Các quan điểm trong lịch sử về xã hội dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 41 - 53)

Xã hội dân sự ra đời gắn liền với các hình thức liên kết khác nhau của cộng đồng người ở các cấp độ vi mơ đến vĩ mơ. Xét đến cùng, đó là một hình thức liên kết vì một hay nhiều mục tiêu của những nhóm, tổ chức, cộng đồng người trong một không - thời gian xác định. Sự phát triển của loại hình liên kết này phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi xã hội nói riêng và lịch sử nhân loại nói chung. Nói cách khác, ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, tính chất và quy mơ, cách thức và mức độ liên kết của XHDS là khác nhau. Do vậy, dẫn đến những cách xem xét khác nhau về thực thể này.

Với tính đặc thù của khái niệm mở, xã hội dân sự cho phép nghiên cứu nó ở nhiều chiều kích khác nhau nhằm chỉ ra được những dấu hiệu bản chất của nội hàm thuật ngữ này.

Ở thời kỳ Cổ đại, Aristotle (384 - 322 TCN) coi phúc lợi của nhà nước là phúc lợi chung của cơng dân. Mục đích tối hậu của nhà nước là hướng tới một đời sống “tốt đẹp” [3, tr.184], các mối dây ràng buộc xã hội chỉ là phương tiện để đạt tới mục đích này mà thơi. Ở đây, sự phát triển của cá nhân luôn gắn liền với sự phát triển của cộng đồng, khơng có sự khác biệt lớn giữa cái “tư” và “công”, giữa cái “riêng” và cái “chung”.

Thời kỳ Trung cổ, các tư tưởng thời kỳ này cũng chưa có sự tách biệt giữa XHDS với nhà nước (được thể hiện trong học thuyết của hai nhà thần học tiêu biểu là Saint Augustine và Thomas Aquinas). Đây là thời kỳ quyền lực của nhà nước nằm trong vòng cương tỏa của Giáo hội. Cho đến trước khi

Hòa ước Westphalia (năm 1648) được ký kết, nhà nước hoàn toàn do giáo hội kiểm soát và thực hiện các chức năng của một nhà nước tơn giáo. Nói cách khác, Giáo hội là cơ quan quyền lực của thần quyền và cả thế quyền. Đối với tín đồ Cơ đốc giáo, sự tồn tại cá nhân chỉ là tạm thời. Nước Chúa là nơi các tín đồ mong muốn thuộc về, nước Trần gian chỉ là thử thách, giả tạm. Do đó, chính trị trở thành thứ yếu. Sự thờ ơ về chính trị là nỗ lực mà cuộc cách mạng Cơ đốc giáo mang lại cho các thể chế.

Tóm lại, từ thời kỳ Cổ đến Trung đại, tư tưởng về xã hội của các học giả

chính trị về cơ bản tập trung dưới dạng thức là những quan niệm về XHCD hơn là XHDS. Đó là những quan niệm về vị trí, vai trị và mối quan hệ giữa cộng đồng người có tư cách cơng dân đối với nhà nước/quốc gia (nation/state).

Nhờ những cứ luận trên đây mà mà các nhà Khai sáng đã đưa ra những quan niệm đầu tiên về XHDS.

Thời kỳ tiền Khai sáng với Thomas Hobbes (1588 - 1679) được coi là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “xã hội dân sự” (societas civilis) theo nghĩa đối lập với “tình trạng tự nhiên” (status naturae) trong quyển De Cive xuất

bản năm 1649. Trong quyển Elements of Law (1640), Hobbes đã sử dụng cụm từ civil society để dịch chữ Hy Lạp polis (đô thị): nhưng theo Hobbes, khác

với đô thị Hy Lạp cổ, “xã hội dân sự” không phải là một xã hội tự nhiên, mà ngược lại, là kết quả của một sự sáng tạo, một sự quyết định của các cá nhân nhằm mục tiêu tạo nên một trật tự chính trị ổn định và thuận hòa. Hobbes phân biệt “xã hội dân sự” một mặt với tình trạng tự nhiên trong đó “mọi người chống lại mọi người”, và mặt khác, với những xã hội tự nhiên mà Hobbes cho là được cấu tạo nên bởi các gia đình. Có thể thấy Hobbes đã đồng hóa XHDS với nhà nước/quốc gia [171].

