4.2. Một số giải pháp mang tính định hướng phát triển quan hệ giữa Việt Nam
4.2.2. Định hướng phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các dân tộc thông qua
chính sách đối ngoại
Trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với hàng loạt vấn đề địa chính trị mà toàn cầu hóa gây ra, chúng ta cần nỗ lực thực hiện những giải pháp mang tính định hướng nhằm thực hiện chính sách yêu chuộng hòa bình và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đó là:
Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung
của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại; tăng cường sự phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.
Thứ hai, tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng về công tác đối ngoại trong
Mục tiêu đối ngoại, như Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ, đó là “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi” [33, tr.153]. Như vậy, cần thống nhất từ nhận thức đến hành động: Thứ nhất, lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc là đồng nhất; thứ hai, lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam được xác định trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, không phải là những lợi ích dân tộc vị kỷ, hẹp hòi; thứ ba, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc phải là nguyên tắc tối cao của mọi hoạt động đối ngoại và; thứ tư, mục tiêu của mọi hoạt động đối ngoại là phải bảo đảm một cách tối cao lợi ích quốc gia - dân tộc.
Nhiệm vụ đối ngoại là “Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [33, tr.153]. Ở đây, có 2 vấn đề cần làm rõ: thứ nhất, việc thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại phải trên cơ sở vừa hợp tác vừa đấu tranh, phải thấy rõ tính chất hai mặt trong quan hệ với mọi đối tác, trong xử lý mọi sự việc nảy sinh để không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội hợp tác nào nhưng cũng không lơ là mất cảnh giác; thứ hai, trong triển khai nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc phải kiên quyết, kiên trì. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa là những nội hàm cốt lõi của lợi ích quốc gia - dân tộc. Với điều này, Đảng ta khẳng định mạnh mẽ hơn quyết tâm bảo vệ đến cùng các lợi ích đó, đồng thời chỉ ra phương cách đấu tranh là kiên trì với nghĩa là không nóng vội, không manh động, phải tận dụng mọi biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tận dụng mọi kênh, mọi phương thức có thể. Tuy nhiên, trong khi kiên trì các biện pháp, phương cách đó, chúng ta không loại trừ bất kỳ biện pháp, phương cách nào để kiên quyết bảo vệ đến cùng các lợi ích mang tính sống còn này.
Đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng ta kể từ khi đổi mới là “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Nhưng ở mỗi thời điểm lịch sử cụ thể, các nội hàm luôn được bổ sung, phát triển để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ phát triển và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với xu thế phát triển của tình hình khu vực và thế giới.
Hai nguyên tắc tiến hành các hoạt động đối ngoại là: (1) Các hoạt động đối ngoại phải bảo đảm một cách tối cao lợi ích quốc gia - dân tộc. Lợi ích quốc gia - dân tộc khi được xác định là mục tiêu tối thượng của đối ngoại thì tự nó trở thành nguyên tắc cao nhất của mọi hoạt động đối ngoại. (2) Các hoạt động đối ngoại phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đây là những nguyên tắc phải tuân thủ trong tất cả các khâu, từ xác định quan điểm, lập trường của Đảng và Nhà nước đối với các vấn đề quốc tế, xây dựng và triển khai chính sách đối ngoại đến xử lý các vấn đề nảy sinh trong quan hệ với các đối tác.
Thứ ba, các định hướng lớn trong công tác đối ngoại thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đó là: “Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu... Chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”. Với định hướng này, việc nâng cao hiệu quả đòi hỏi mọi hoạt động đối ngoại phải được hoạch định và triển khai trên cơ sở tính kỹ kết quả phục vụ các mục tiêu đối ngoại với mức độ sử dụng ít nhất các nguồn lực. Đưa quan hệ đi vào chiều sâu tức là gia tăng mức độ đan xen lợi ích mọi mặt giữa nước ta với các đối tác; nâng cao số lượng và mức độ hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa ta với các đối tác; tăng cường mức độ tin cậy lẫn nhau. Trong các hoạt động đa phương, cần chủ động, tích cực để đóng góp vào những vấn đề lớn, có tầm “định hình” các thể chế khu vực, liên khu vực và toàn cầu. “Kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của đất nước”. “Tiếp tục hoàn thành việc phân định biên giới trên bộ, thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và quy tắc
ứng xử của khu vực”. Trong các quy tắc ứng xử của khu vực nêu trong định hướng này, quan trọng nhất là Hiệp định Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC) và Quy tắc về Cách ứng xử của Các bên liên quan ở Biển Đông (DOC).
