2.1.2.1. Định nghĩa xã hội dân sự
Trên cơ sở tổng kết các quan điểm về xã hội dân sự, có thể đi đến một sự khái quát chung như sau:
Xã hội dân sự là tập hợp các mối quan hệ (và thiết chế tương ứng đi kèm) giữa các cá nhân trong khuôn khổ của một quốc gia dân tộc (Nation - State), được xác định với những phẩm chất cơ bản như: tính tự nguyện, tính phi lợi nhuận và tính tự quản. Xã hội dân sự được xem là lĩnh vực nằm cạnh và độc lập với thị trường và nhà nước.
Trong khái niệm này nổi lên những dấu hiệu nội hàm của thuật ngữ xã hội dân sự:
Thứ nhất, xã hội dân sự là “những hoạt động tập thể tự nguyện”.
Những hoạt động này mang tính tập thể, tức là thuộc lĩnh vực hoạt động công cộng - phân biệt với những lĩnh vực riêng tư, cá nhân. Chúng mang tính tự nguyện, dựa trên những nguyên tắc đạo đức được chia sẻ và không bị ép buộc, không bị dẫn dắt bởi ý chí chính trị hay bởi mục tiêu lợi nhuận.
Thứ hai, xã hội dân sự phân biệt với thị trường bởi tính chất phi lợi nhuận trong các hoạt động của nó. Các dịch vụ hay sản phẩm mà những tổ
chức thuộc XHDS cung ứng là miễn phí và mang tính cơng ích.
Thứ ba, xã hội dân sự tồn tại dưới dạng những tổ chức và thiết chế
mang tính tự quản. Những tổ chức, nhóm, nghiệp đồn... của XHDS hoạt động trên cơ sở luật pháp, nhưng lại không đi theo ý chí của Nhà nước và
khơng bị dẫn dắt bởi Thị trường. Chúng có những mục tiêu và tơn chỉ riêng
của mình là - phản ánh và đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các cá nhân - những người đã thiết kế và tạo dựng chúng.
Thứ tư, do các cá nhân hợp thành XHDS là những công dân sống trong
lãnh thổ do Quốc gia quản lý, nên xét trong quan hệ đối ngoại, xã hội dân sự thể hiện ra với tư cách là một dân tộc (trong quan hệ với những dân tộc khác). Còn trong quan hệ đối nội, xã hội dân sự là “cử tri” của quyền lực nhà nước. Nói cách khác, ý chí và hành vi đồng thuận của người dân là cơ sở để hình thành nên quyền lực cơng cộng.
Thứ năm, với tư cách là một lĩnh vực nằm cạnh và độc lập với thị trường và nhà nước, xã hội dân sự phải hứng chịu sự tác động đến từ hai khu vực kế cận này. Điều đó có nghĩa là, khi nhà nước hay thị trường có sự
biến chuyển thì tất yếu cũng sẽ kéo theo sự biến đổi của XHDS. Điều này đúng đối với bất kỳ yếu tố nào trong “mối quan hệ tay ba” nói trên.
Hiện nay, tồn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ đến các nhà nước, chẳng hạn như vấn đề lãnh thổ, vấn đề điều tiết nền kinh tế quốc dân... Tất cả những tác động trên đang tạo ra các hiệu ứng làm biến đổi xã hội dân sự. Nội dung này sẽ được bàn đến cụ thể ở phần tiếp theo của luận án.
2.1.2.2. Chức năng của xã hội dân sự
C.Mác đã khẳng định “Nhà nước chính trị khơng thể tồn tại nếu khơng có cơ sở tự nhiên là gia đình và cơ sở nhân tạo là xã hội cơng dân. Chúng là điều kiện cần thiết của Nhà nước” [51, tr.315].
Trên thực tế XHDS ngày càng có vai trị to lớn trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia và tạo cơ hội cho q trình tồn cầu hố diễn ra cả theo chiều rộng và chiều sâu.
Có thể nêu nên một số chức năng và thông qua việc thực hiện tốt các chức năng này mà vai trò của XHDS ngày càng được đề cao.
Thứ nhất, xã hội dân sự góp phần cho sự phát triển con người.