John Locke (1632 - 1704) đi theo chiều hướng của Hobbes, cũng phân

nhiên vốn là nơi chứa đựng nhiều cái xấu. Tuy nhiên, nếu Hobbes coi XHDS có mục tiêu đầu tiên là đảm bảo sự thuận hòa và sự an ninh cho các thành viên, thì Locke lại coi “mục tiêu chính yếu của XHDS là sự bảo tồn đối với sở hữu” [49, tr.123]. Theo Locke, con người và xã hội tồn tại trong hình thức “liên hiệp” như một lẽ tự nhiên. Nhưng trong trạng thái tự nhiên như vậy, mặc dù rất tự do, nhưng việc thụ hưởng sự tự do ấy ln trong tình trạng khơng an tồn, khơng bảo đảm. Vì vậy, họ tự nguyện từ bỏ quyền tự do tự nhiên để gắn với những ràng buộc của xã hội dân sự, bằng sự đồng thuận, sự liên kết và

hợp nhất trong một cộng đồng, vì sự tiện lợi, an tồn và thanh bình trong sự thụ hưởng có đảm bảo đối với sở hữu của họ và một sự an ninh lớn hơn [49, tr.137]. Như vậy, theo Locke, xã hội chính trị, tức là XHDS, ngồi trật tự

pháp lý (hay chính trị, như trong định nghĩa của Hobbes), còn mang ý nghĩa của một trật tự kinh tế [49, tr.183-197].

Montesquieu (1689 - 1755) không đề cập nhiều đến nguồn gốc của

XHDS với tư cách hình thức tổ chức xã hội của con người tiếp theo “trạng thái tự nhiên”. Tuy nhiên, ông cũng xem xét “trạng thái tự nhiên” và các luật

của thiên nhiên trước khi đi vào nghiên cứu “luật thực tiễn”. Luật của thiên nhiên tạo ra con người trước khi hình thành xã hội [58, tr.42]. Đó là cách nhìn phổ biến của các nhà tư tưởng thời kỳ cận đại về xã hội và các bước phát triển của nó.

Từ Montesquieu đến Rousseau và Alexis Tocqueville không chỉ là sự kế thừa, tiếp nối các quan điểm từ thời kỳ Cổ, Trung đại, tiền Khai sáng mà còn tiến lên một bước cao hơn, mở ra một thời kỳ mới cho mơ hình tiếp cận theo thuyết tự do và tân tự do [36]. Những quan điểm này còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các học giả hiện đại, hậu hiện đại nghiên cứu về XHDS.

Với Montesquieu, xã hội dân sự và đời sống dân sự là các khái niệm đồng nhất. Ông cho rằng, thốt khỏi trạng thái tự nhiên, con người có nguyện

vọng được sống thành xã hội. Từ đó tất yếu cần luật chính trị cho nhà nước chính trị. Theo ơng, nhà nước chính trị cũng là nhà nước dân sự. Trong đó,

luật chính trị là luật tạo ra nền cai trị, luật dân sự là luật để duy trì nền cai trị ấy [58, tr.44-46].

Theo Montesquieu, xã hội dân sự bao trùm toàn bộ các lĩnh vực chính trị, kinh tế và những lĩnh vực khác của đời sống xã hội nằm ngoài thẩm quyền của Nhà thờ và một vài thiết chế đặc biệt, như quân đội hay những kẻ bị loại ra ngoài xã hội (những người phạm tội hình sự). Do vậy, tư tưởng của Montesquieu về XHDS là khác so với quan niệm hiện đại.

Montesquieu cũng là người đề xướng nguyên tắc tam quyền phân lập - điều mà cho đến nay, (tức là vài thế kỷ sau khi Bàn về tinh thần pháp luật ra đời), vẫn được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn chính trị phương Tây [58, tr.100-113].

Jean-Jacques Rousseau (1712 - 1778) tiếp nối tư tưởng của các nhà triết học theo trường phái “pháp quyền tự nhiên” như T.Hobbes, J.Locke, ông cho rằng, con người cần phải có một khế ước hay một công ước xã hội khi con người đã thoát ra khỏi trạng thái tự nhiên như các động vật khác để trở thành con người dân sự trong xã hội. Công ước xã hội là một hình thức liên

kết với nhau để dùng sức mạnh chung bảo vệ mọi thành viên. Mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể, vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân mình [85, tr.66-67].

Như vậy, quan điểm của Rousseau cũng tương tự như quan điểm của Hobbes và Locke khi khẳng định XHDS chính là nước cộng hịa/cơ thể chính trị/nhà nước [85, tr.68].

Theo Rousseau, trong trạng thái dân sự như vậy, con người dân sự cịn có tự do tinh thần khiến anh ta trở thành người chủ thật sự của chính mình; vì rằng làm theo kích thích của dục vọng là nơ lệ, mà tn theo quy tắc tự mình đặt ra lại là tự do [85, tr.73-74].

J.J. Rousseau cũng nhấn mạnh thêm khía cạnh quyền tư hữu. Tuy nhiên, Rousseau cũng khẳng định, dù thế nào thì quyền của cá nhân đối với phần tài sản của mình cũng phải phụ thuộc vào quyền của cộng đồng đối với tất cả [85, tr.75-78].