Thứ tư, thứ tự ưu tiên trong quan hệ với các đối tác là các nước láng giềng,
các đối tác lớn, đối tác quan trọng. Định hướng này nhấn mạnh yêu cầu phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc. Các đối tác lớn, đối tác quan trọng là những đối tác có tiềm lực lớn, quan hệ của nước ta với họ có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển và bảo vệ an ninh của đất nước ta. Phải nhận thức rõ tầm quan trọng của ASEAN trong tổng thể các hoạt động đối ngoại, coi ASEAN là vành đai an ninh trực tiếp của đất nước, là ngôi nhà chung của mình, cần “chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh”.
Thứ năm, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế để giảm các tác
động tiêu cực của hội nhập và hiện thực hóa các cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại. Tăng cường công tác nghiên cứu, công tác bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ đối ngoại và công tác tuyên truyền đối ngoại. Hoạt động ngoại giao cũng cần góp phần khắc phục hố ngăn cách giữa các dân tộc, các tầng lớp dân cư giàu và nghèo. Nguồn gốc của xung đột, chiến tranh, bạo lực là sự phân hóa kinh tế quá lớn, là hố ngăn cách vô căn cứ giữa người giàu và người nghèo, sự phân hóa này có xu hướng tăng lên cuối thế kỷ XX. Sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các nhóm dân cư và các khu vực khác nhau, tỷ lệ những người sống dưới mức nghèo đói ở một số nước đạt tới quy mô chưa từng thấy. Đó là nguyên nhân sâu xa của xung đột, của cuộc đấu tranh nhằm phân chia lại sở hữu và thu nhập, của thái độ công phẫn và của sự nổi dậy của các tầng lớp dân cư và các dân tộc bị đưa tới cảnh vô vọng. Việt Nam cần tích cực tham gia đấu tranh nhằm xóa bỏ tình trạng này, như cử chuyên gia khoa học đến một số nước châu Phi để giúp đỡ về sản xuất nông nghiệp. Việt Nam cần thể hiện vai trò rõ nét hơn trong việc tham gia hình thành một trật tự kinh tế mới trên quy mô toàn cầu, cũng như ở các nước riêng biệt, trật tự định hướng vào sự khắc phục dần dần hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Đó chính là cơ sở kinh tế của văn hóa hòa bình. Vấn đề không phải là khát vọng và sự cào bằng, mà là
Thứ sáu, mở rộng, làm sâu sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Cần định hướng hoạt động của nhà nước, của các phong trào xã hội như đại diện ý chí và lợi ích của dân tộc, của các sắc tộc, của các tầng lớp và các nhóm xã hội để chiến tranh không còn coi là phương tiện đạt tới các mục đích chính trị, thực hiện lòng kiêu ngạo dân tộc, giải quyết các mâu thuẫn xã hội, để thực hiện chủ nghĩa khắc kỷ tôn giáo, chủ nghĩa phiêu lưu địa chính trị. Hay nói cách khác, chiến tranh cần bị loại ra khỏi cuộc sống của xã hội ở mọi cấp độ của nó, trong mọi lĩnh vực của nó.
Cũng cần tích cực tham gia các hoạt động đa dạng của UNESCO để góp phần giảm khoảng cách về trình độ phát triển công nghệ và giáo dục giữa các dân tộc trên thế giới. Hiện nay, trình độ công nghệ và giáo dục giữa các các nước, các khu vực, các tầng lớp dân cư là khác nhau. Sở hữu công nghệ hiện đại, độc quyền trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các nước phát triển và các công ty xuyên quốc gia thống trị tại các thị trường hàng hóa và dịch vụ thế giới, áp đặt giá cả có lợi cho chúng, duy trì tài sản nhiều tỷ. Các nước tụt hậu về trình độ công nghệ và giáo dục không tự mình khắc phục được sự tụt hậu đó. Chỉ có thể khắc phục sự tụt hậu nhờ một chương trình toàn cầu do Liên Hợp Quốc, UNESCO, UNIDO tuyên bố nhằm tạo ra các điều kiện kỹ thuật và giáo dục để các nước nghèo nắm bắt được các công nghệ hiện đại, có thể tự nuôi mình và tạo ra nguồn lực cho sự phát triển xứng đáng. Điều này sẽ góp phần phổ biến văn hóa hòa bình trên thực tế. Chúng ta cần trở thành thành viên tích cực của phong trào này.
