Phòng chống các hoạt động lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 114 - 123)

xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, khái niệm XHDS chưa được đưa vào chính thức trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Để hiểu về thực thể XHDS, chúng ta tiếp cận thông qua việc nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Dưới chiều cạnh ANQG, xã hội dân sự được nhìn nhận là một vấn đề chính trị, xã hội hết sức phức tạp và nhạy cảm trong bối cảnh hiện nay.

Sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũng như biến động chính trị trên thế giới thời gian qua như “Cách mạng màu” ở các nước không gian hậu Xô Viết hay “Mùa xuân Ả Rập” ở Trung Đông - Bắc Phi cho thấy Mỹ, phương Tây và các lực lượng đối lập đã triệt để lợi dụng vấn đề XHDS để tập hợp lực lượng lật đổ chính quyền đương nhiệm. Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch cũng đã và đang lợi dụng vấn đề XHDS để thúc đẩy “Diễn biến hịa bình”, chuyển hóa với âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.

Hoạt động lợi dụng vấn đề XHDS xâm phạm ANQG ở Việt Nam của các thế lực thù địch được biểu hiện trên một số khía cạnh sau:

Một là, tuyệt đối hóa tính “độc lập” tương đối của XHDS với Nhà

nước. Bằng nhiều cách thức khác nhau, các thế lực thù địch đẩy mạnh tuyên truyền về cái gọi là ranh giới giữa nhà nước với XHDS, giữa “cơng” và “tư”, giữa chính trị và “phi chính trị”, trong đó XHDS được đề cao, tuyệt đối hóa, được mơ tả như là mơ hình xã hội dân chủ, nhân đạo, tốt đẹp, là hiện thân của tự do, còn nhà nước là cưỡng bức, bảo thủ, chuyên chế… Từ đó, họ lớn tiếng kêu gọi phải giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào đời sống xã hội, xã hội phải tự quản, xã hội dân sự phải lớn mạnh và nhà nước phải nhỏ.

Thực chất, trên đây là các luận điệu tuyên truyền nhằm làm suy yếu vai trò tổ chức, quản lý xã hội của nhà nước, cổ súy thái quá XHDS, tạo môi trường xã hội cho sự ra đời của các tổ chức chính trị đối lập với Đảng dưới danh nghĩa XHDS.

Hai là, lợi dụng XHDS để địi hỏi về dân chủ hóa.

Các thế lực phản động có thể lợi dụng vấn đề XHDS để đòi nhà nước phải đảm bảo tự do vô giới hạn trong các lĩnh vực. Họ coi hình thành XHDS

độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân và các quyền con người.

Lợi dụng các quyền con người, đặc biệt là khuyến khích tự do cá nhân, thơng qua quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình…, các thế lực thù địch khuyến khích mỗi cơng dân có quyền bày tỏ chính kiến khơng giới hạn và liên kết với những người khác hình thành các tổ chức “độc lập” tham gia vào đời sống cộng đồng, thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước, hình thành XHDS độc lập về chính trị.

Các thế lực chính trị phương Tây thường viện dẫn các quy định về quyền tự do lập hội của mỗi người trong Tuyên bố chung về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Cơng ước châu Âu về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, nhưng lại cố tình lờ đi các quy định về hạn chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong chính các văn bản này.

Cụ thể là, Điều 29 Tuyên bố chung và Điều 22 Hiệp ước quốc tế, Điều 11 Công ước châu Âu nêu trên cho phép luật pháp có thể đưa ra những hạn chế cần thiết đối với quyền thành lập và tham gia hội “trong một xã hội dân chủ nhằm phục vụ lợi ích an ninh quốc gia và sự bình n trong xã hội, nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng mất trật tự và tội phạm, bảo vệ sức khỏe và nhân phẩm hay bảo vệ quyền lợi và tự do của những người khác”.

Hơn nữa, Điều 16 Công ước châu Âu còn quy định cả chuẩn mực mà theo đó, các bên tham gia Cơng ước có thể đưa ra những hạn chế đối với hoạt động chính trị của người nước ngoài trong các trường hợp liên quan đến quyền tự do lập hội.

Đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều tổ chức XHDS được thành lập và hoạt động dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có một số tổ chức là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các tổ chức xã hội đã có nhiều đóng góp trong việc phát huy dân chủ, xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật và thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chủ động tham gia cung ứng dịch vụ công, hỗ trợ cho hoạt động của Chính phủ trong việc phân phối và nâng cao chất lượng dịch vụ, giải quyết việc làm, xố đói, giảm nghèo... góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, bằng thủ đoạn “diễn biến hịa bình”, các thế lực phản động quốc tế và thù địch luôn muốn tạo ra các lực lượng đối lập, chống đối Đảng Cộng sản ngay trong lòng xã hội Việt Nam. Rất cần cảnh giác với xu hướng này, vì các tổ chức XHDS kiểu này sẽ đối lập và thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước ta.

