3.3. Nhân tố địa văn hóa tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa
3.3.2. Tác động của toàn cầu hóa văn hóa đến quan hệ dân tộc
Các quá trình toàn cầu hóa có ảnh hưởng mâu thuẫn đến biến đổi văn hóa xã hội của các dân tộc. Một mặt, không gian văn hóa xã hội toàn cầu đang hình thành sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc trong lĩnh vực này, sự ảnh hưởng lẫn nhau, sự thâm nhập và đan xen lẫn nhau giữa chúng, đặc biệt là nhân có quá trình di cư tăng lên, đang tăng lên. Mặt khác, quá trình tự ý thức của các nền văn hóa dân tộc, quá trình nhấn mạnh tính độc đáo của các nền văn hóa dân tộc, đối kháng giữa các tôn giáo đang phát triển. Đồng thời các quá trình tích hợp và phi tích hợp, nhất thể hóa và phân hóa cũng đang diễn ra.
Xu hướng thứ nhất bộc lộ ở mức độ lớn nhất trong lĩnh vực khoa học. Được tích luỹ sau vài thế kỷ, hệ thống tri thức, hệ chuẩn khoa học ổn định, hài hòa, tạo thành nền tảng vững chắc để hình thành thế giới quan và hoạt động thực tiễn trong mọi lĩnh vực đa dạng, đã cho phép tiên đoán diễn biến tương lai của các sự kiện với một mức độ tin tưởng và quá tự tin lớn. Hệ thống này bỗng dưng bị lung lay, bắt đầu đem lại những kẽ hở, bị bất lực trước những sự kiện bất ngờ diễn ra, trước những bước ngoặt lớn không tiên đoán được trong biến đổi của xã hội và của tự nhiên. Một hiện tượng phổ biến rộng rãi không những trong lĩnh vực đời thường mà cả giữa các nhà khoa học và các chuyên gia - hiện tượng mà A.Toffler gọi là “cú sốc tương lai”, nỗi sợ hãi trước tương lai. Trong quá khứ bắt đầu từ các thời đại
Phục hưng và Khai sáng, quyền uy của khoa học, của lý tính con người tăng lên từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, trở thành biểu tượng cho niềm tin của các thế hệ nối tiếp nhau. Và đó không phải là ảo ảnh - khoa học đã ban tặng cho loài người các máy móc có năng suất và hùng mạnh, các công nghệ có hiệu quả ngày một mới, đã thay thế vật liệu tự nhiên bằng vật liệu nhân tạo. Và đồng thời nó cũng tích lũy các phương tiện tượng huỷ diệt ngày một mạnh mẽ hơn.
Và ranh giới vô hình đã bị vượt qua - và mọi thứ đều thay đổi giống như trong giấc mơ huyền diệu. Hóa ra là sức mạnh của khoa học là phù du, còn có lĩnh vực rộng lớn mà khoa học đã không hiểu được, đã hiểu không đúng hay không thể hiểu được; khi đem lại lợi ích hữu hình cho con người, nhiều thứ cho khoa học nghĩ ra và được vật chất hóa trong máy móc, vật liệu, công nghệ, tiềm ẩn các hậu quả khó nhận thấy được, nhưng nguy hiểm đối với con người, với tư cách đứa trẻ quá tự tin, khoa học không thể tiên đoán hậu quả thứ sinh và tam sinh của hành động của mình, không thể hiểu được nguyên nhân và không thể tiên đoán được phương hướng của những chuyển biến có tốc độ ngày một tăng trong xã hội và tự nhiên. Tất cả những điều đó bộc lộ ra trong khoảng 10 - 15 năm và đã làm suy giảm quyền uy của khoa học, đã tạo ra sự mất tin tưởng vào các khả năng của nó, bước ngoặt của đại bộ phận xã hội quay về với niềm tin vào các lực lượng xa lạ hùng mạnh, tiên tri của Chúa, có lúc còn quay về với chiêm tinh học, thầy lang ngu dốt vốn đặc trưng cho thời trung cổ. Đó chính là các dấu hiệu về bước chuyển từ loại hình cảm tính sang loại hình lý tưởng hóa.
