoá xuyên quốc gia”, mà trong đó, ngơn ngữ, thói quen và truyền thống được bảo tồn, bất chấp khoảng cách địa lý.

Tồn cầu hố đang mở rộng tầm với cho các hoạt động xã hội, chính trị và kinh tế vượt khỏi khuôn khổ biên giới nhà nước, khu vực và châu lục.

5. Tính dễ làm tổn thương lẫn nhau do sự tuỳ thuộc vào nhau tăng lên:

Một cách tất yếu, sự hội nhập làm cho tính phụ thuộc lẫn nhau tăng lên. Đi kèm theo đó là tình trạng: những sự kiện diễn ra ở nơi này lại có một ý nghĩa lớn lao đối với những nơi xa xôi khác. Những phát triển tưởng chừng như mang tính địa phương nhất lại có thể gây ra những hậu quả mang tính tồn cầu. Theo đó, ranh giới giữa những vấn đề đối nội (trong nước) với những sự vụ bên ngoài đang càng ngày càng mờ đi. Khả năng gây thương tổn lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực và châu lục là rất cao” [116, tr.32-34].

Hệ quả là tính cố kết của xã hội trong lòng nhà nước dân tộc ngày càng trở nên yếu ớt và dễ lâm vào khủng hoảng. Trong khoảng thời gian được tính bằng phút, những rối loạn của một ngân hàng lớn có thể gây ra sự sụp đổ tài chính khác ở tận cùng ngõ ngách trên thế giới... Du lịch thuận tiện, thông tin liên lạc tức thời, và sự lưu chuyển tiền mặt dễ dàng đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự khẳng định sức mạnh của các cá nhân và các phần tử phi nhà nước [116, tr.32-34].

Xét một cách toàn diện, xã hội dân sự chịu ảnh hưởng và tương tác bởi tất cả các tác nhân xã hội, từ kinh tế, chính trị, thể chế, văn hóa, tơn giáo, pháp luật, đạo đức, các thiết chế xã hội… Trong xu thế tồn cầu hóa, các tác nhân này không chỉ gia tăng phạm vi, tốc độ, mức độ tương tác giữa chúng

mà còn chịu sự tương thuộc với các tác nhân bên ngồi, như bệnh dịch, mơi sinh, khủng bố, di dân…

Những đặc trưng nói trên của tồn cầu hoá đang tác động mạnh đến mọi cộng đồng trên thế giới, và XHDS khơng phải là ngoại lệ.

Tóm lại, có thể coi tồn cầu hố như những liên kết đang không ngừng

mở rộng, gia tăng cường độ vận tốc; và gây ảnh hưởng ở cấp độ toàn thế giới. Trong quá trình tương tác với tồn cầu hóa, phẩm chất của các tác nhân

tham dự vào tiến trình tồn cầu cũng bị (hoặc buộc phải) thay đổi. Điều đó lý giải tại sao các mơ hình nhà nước, các tổ chức XHDS nói chung đã và đang có bước chuyển dịch rõ rệt trong phương thức quản trị.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở khái quát những nghiên cứu khác nhau trong lịch sử từ Cổ đại đến hiện đại về XHDS, chương 2 đã chỉ rõ, có nhiều cách xem xét về XHDS, hoặc ở góc độ tiếp cận chính trị, hoặc triết học, tôn giáo, luật học, kinh tế, hay xã hội học… tác giả luận án đề xuất cách tiếp cận liên ngành, tổng - tích hợp, đó là xem xét từ cấu trúc - chức năng, tổ chức và thể chế.

Với phương pháp tiếp cận như vậy, luận án đã đưa ra định nghĩa về XHDS và chức năng của XHDS. Một trong những phẩm chất đặc trưng của XHDS là: tính tự nguyện, tính phi lợi nhuận và tính tự quản. Bởi vậy, XHDS được xem là lĩnh vực nằm cạnh và độc lập với thị trường và nhà nước.