Thời kỳ cận đại, Immanuel Kant (1724 - 1804) khác với nhiều nhà tư tưởng của thế kỷ XVIII chỉ chú trọng tới khía cạnh kinh tế của XHDS, Kant

nhấn mạnh tới khía cạnh pháp lý. Theo ơng, xã hội dân sự là lĩnh vực của luật pháp, kể cả cơng pháp lẫn tư pháp. Ơng cho rằng “xã hội dân sự [đảm bảo] cái của - tôi, cái của - anh, bằng các luật lệ nhà nước”. Trong Phê phán năng lực

phán đốn, Kant mơ tả XHDS như sau: việc sắp xếp các quan hệ giữa người

với người như sao đó để pháp quyền trong một cái toàn bộ mà ta gọi là XHDS đứng đối lập lại sự lạm dụng của các quyền tự do đang xung đột với nhau; và, chỉ trong một xã hội như thế, sự phát triển tối đa những tố chất tự nhiên mới được diễn ra [42, tr.468].

Thế kỷ XIX, G.W.F Hegel (1770 - 1831) là người đầu tiên xác định rất rõ khái niệm “xã hội dân sự” theo nghĩa hiện đại của thuật ngữ này. Sự tách biệt giữa hai khái niệm “nhà nước” và “xã hội dân sự” ở Hegel đã làm thay đổi triệt để ý thức châu Âu hiện đại trong vấn đề này.

Theo Hegel, xã hội dân sự là một không gian đối trọng với nhà nước hay là [cấp độ của] sự dị biệt ở giữa gia đình và nhà nước [29, tr.543]. Nó đóng vai trị là bước trung gian của những đối lập biện chứng giữa cộng đồng

vĩ mô của nhà nước và cộng đồng vi mơ của gia đình. Theo quan điểm của

ông, xã hội dân sự là một phương thức quan hệ tạm thời giữa cá nhân (hoặc gia đình) và nhà nước, và sẽ bị vượt qua khi các lợi ích cơng và lợi ích tư đạt được sự hài hịa.

Theo ơng, xã hội dân sự phát triển muộn hơn nhưng đầy đủ hơn sự phát triển của Nhà nước; nó lấy Nhà nước làm tiền đề để bản thân nó tồn tại… Nếu

Nhà nước được hình dung như một sự thống nhất đơn thuần của một cộng đồng chung… thì trong XHDS, mỗi cá nhân là mục đích của chính mình, … trong đó, xã hội dân sự là miếng đất của sự trung giới, nơi đó mọi tính cá biệt, mọi tố chất bẩm sinh, mọi sự ngẫu nhiên của nguồn gốc xuất thân và của cơ may đều được giải phóng hết, là nơi làn sóng của mọi sự đam mê dâng trào…[29, tr.543-544].

Quan điểm của Hegel về XHDS có thể được tóm tắt như sau: xã hội dân sự không phải được hình thành bởi sự khế ước, mà là lĩnh vực của sự khế ước, nghĩa là lĩnh vực của sự liên kết tự nguyện giữa các cá nhân. Xã

hội dân sự là một khía cạnh, một giai đoạn, một sự phát triển với ba đặc điểm cơ bản (mà Hegel gọi là ba mô-men) sau đây: A. Xã hội dân sự là sự trung giới của các nhu cầu và thỏa mãn của các cá nhân thông qua lao động của

mình và thơng qua lao động và sự thỏa mãn nhu cầu của mọi người khác: hệ thống của những nhu cầu; B. Xã hội dân sự là hiện thực của cái phổ biến của sự tự do bao hàm trong đó, việc bảo vệ sở hữu bằng quản trị và thực thi công lý; C. Xã hội dân sự là sự dự phòng chống lại sự ngẫu nhiên bất tất vẫn cịn có mặt trong các hệ thống nói trên, và chăm lo cho lợi ích đặc thù như một cái chung, bằng cảnh sát và hiệp hội [29, tr.652].

Alexis de Toqueville (1805 - 1859) là một nhà xã hội học Pháp, người được cho là hiểu nước Mỹ hơn cả người Mỹ, tác phẩm Nền dân trị Mỹ của

ông được đặt cạnh bản Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ - được tôn thờ như là một thứ tơn giáo chính trị [103, tr.23].

Trong Nền dân trị Mỹ, Toqueville đã nghiên cứu về XHDS dựa trên

phân tích về những quyền tham gia của người dân mà mọi hiến pháp dân chủ đều cam kết chỉ có thể trở thành hiện thực trong một nền văn hóa chính trị sống động. Theo ơng, các định chế dù có quan trọng thế nào đi chăng nữa, thì các tập tục mới có thể ni dưỡng lâu dài nền dân trị (dân chủ). Do vậy, nước

Mỹ có thói quen giải quyết cơng việc của mình một cách tự chủ, trước khi cần đến vai trò của nhà nước [103, tr.27].