Thứ bảy, cần ổn định hóa dân số, khắc phục bùng nổ dân số. Đây là vấn đề tế
nhị và phức tạp nhất trong việc thực hiện văn hóa hòa bình. Sự bùng nổ dân số đã trở thành một trong các nhân tố quyết định làm tăng trạng thái căng thẳng và xung đột trên thế giới. Có hai xu hướng đối lập. Một xu hướng là phi quần thể hóa, giảm bớt dân số ở hàng loạt nước Tây Âu, Chính thống giáo, Nhật Bản. Xu hướng khác là duy trì tốc độ tăng dân số cao tại các nước thiếu nguồn dự trữ - châu Phi, Ấn Độ, Hồi giáo, Mỹ latinh. Đó là cội nguồn của các xung đột hiện tại và tương lai. Cả hai xu hướng - phi quần thể và tăng nhanh dân số đều là nguy hiểm, là cạm bẫy chết người đối với nhân loại tương lai. Do vậy, với tư cách thành viên của cộng đồng
4.2.3. Định hướng phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các dân tộc thông qua chính sách văn hóa chính sách văn hóa
Các nhân tố văn hóa xã hội ở đây được hiểu là tổng thể những yếu tố của đời sống tinh thần xã hội, của lĩnh vực tái sản xuất tinh thần: khoa học (nhận thức), văn hóa (thụ cảm thẩm mỹ về thế giới), đạo đức (tổng thể các chuẩn tắc đạo đức điều tiết lối ứng xử của con người và quan hệ qua lại giữa chúng), hệ tư tưởng (các mục đích có tính động cơ, thế giới quan, bao gồm cả tôn giáo) và giáo dục (các hình thức và các phương pháp truyền đạt tri thức, thói quen, giá trị tích lũy được cho thế hệ nối tiếp. Các nhân tố văn hóa xã hội biểu thị điều chủ yếu phân biệt con người với thế giới còn lại - hạt nhân của yếu tố xã hội, một kiểu gen sinh học xã hội thống nhất của con người. Trong điều kiện toàn cầu hóa, giống như ở giai đoạn trước đây của sự tiến bộ lịch sử, vai trò của các nhân tố văn hóa xã hội đặc biệt quan trọng. Vì vậy chúng ta cần hoạch định và thực hiện chính sách văn hóa xã hội sau đây:
Thứ nhất, cần quán triệt quan điểm chỉ đạo về phát triển văn hóa và thống
nhất nhận thức về mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [33, tr.126]. Ở đây, có hai vấn đề: Một là, xây dựng, phát triển nền văn hóa phải gắn chặt với xây dựng, phát triển con người, không tách khỏi cội nguồn dân tộc. Hai là, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội, mà là sức mạnh nội sinh trực tiếp để phát triển bền vững. Với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Ngược lại, xây dựng và phát
triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá; văn hoá phát triển là kết quả của sự phát triển kinh tế, đồng thời tạo động lực cho kinh tế ngày càng phát triển. Không những thế, văn hoá còn phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương, để trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển. Trên cơ sở nhận thức đúng, đề cao trách nhiệm trong xác định chủ trương, biện pháp xây dựng nền văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cho văn hóa thẩm thấu trong mọi hoạt động chính trị, kinh tế của đất nước.
Về mục tiêu xây dựng nền văn hóa, mục tiêu trước mắt là, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; làm cho văn hóa tham gia tích cực vào thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Xây dựng những giá trị văn hóa mới đi đôi với việc mở rộng giao lưu quốc tế. Nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa của nhân dân; từng bước thu hẹp sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật giữa thành thị và nông