Quan niệm về nhân tố địa văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những nhân tố tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 66 - 70)

2.3. Quan niệm chung về những nhân tố tác động đến quan hệ dân tộc trong

2.3.3. Quan niệm về nhân tố địa văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

Nhân tố địa văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa là không gian quan hệ giữa

các chủ thể văn hóa do tác động của toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa trong lĩnh vực văn hóa xã hội - khoa học, văn hóa, giáo dục, đạo đức, ý thức hệ - là mâu thuẫn và phức tạp nhất. Một mặt, tính chất toàn cầu của sự tiến bộ khoa học không biết tới ranh giới dân tộc, ngày càng bộc lộ rõ hơn, sự trao đổi tư tưởng và các nhà khoa học đang diễn ra; người ta đang hình thành các đặc điểm chung của hệ thống giáo dục thường xuyên, được định hướng vào giáo dục năng lực sáng tạo và dựa vào các công nghệ thông tin có hiệu quả cao; người ta phát triển sự trao đổi các giá trị văn hóa; người ta phổ biến phản văn hóa đại chúng vô nhân cách, không có nội dung dân tộc; người ta xóa bỏ các nền tảng đạo đức trước kia, phục hồi sự ảnh hưởng của các tôn giáo thế giới.

Đồng thời cũng có thể nhận thấy các xu hướng đối lập - phân hóa, phục hồi và tách biệt các nền văn hóa dân tộc, các trường phái giáo dục học đa dạng và cá thể hóa quá trình học tập, xuất hiện các giáo phái mới, các trào lưu tôn giáo mới, tăng cường tính độc đáo của gia đình và cá nhân. Tuy vậy, xu hướng thứ nhất, đặc biệt là trong điều kiện phổ biến rộng rãi truyền thông và mạng Internet, dần dần chiếm ưu thế, tạo ra một làn sóng nhất thể hóa và tiêu chuẩn hóa mới trong lĩnh vực tinh thần. Việc giải quyết mâu thuẫn này là có thể hình thành hệ thống văn hóa xã hội mang tính tích hợp ở thế kỷ XXI mà P.Sorokin (nhà xã hội học người Nga) đã tiên đoán.

Toàn cầu hóa văn hóa thực chất là quá trình hình thành một nền văn hóa chung nhân loại thống nhất như kết quả hiện thực hóa những xu hướng toàn cầu hóa chứa đựng trong nó hoặc như kết quả thu hút văn hóa vào dòng chảy toàn cầu hóa chung.

Quá trình nêu trên diễn ra trong điều kiện toàn cầu hóa ở những năm cuối thế kỷ XX, tức là trong điều kiện phương Tây cố duy trì ưu thế của mình trong kinh tế, công nghệ đối với các nước khác hoặc tìm kiếm các hình thức phát triển khác cho bản thân mình, khước từ tư tưởng tiến bộ đối với mọi nước còn lại. Vai trò của văn hóa cũng tăng lên nhờ khả năng duy trì các khuôn mẫu văn hóa cũ hay tạo ra các khuôn mẫu mới. Việc phê phán các phương thức tiếp cận với kinh nghiệm phương Tây (thuộc địa hóa, phương Tây hóa, hiện đại hóa đuổi theo), tính chất bất ổn của hiện đại hóa dựa trên tính nhất thể của bản thân đã đưa tới việc khẳng định tính đa dạng của phát triển, tới việc phê phán tiến bộ như sự nhái lại phát triển theo con đường phương Tây, tới việc khước từ phát triển đơn tuyến.

Tuy nhiên, mặc dù vẫn thừa nhận toàn cầu hóa như là một quá trình đặc thù, song có thể nhận thấy toàn cầu hóa văn hóa có thể trở thành nhân tố làm nảy sinh hàng loạt vấn đề trong quan hệ giữa các dân tộc do nó căn cứ trên những cơ sở như: a) không khu biệt đủ rành mạch giữa văn hóa và văn minh, quan niệm toàn cầu hóa chủ yếu hay hoàn toàn là quá trình văn minh; b) không thừa nhận vai trò quyết định của bản nguyên tinh thần trong sự ra đời và tồn tại của văn hóa (tương ứng là vai trò chủ đạo của thành tố vật chất trong sự xuất hiện và phát triển của văn minh); c) phủ định tiến bộ trong lĩnh vực tinh thần; d) phủ định bản thân khả năng nhất thể hóa lĩnh vực văn hóa, sự cào bằng giá trị của những thành tố tham gia vào thành phần

của nó; e) quan niệm văn hóa như một cơ cấu có phân cấp về nguyên tắc và tuyệt đối, tương ứng với bên trên và bên dưới của nó là văn hóa tinh hoa và văn hóa đám đông; g) lý giải những giá trị nhân văn cơ bản như những hiện tượng tinh thần và có định hướng siêu việt, chỉ bộc lộ mình trong chỉnh thể xã hội và biến đổi do có tác động của những nhân tố tự nhiên, dân tộc, tâm lý, lịch sử và xã hội đa dạng, không tính toán, không mô tả được. Những nhân tố này quy định tồn tại đặc thù của đại diện cho một nền văn hóa cụ thể và những đặc điểm đặc thù của nó.

