Các yếu tố bên trong xã hội dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 74 - 76)

Theo John Locke: “cách duy nhất mà con người tước bỏ của chính mình quyền tự do tự nhiên và gắn với những ràng buộc của XHDS, là đồng ý với những người khác để cùng liên kết và hợp nhất trong một cộng đồng, vì cuộc sống tiện lợi, an tồn và thanh bình giữa họ với nhau, trong sự thụ hưởng chắc chắn đối với sở hữu của mình, và một trạng thái an ninh cao hơn nhằm chống lại bất cứ thứ gì khơng phải như thế” [49, tr.43].

Xã hội dân sự đáp ứng nhu cầu tự nhiên và đa dạng của con người, liên kết trên cơ sở tự nguyện, chia sẻ tâm tư, tình cảm, sở thích, kinh nghiệm của cá nhân với cộng đồng, làm cho đời sống xã hội phong phú hơn, nhân bản hơn. Các cá nhân thường lo toan sao cho sớm nhất có thể, sẽ có được sự an tồn và an ninh trong XHDS, vốn được thiết chế chính vì điều đó trước tiên, và chỉ vì điều đó họ mới gia nhập vào [49, tr.139].

Xã hội dân sự bao gồm sự đa dạng về tổ chức, thành viên như: các hiệp hội kinh doanh, tổ chức cộng đồng, các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, nhóm hợp tác phát triển, các chiến dịch mơi trường, nhóm nơng dân, những người ủng hộ nhân quyền, cơng đồn lao động, tổ chức cứu trợ, hoạt động hịa bình, cơ quan chun mơn, các tổ chức tôn giáo, phụ nữ mạng, chiến dịch thanh niên, diễn đàn...

Không thể phủ nhận được vai trị, tính tích cực mà XHDS đưa lại cho xã hội trong giai đoạn gần đây. Tuy nhiên, cũng xuất hiện khơng ít nhóm

XHDS gây ra hiểm họa cho toàn xã hội. Luận án gọi những trường hợp như vậy là các yếu tố thách thức từ bên trong. Chẳng hạn, các Tổ chức XHDS cực đoan, khủng bố hiện nay đang là mối nguy cơ đe dọa an ninh của các quốc gia và của con người nói chung.

Có thể chỉ ra những yếu tố hạn chế ngay trong nội bộ XHDS như:

Thứ nhất, về bản chất XHDS bao gồm các liên kết mềm do đó có các

cơ cấu tổ chức khá lỏng lẻo, khó tạo tính đồng thuận cao trong từng tổ chức nói riêng cũng như trong mạng lưới nói chung.

Thứ hai, do nội dung hoạt động của từng tổ chức XHDS có thể khác

nhau, thậm chí trái ngược nhau, cho nên trong nhiều trường hợp có thể xảy ra tình trạng xung đột. Dễ xảy ra tình trạng tuỳ tiện, biến lợi ích chung thành lợi ích riêng, thậm chí vi phạm pháp luật nhà nước.

Thứ ba, một số tổ chức tính quản trị nội bộ khơng cao (khơng có quy

tắc hành xử, quy tắc đạo đức trong tổ chức và hành động, thiếu trách nhiệm giải trình, khơng cơng khai minh bạch, thiếu sự tham gia của các hội viên và khơng có định hướng hoạt động lâu dài) nên dễ bị tan rã. Điều này càng làm gia tăng rủi ro, bất ổn không chỉ cho XHDS mà cịn cho mơi trường xã hội, nhà nước và an ninh con người.

Thứ tư, do khơng có nguồn tài chính dồi dào và triết lý hoạt động độc

lập, nên một số tổ chức có thể dễ bị lợi dụng. Để hoạt động thì cần một nguồn vật chất lớn do sự tài trợ, ủng hộ của các thành viên, tổ chức nên có thể bị lợi dụng phục vụ cho nhu cầu chính trị. Do nguồn vốn khơng cố định, các tổ chức XHDS phải chờ đợi nhà tài trợ, thậm chí săn tìm nhà tài trợ. Do đó dẫn đến môi trường cạnh tranh nhau giữa các tổ chức XHDS. Ở một số khu vực, các NGO làm việc cho dịng vốn được tài trợ chứ khơng vì hồ bình.

Thứ năm, khơng thể không đề cập tới, đó là sự cạnh tranh hay tranh

dẫn đến sự đổ vỡ niềm tin của các cá nhân, sự tan vỡ của các nhóm. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng đưa tới sự mất kiểm sốt, khơng lường tính được sự bất an, mất an ninh của XHDS.

Thứ sáu, sự tranh giành khu vực ảnh hưởng của các tổ chức XHDS (đặc

biệt ở các nước đang phát triển). Sự cạnh tranh giữa các tổ chức XHDS khiến cho nỗ lực hợp tác giữa họ dễ bị suy yếu.

Với khẩu hiệu vì hồ bình, dân chủ cuộc chạy đua giữa các NGO thay vì mang lại bình yên cho xã hội, quốc gia, khu vực thì lại tạo ra bất ổn, thậm chí mất kiểm sốt. Mùa xuân ở Ả rập, phong trào Maidan ở Ukraina là những minh chứng. Giờ đây, phần lớn thế giới Ả rập và Ukraina đang chìm trong bất ổn, đe doạ an ninh, an toàn của con người mà chưa biết khi nào có lối thốt.

Như vậy, các yếu tố bên trong cấu thành XHDS mang tính hai mặt, một mặt, nó là tiền đề, điều kiện ràng buộc để cấu thành sự tồn tại của XHDS, mặt khác, nó lại chính là tác nhân gây rủi ro không chỉ cho các nhân tố nhà nước, thị trường mà cịn cho sự an tồn của chính nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 74 - 76)