Giải thích cho điều này, Toqueville chứng minh rằng, ở Mỹ, việc lập các đồn thể chính trị độc lập với nhà nước là nhờ ý nguyện cá nhân con người. Ở đó, họ liên hiệp lại với nhau theo những thỏa thuận chung vì mục tiêu an ninh cơng cộng, thương mại và công nghiệp, đạo đức và tôn giáo. Từ các tổ chức, đoàn thể họ họp lại thành XHDS - như một quốc gia riêng rẽ trong lịng quốc

gia, một chính quyền bên trong một chính quyền, với chức năng là cơng kích cái

luật lệ đang tồn tại và phát biểu trước cái luật sẽ tồn tại [103, tr.292-295].

Mục đích cuối cùng của cái đoàn thể ấy - xã hội dân sự là hướng dẫn dư luận chứ không phải áp đặt dư luận, chỉ tư vấn pháp luật chứ không làm ra luật. Nói cách khác, quyền tự do lập đồn thể vì mục đích chính trị là vơ

hạn. Vì vậy, ở chính quyền dân sự, độc lập cá nhân của con người có dự phần trong đó. Dù cùng hướng về một mục tiêu, nhưng ở trong XHDS không bắt buộc mỗi cá nhân phải đi đứng hệt như nhau. Trong cái chính quyền đó, con người chẳng hề hy sinh ý chí và lý trí cá nhân vẫn là trên hết để cho một sự nghiệp chung được thắng lợi [103, tr.295-300].

C.Mác (1818 - 1883), trong phần mở đầu cho quyển Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, Mác đã đưa ra khái niệm về XHDS như sau: các

cơng trình nghiên cứu của tơi đi đến kết quả này, đó là: các mối quan hệ pháp lý - cũng như các hình thái của nhà nước - khơng thể được giải thích nếu dựa vào chính chúng mà thơi, hay nếu dựa trên cái mà người ta cho là sự tiến hóa chung của ý thức con người, nhưng ngược lại, phải xem chúng như bắt nguồn từ trong những điều kiện vật chất sinh tồn mà Hegel, theo gương những người Anh và người Pháp ở thế kỷ XVIII, gọi chung dưới cái tên “xã hội công dân”, và việc giải phẫu XHCD, đến lượt nó, cần được tìm thấy trong mơn kinh tế học chính trị [55, tr.34-35].

Mác cho rằng, nếu đối chiếu quan niệm của Hegel về XHDS với XHCD và nhà nước trong thực tế, chúng ta sẽ thấy sự bất tương thích: nhà nước khơng phải là nơi hiện thực hóa thực sự tự do và lợi ích chung, mà XHCD cũng chẳng phải chỉ phụ thuộc một cách đơn giản vào nhà nước.

Mác đảo ngược lại quan niệm về XHDS của Hegel, và cho rằng nhà nước không phải là nền tảng của XHCD, mà ngược lại, chính XHCD mới là nền tảng trên đó nhà nước được thiết lập [51, tr.312-315].

Đồng ý với Hegel, Mác nhấn mạnh rằng sự xuất hiện của XHDS, hay nói cách khác, sự tách biệt giữa nhà nước với XHDS, không phải là một hiện tượng đương nhiên, phi thời gian, mà là một hiện tượng mang tính lịch sử.

Theo Mác, xã hội dân sự chỉ xuất hiện trong chế độ tư bản chủ nghĩa,

từ khi giai cấp tư sản nắm quyền thống trị: “thuật ngữ “xã hội công dân” xuất hiện trong thế kỷ XVIII khi những quan hệ sở hữu thoát khỏi thể cộng đồng [Gemeinwesen] cổ đại và trung cổ. Xã hội tư sản [burgerliche Gesellschaft] với tính cách là xã hội tư sản chỉ phát triển cùng với giai cấp tư sản; tuy nhiên, tổ chức xã hội trực tiếp sinh ra từ sản xuất và giao tiếp và trong mọi thời đại đều cấu thành cơ sở của nhà nước và của kiến trúc thượng tầng tư tưởng, vẫn ln ln được gọi bằng danh từ đó1” [52, tr.52].

Hiểu theo nghĩa đó, xã hội cơng dân không chỉ là nền tảng của nhà nước, mà cịn của tồn bộ lịch sử. Đó là trung tâm thực sự, vũ đài thực sự của

toàn bộ lịch sử [52, tr.51]. Điều này có nghĩa là, theo Mác, các sự kiện chính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 41 - 53)