Ở tầm nghiên cứu vĩ mô, lý thuyết về “Rủi ro” còn khá mới mẻ đối với các học giả nghiên cứu trong nước hiện nay. Các cơng trình nghiên cứu về rủi ro chưa nhiều, hầu hết chỉ dừng lại ở các cơng trình nghiên cứu vi mơ trong từng lĩnh vực cụ thể của hiện thực như: rủi ro tài chính, rủi ro ngân hàng, rủi ro xây dựng…
Cụ thể, ở Việt Nam hiện nay những nghiên cứu về rủi ro và những biện pháp giảm thiểu những rủi ro bất lợi để đảm bảo an toàn hơn cho con người và xã hội vẫn còn là một khoảng trống. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự gia tăng các cơ hội và thách thức đối với mỗi quốc gia dân tộc là không nhỏ. Và như vậy sự gia tăng các nguy cơ (rủi ro) cũng ngày càng có sự lan tỏa sâu rộng. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay còn thiếu vắng rất lớn để có thể đáp ứng một trong những vấn đề nóng bỏng của thực tiễn. Có thể khẳng định như vậy là vì, từ việc cập nhật những cơng trình của các nhà nghiên cứu về rủi ro hàng đầu của thế giới như: Ulrich Beck, Giddens, Bauman, Commons Hardin, Habermas, Ortwin Renn, Dominic Golding… cũng chưa thực sự nhiều, thường xuyên. Các tác giả này và các cơng trình nghiên cứu của họ chưa được Việt hóa để có thể phổ biến một cách rộng rãi.
Chính vì những lý do trên, cũng như xuất phát từ điều kiện nhận thức và thực tiễn xã hội hiện nay của chúng ta là chưa có một sự nghiên cứu đáng kể nào về mặt học thuật đối với lý thuyết “Rủi ro xã hội” để tác giả luận án có thể liệt kê hay kể tên ở đây.