Ba là, lợi dụng viện trợ, quan hệ kinh tế, thương mại, ngoại giao để gây

sức ép về dân chủ, nhân quyền, đòi thành lập các hội, các tổ chức độc lập về chính trị; đồng thời tác động gây sức ép đòi thay đổi đường lối, chính sách, hệ thống pháp luật và lĩnh vực tư pháp.

Bằng các hình thức tài trợ khác nhau cho một số tổ chức XHDS, các thế lực thù địch nhằm mục đích chính trị là hậu thuẫn cho các thế lực hoạt động chống phá cách mạng nước ta; lợi dụng vấn đề tự do lập hội để tập hợp lực lượng đối trọng với Đảng, Nhà nước ta, gây sức ép và địi đa ngun chính trị, đa đảng nhằm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Bốn là, thông qua môi trường XHDS, các lực lượng phản động lôi kéo

quần chúng vào hoạt động dưới danh nghĩa “vì mục tiêu chung”, “thúc đẩy sự tham gia của người dân vào cơng việc của chính quyền”, với chiêu bài phản biện chính sách, phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ mơi trường… để hình thành tâm lý phản kháng, ý thức đấu tranh của quần

chúng chống lại các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta gây mất ổn định chính trị, xã hội.

Qua các hoạt động này, các lực lượng thù địch muốn làm suy yếu, vơ hiệu hóa vai trị lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của nhà nước, đưa xã hội rơi vào tình trạng hỗn loạn, vơ chính phủ, tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Âm mưu của các thế lực phản động quốc tế là hòng tạo ra các lực lượng đối lập, chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trong lòng xã hội Việt Nam nên chúng tác động cho ra đời những tổ chức XHDS kiểu phương Tây để từ “phản biện” hướng đến “phản đối” và cuối cùng thành tổ chức “phản động, chống đối” Đảng cộng sản và Nhà nước XHCN.

Thực chất là các thế lực phản động phương Tây đang muốn sử dụng các tổ chức XHDS như một phương thức để “Diễn biến hịa bình” tiến tới “Diễn biến khơng hịa bình” (cách mạng màu) lật đổ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam.

Kinh nghiệm sụp đổ của Liên Xô và các nước Đơng Âu với vai trị tập hợp lực lượng đối lập, xây dựng “ngọn cờ” của các tổ chức XHDS đã chứng minh điều này.

Rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài thường “quan tâm” nhiều đến các địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị - xã hội hoặc đang xảy ra các sự kiện “nhạy cảm” liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Trong bối cảnh đó, một mặt phải nâng cao cảnh giác, phát hiện kịp thời và kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu lợi dụng vấn đề XHDS của các thế lực thù địch, mặt khác cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức xã hội.

Nhận thức rõ tính nguy hiểm trong hoạt động lợi dụng vấn đề XHDS, việc tổ chức cơng tác phịng ngừa, đấu tranh với hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong chống “Diễn biến hịa bình”, bảo vệ ANQG bối cảnh hiện nay. Để làm tốt cơng tác phịng ngừa, đấu tranh theo chúng tôi cần lưu ý những điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, nhận thức đúng đắn về xã hội dân sự và đấu tranh chống hoạt động lợi dụng xã hội dân sự xâm phạm an ninh quốc gia

Cần nhận thức rằng, xã hội dân sự là một vấn đề chính trị xã hội phức tạp địi hỏi phải đi sâu nghiên cứu, nhận diện, làm rõ để xác định chủ trương, cách ứng xử phù hợp. Tuyệt đối tránh khuynh hướng đơn giản hóa nhận thức về XHDS như: quá đề cao XHDS, hay đồng nhất XHDS với việc thực hiện dân chủ hóa, chưa nhận rõ âm mưu, hoạt động của các lực lượng phản động lợi dụng vấn đề XHDS để tác động chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam.

Mặt khác, cũng tránh tư tưởng coi XHDS là tiêu cực, chống đối, “đối lập” hoàn toàn với Nhà nước và “tẩy chay”, khơng nghiên cứu, tìm hiểu về nó.

Ngân hàng Thế giới, khi đề cao vai trò của các tổ chức XHDS trong việc tạo ra cơ chế để người dân tham gia vào cơng việc của chính phủ cũng đã khơng quên cảnh báo rằng “không phải mọi tổ chức của XHDS đều có tinh thần trách nhiệm đầy đủ, hoặc là với những thành viên riêng của họ hoặc là với cơng chúng nói chung. Và “có một số tổ chức NGO được tạo ra một cách cơ hội, để tiến cử những lợi ích hẹp hòi và những thành viên có cùng đặc quyền đặc lợi, thường làm thiệt hại cho những người khơng có tiếng nói và yếu thế” [62, tr.139-144].

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á “các tổ chức XHDS cũng có thể bao gồm những hiệp hội có động cơ bạo lực, tham lam, lợi ích cục bộ, thù địch sắc tộc, và đàn áp xã hội, cũng như các tổ chức kinh doanh vận động hành

lang như ngành công nghiệp thuốc lá, là khơng thể đại diện cho lợi ích đơng đảo của công chúng” [63, tr.613].