C.Mác đã chỉ ra quy luật tha hóa trong hoạt động của con người. Nội dung cơ bản của quy luật này là: Hoạt động của chính bản thân con người, trong những hồn cảnh lịch sử xác định, thơng qua vơ số các khâu trung gian - sẽ quay trở lại và tác động đến con người như những lực lượng thù nghịch và xa lạ.

Ông đã bàn về vấn đề này khi nói đến lao động của người cơng nhân. Cịn chúng ta ngày nay cũng đụng chạm đến lôgic ấy, nhưng thông qua các cuộc thảo luận về sự xuống cấp của môi trường bởi hoạt động của con người.

Một cách tương tự, tồn cầu hóa hiện đang mở rộng không gian hoạt động của các chủ thể người. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc gia tăng sự lan truyền hoạt động qua các khâu trung gian; và do đó - dẫn đến gia tăng nguy cơ "tha hóa"; và những nguy cơ này quay trở lại với chúng ta dưới diện mạo "những rủi ro mang tính tồn cầu".

Những rủi ro như vậy cũng đã được Mác tiên liệu. Ông viết: "Hoạt động của các cá nhân riêng rẽ ngày càng được mở rộng thành hoạt động có tính lịch sử thế giới thì các cá nhân riêng rẽ ấy càng lệ thuộc vào những lực lượng xa lạ với họ, một lực lượng ngày càng trở nên đồ sộ và cuối cùng biểu hiện thành thị trường thế giới" [52, tr.52-53].

Đó chính là lý do cần đảm bảo an ninh cho con người trong một thế giới đang được tồn cầu hóa.

Nội dung thứ hai được đề cập đến trong chương 2 của luận án là một số khái niệm then chốt liên quan đến an ninh của XHDS như: An ninh, An ninh của XHDS, An ninh truyền thống.

Vấn đề an ninh của XHDS được đặt ra nhằm mục tiêu vì sự an tồn cho con người trong một thế giới đang xuất hiện nhiều nguy cơ đến từ tồn cầu hóa.

An ninh của XHDS được hiểu là trạng thái trật tự, kỷ cương, an toàn về thân thể và ổn định về mặt tinh thần. Nói cách khác, an ninh của XHDS chính là một phương diện của an ninh con người.

Mục tiêu “an ninh của XHDS” là nhằm tạo ra trạng thái ổn định, có trật tự, kỷ cương. Trật tự, kỷ cương đó được xác lập trên cơ sở các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (được gọi là những quy phạm pháp luật) và những giá trị của XHDS (được mọi thành viên trong XHDS thừa nhận, tơn trọng, tn thủ) và nhờ đó mà XHDS được bảo tồn.

Trên nguyên tắc là như vậy, nhưng trong hiện thực, mối liên hệ giữa các thành tố cấu thành xã hội, nhà nước quốc gia thường đan xen, phức tạp,

không đồng nhất. Đặc biệt, xã hội dân sự với thuộc tính cơ bản là “Tự thân” (Itself) thường tỏ ra (mà thực tế là vậy) dễ bị tổn thương hơn so với các lĩnh vực khác của xã hội trong các cuộc xung đột hay tương tác tồn cầu.

Vì vậy, trong nội dung thứ ba của chương này, tác giả luận án đã chỉ ra, tồn cầu hố và các tác nhân tham gia đang làm cho an ninh con người nói chung, an ninh của XHDS nói riêng bị đe doạ, mất an ninh, rủi ro và dễ mất kiểm soát.

Điều này cần được lường tính trong chiến lược hoạch định chính sách của các nhà nước. Rõ ràng là, chúng ta đang cần đến một chính sách an ninh mới, một phương thức quản trị mới và một phương thức liên kết mới giữa các chủ thể nhằm tìm kiếm một thế giới an tồn hơn.

Cụ thể những vấn đề trên sẽ được bàn đến trong chương tiếp theo của luận án.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 69 - 74)