Xã hội dân sự tập hợp và phát huy vai trò của các cá nhân trong những hoạt động chung vì lợi ích cá nhân và cộng đồng. Hơn thế nữa, xã hội dân sự đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhân dân, thực hiện sự gắn kết các CSO trên tồn thế giới vì mục tiêu chung của nhân loại.
Thứ hai, xã hội dân sự phối hợp với nhà nước trong việc hoạch định và
thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Trong xã hội hiện đại, khi quá trình dân chủ ngày càng được mở rộng, thì cơ hội cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động của nhà nước và xã hội ngày càng tăng. Thông qua các tổ chức được hình thành trên cơ sở tự nguyện, các thành viên trong xã hội chủ động, tích cực hơn trong hoạt động phối hợp với nhà nước hoạch định và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vì cộng đồng và vì dân tộc.
Thứ ba, xã hội dân sự thực hiện sự phản biện xã hội đối với các chủ
trương chính sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công chức nhà nước. Đối với các quốc gia dân chủ, xã hội dân sự được coi là một trong những yếu tố của quản trị hiện đại. Xã hội dân sự đã được coi là đối tác bình đẳng của nhà nước chứ không phải là “cái đuôi” của nhà nước.
Trong những xã hội như vậy, người dân được tạo điều kiện để tham gia vào việc hoạch định, thực hiện chính sách, thực hiện phản biện xã hội đối với nhà nước và giám sát đội ngũ công chức của nhà nước kể cả về phẩm chất và hành vi của viên chức nhà nước.
Sự phản biện đối với các chủ trương chính sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công chức nhà nước thể hiện ở việc XHDS đòi hỏi nhà nước phải tăng cường trách nhiệm giải trình, nâng cao tính cơng khai, minh bạch của cơ quan nhà nước; phải cung cấp đủ thông tin cho người dân.
Thứ tư, xã hội dân sự góp phần phát huy các nguồn lực nhằm thúc đẩy
Trong xã hội hiện đại, có nhiều vấn đề mà nhà nước và kể cả các tổ chức kinh tế không thể giải quyết hoặc giải quyết kém hiệu quả, chẳng hạn vấn đề xố đói, giảm nghèo, vấn đề bảo vệ mơi sinh, xóa mù chữ... Trong những trường hợp đó, xã hội dân sự hỗ trợ đắc lực cho nhà nước và các tổ chức kinh tế để giải quyết.
Những hoạt động của các CSOs tham gia ngày càng tích cực hơn vào q trình cung cấp dịch vụ, giảm nhẹ gánh nặng cho nhà nước trong việc phân phối dịch vụ; đưa ra những khuyến nghị tác động đến quá trình ra và thực hiện các quyết sách để bảo vệ quyền lợi cho những nhóm người bị thiệt thịi, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của nhà nước với các cơng dân của mình; khuyến khích năng lực tự quản của các công dân.
Thừa nhận những đóng góp của XHDS, năm 2012, Hội đồng Chương trình nghị sự tồn cầu về vai trị của XHDS đã tính đến vai trò của XHDS trong q trình ra quyết định tồn cầu.
Tương tự, Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng đã bắt tay vào một dự án về tầm nhìn chiến lược về vai trò của XHDS trước những vấn đề toàn cầu như: xung đột an ninh, quản lý thiên tai, môi trường và phát triển bền vững, hệ thống tài chính, an ninh lương thực, thơng tin và truyền thông, sức khoẻ và vệ sinh mơi trường, quyền con người, tính minh bạch và tham nhũng, công nghệ, lao động trẻ em...
Trên cơ sở xem xét các lực lượng tham gia như: lao động, các cộng đồng tơn giáo và phi chính phủ, cũng như đại diện của các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức quốc tế... Diễn đàn Kinh tế thế giới khẳng định vai trò của XHDS trong các chương trình nghị sự kinh tế, xã hội, mơi trường, chính trị và cơng nghệ...
Trong xu thế hiện nay, những hậu quả không mong muốn (rủi ro) mang tính xuyên biên giới chỉ có thể được giải quyết một cách có hiệu quả thông
qua hợp tác. Và bởi vậy việc hợp tác giữa ba khu vực cơ bản của đời sống xã (Nhà nước - Thị Trường - Xã hội Dân sự) đang là nhu cầu cấp thiết trước những thách thức mang tính tồn cầu và mang tính xuyên quốc gia.