Thực tế, bên cạnh đa số các tổ chức XHDS có vai trị tích cực, vẫn có một số tổ chức, trong những trường hợp nhất định có xu hướng chính trị hóa, can thiệp sâu, thậm chí lũng đoạn các hoạt động chính trị không chỉ trong nước mà cả ngoài nước, vượt quá phạm vi, giới hạn cho phép, trái với tơn chỉ, mục đích đã được xác định khi thành lập. Một số tổ chức XHDS hoạt động chưa thực sự đại diện cho giới, ngành nghề, nhóm, cộng đồng dân cư… mà mình đại diện; khơng tn thủ nguyên tắc phi lợi nhuận.

Ở nước ta hiện nay, một số tổ chức xã hội hoạt động cịn hình thức, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của đồn viên, hội viên, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự tài trợ của nhà nước; có xu hướng “hành chính hố” về mặt tổ chức và hoạt động, do đó khả năng thu hút, tập hợp hội viên bị hạn chế.

Việc tham gia cung ứng dịch vụ công trong một số trường hợp chưa được triển khai đúng với tơn chỉ và mục đích đã đăng ký, thậm chí có trường hợp chạy theo lợi nhuận đơn thuần, hoặc lợi dụng danh nghĩa tổ chức phi lợi nhuận để trốn thuế, gây tổn hại đối với lợi ích xã hội.

Vì vậy, cần nhận thức khách quan, tồn diện về vai trò, tác dụng cũng như những hạn chế, thách thức của các tổ chức XHDS đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; từ đó bổ sung, hồn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý các tổ chức xã hội phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.

Đấu tranh chống hoạt động lợi dụng vấn đề XHDS xâm phạm ANQG là một bộ phận trong đấu tranh chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch thực hiện “chuyển hóa dân chủ”, tạo tiền đề dẫn đến các kịch bản “diễn biến hịa bình”, “cách mạng màu”, bạo loạn, lật đổ ở nước ta.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh đối với hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam

Nhìn chung, phần lớn các quốc gia trên thế giới, có thể theo những chuẩn mực khác nhau, nhưng đều thực hiện việc quản lý tổ chức XHDS thông qua các quy định khá chặt chẽ và cụ thể về việc thành lập hội, tổ chức phi chính phủ.

Theo đó, thường có một số nội dung như: điều kiện thành lập hội, tổ chức phi chính phủ; yêu cầu tối thiểu về điều lệ; các quy định về nghiêm cấm tư lợi trực tiếp hoặc gián tiếp; điều kiện nhận tài trợ hoặc được miễn, giảm thuế; các quy định về gây quỹ, quảng cáo,v.v..

Các cơ quan hữu trách của nhà nước không can thiệp trực tiếp, cụ thể vào việc xây dựng điều lệ hội, tổ chức phi chính phủ nhưng thường đưa ra quy định khung chung cho nội dung điều lệ bao gồm: tên gọi, mục đích, lĩnh vực, phạm vi hoạt động, tiêu chuẩn hội viên v.v.. của các hội, tổ chức phi chính phủ.

Ngồi ra, luật pháp về hội của các nước có quy định rõ ràng và cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoạt động, nhất là về phương diện tài chính của các hiệp hội.

Ngồi các quy định pháp luật riêng về tổ chức, hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ, các hội cịn chịu sự điều chỉnh của luật dân sự, luật thuế, luật hoạt động cơng ích, luật sở hữu trí tuệ, luật đăng ký kinh doanh v.v..

Đối với nước ta, thể chế quản lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức XHDS phải phù hợp và đáp ứng được cơ chế vận hành của thể chế chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

Thể chế quản lý các tổ chức xã hội kết hợp chặt chẽ giữa tự quản của các tổ chức xã hội với quản lý của nhà nước đối với tổ chức xã hội; phát huy tính tự quản của tổ chức xã hội trong khuôn khổ pháp luật của Nhà

nước nhằm khắc phục tình trạng hành chính hóa, nhà nước hóa, đồng thời, hạn chế tính tự phát hoặc lợi dụng danh nghĩa tổ chức xã hội để hoạt động kinh doanh kiếm lời, thậm chí vì mục đích chính trị, gây mất ổn định chính trị - xã hội.

Thứ ba, làm tốt công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề xã hội dân sự xâm phạm an ninh quốc gia

Để chủ động trong phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động lợi dụng vấn đề XHDS xâm phạm ANQG, cơng tác nắm tình hình cần tập trung vào các trọng điểm: Hoạt động của các NGO, các tổ chức tư nhân của Mỹ, phương Tây có liên quan đến dân chủ, nhân quyền nhất là chú ý làm rõ hệ thống tổ chức đã tác động trực tiếp đến các cuộc “cách mạng màu” ở Đông Âu và Trung Á, đến “cách mạng mùa xuân Ả rập” tại Bắc Phi và Trung Đông, phát hiện kịp thời âm mưu, ý đồ của các tổ chức này triển khai tại Việt Nam; các chương trình dự án của các NGO, các tổ chức tư nhân nước ngoài triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 114 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)