Vấn đề trong trường hợp này không hẳn là việc phủ định tính tất yếu, tính hữu ích hay khả năng đạt tới toàn cầu hóa văn hóa, mà chủ yếu là việc dẫn ra tư tưởng về khả năng toàn cầu hóa lĩnh vực tinh thần tự thân nó. Sự hạn chế về mặt vật chất và về mặt tinh thần của những tác nhân có liên quan với lĩnh vực này. Vì thế, sự tác động trong nó sẽ quy định tính không toàn vẹn và tính nhất thời của tồn tại văn hóa trong chỉnh thể xã hội. Một mặt, sự hạn chế này biểu hiện sự yếu đuối của loài người như tác nhân của tinh thần, như người sáng tạo ra và tiêu thụ văn hóa, còn mặt khác - nó thể hiện là điều kiện cần thiết cho tính hữu hiệu của những quá trình diễn ra ở bên trong nó, cho việc duy trì tính toàn vẹn và sức sống của văn hóa. Từ đó suy ra kết luận rằng sự tích hợp lĩnh vực tinh thần, sự nhất thể hóa trong lĩnh vực văn hóa hoặc là không đạt được về nguyên tắc, hoặc là dẫn tới sự kết thúc thật sự lịch sử loài người: a) nhờ sự thống nhất đạt được trong tinh thần hoặc là b) nhờ hợp nhất mọi người bằng con đường đưa họ vào trạng thái tinh thần thăng bằng của những người làm chủ những giá trị và những nhu cầu trung dung, điều này là không tưởng.

Tiểu kết chƣơng 2

Dân tộc là một trong các khái niệm cơ bản của hệ thống chính trị thế giới hiện đại, phản ánh thực tại lịch sử gắn liền với sự xuất hiện của các quốc gia dân tộc hiện đại do nhà nước tương ứng đại diện cùng với hệ thống pháp luật tương ứng quy định trật tự xã hội trong nước và các chuẩn tắc quan hệ với các nhà nước dân tộc khác. Chính với nghĩa đó, dân tộc (hay nói chính xác hơn nhà nước dân tộc) trở thành tế bào, hạt nhân của hệ thống thế giới hiện đại. Xét về mặt cấu trúc nội tại,

dân tộc là cộng đồng người có chung các nền tảng kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa do một nhà nước tương ứng đại diện. Như vậy, vận động lịch sử tiếp theo của loài người lên chủ nghĩa cộng sản thể hiện qua và được quy định bởi vận động lịch sử của mỗi dân tộc và sự tương tác giữa chúng trong điều kiện tương ứng, cụ thể và quan trọng nhất là “toàn cầu hóa”.

Toàn cầu hóa là một khái niệm rất phức tạp, việc xác định ranh giới lịch sử của nó còn chưa dứt khoát. Song, đa số các nhà nghiên cứu hiện đại đều nhất trí rằng, toàn cầu hóa là quá trình nhất thể hóa loài người trên tất cả các lĩnh vực đời sống cơ bản - kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ, v.v. Sự nhất thể hóa này diễn ra trước hết do tác động của phân công lao động quốc tế đạt tới một trình độ mới do công nghệ sản xuất hiện đại quy định. Song, như C.Mác khẳng định, lịch sử loài người còn có phương diện chủ quan của nó, thể hiện là hoạt động của các chủ thể đang theo đuổi các mục dích của riêng mình. Xét từ góc độ này, toàn cầu hóa cần được nhìn nhận như một chính sách của các cường quốc tư bản chủ nghĩa nhằm bá quyền thế giới nhờ nhất thể hóa loài người trên tất cả các lĩnh vực theo một số chuẩn tắc “tân tự do”. Chính vì vậy mỗi dân tộc cần phải “hội nhập”, đối phó với chính sách toàn cầu hóa để đồng thời vừa phát triển, vừa bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc của mình.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những nhân tố tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)