Bước chuyển mang tính bước ngoặt này dường như là một quá trình tất yếu, khách quan, phổ biến và có thể xem là một xu hướng toàn cầu. Nhưng khoa học đích thực không khoác cái vỏ dân tộc, các thành tựu, cũng như các thất bại của nó là tài sản chung. Vấn đề không phải là vận động thụt lùi, quay lại quá khứ lịch sử, mà là sự hỗn loạn tất yếu trong quá trình chuyển hóa của xã hội và nhận thức, cho tới khi chúng có được một bộ mặt mới phù hợp với chi nhánh tiếp theo của vòng xoáy ốc lịch sử, sau khi đã giải phóng khỏi tính phiến diện, nỗi đam mê, lòng kiêu ngạo nguy hiểm. Sẽ diễn ra bước chuyển tới cái P.Sorokin gọi là hệ thống tri thức tích hợp, nơi mà khoa học giữa một vị trí vốn có của nó trong đời sống tinh thần của xã
hội, đứng cùng một dãy và một cách thống nhất hài hòa với các yếu tố và các mặt khác của đời sống đó. Như P.Sorokin nhận xét, điều đó sẽ có nghĩa là "sự thay thế ngày một tăng các yếu tố cảm tính đang tiêu vong bằng các yếu tố tích hợp mới của khoa học", bằng lý thuyết nhận thức và sáng tạo tích hợp, sử dụng ngày một có hiệu quả hơn cả ba kênh nhận thức - cảm tính, lý tính và siêu cảm tính - siêu lý tính mà biểu hiện nhờ trực giác của siêu ý thức, nhờ sự mặc khải sáng tạo. "Đạt được bằng con đường sử dụng tích hợp của ba kênh nhận thức, chân lý của kiệt tác sáng tạo là đầy đủ hơn và vĩ đại hơn chân lý đạt được chỉ bằng con đường trực giác cảm tính, hoặc suy lý lôgíc - toán học, hoặc trực giác. Lịch sử nhận thức của con người - đó là cái kho chứa đầy những quan sát kinh nghiệm bị xuyên tạc, nhưng suy luận sai lầm và trực giác giả danh. Khi sử dụng một cách tích hợp của ba phương pháp này, chúng bổ sung và kiểm tra lẫn nhau" [132].
Từ điều đó không suy ra rằng tất cả các dân tộc đều đồng thời đi đến việc thiết lập loại hình tích hợp trong khoa học. Chắc gì điều đó sẽ là dễ dàng đối với các nền văn minh Tây Âu và Bắc Mỹ, nơi mà khoa học cảm tính đã bám sâu rễ, nơi mà ngự trị chủ nghĩa thực dụng, sự chờ đợi lợi ích trước mắt ở các nhà khoa học. Con đường dẫn tới khoa học tích hợp là nan giải không kém đối với các nền văn minh Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, nơi mà khoa học lý tưởng hóa có truyền thống hàng nghìn năm, đối với nền văn minh Hồi giáo đang trải qua giai đoạn chủ nghĩa lý tưởng hóa tích cực, hơn nữa là đối với nền văn minh châu Phi, nơi mà không có tiềm năng khoa học đầy đủ. Cho dù có là kỳ lạ, nền văn minh Á - Âu có những tiền đề tốt nhất cho điều đó, nơi có khoa học cơ bản mạnh mẽ, lập trường của khoa học cảm tính và của khoa học lý tưởng hóa là không mạnh mẽ quá và đang có cuộc khủng hoảng sâu sắc kích thích sự tìm tòi sáng tạo tích cực. Do vậy, có thể nói rằng có không ít hệ chuẩn khoa học mới sẽ hình thành ở đây, chúng đem lại một cái nhìn mới về thế giới, sẽ đặt các hòn đá tảng cho khoa học tích hợp. Song cho dù ai khởi xướng con đường đó, vẫn có thể tin tưởng rằng đến giữa thế kỷ XXI, loại hình nhận thức khoa học tích hợp sẽ chiếm ưu thế tại đa số các nước.
Cuộc cách mạng thông tin hiện đại mở ra các khả năng mới để hình thành lý tính tập thể căn cứ trên ba kênh nhận thức, trên sự bổ sung lẫn nhau của thế giới
hiện thực và thế giới ảo, nó hiển nhiên mang tính chất toàn cầu và mở ra khoảng không để hình thành xã hội thông tin. Có vô số định nghĩa về xã hội này, song gần gũi nhất với định nghĩa của chúng tôi là định nghĩa của chúng tôi là định nghĩa mà N.N. Moiseev đưa ra: "Tôi xác định xã hội thông tin như là xã hội trong đó trí tuệ tập thể (lý tính tập thể) đóng một vai trò trong sự hoạt động của nó tương tự như là vai trò như là lý tính của con người đóng trong cơ thể của nó, tức là góp phần phát triển xã hội và khắc phục những trở ngại ngày một tăng... và nó hoạt động vì lợi ích của toàn thể nhân loại, hình thành một sự điển hình mới!". Lợi ích của toàn cầu hóa ở đây là hiển nhiên: “Tốc độ phát triển của tri thức tăng lên không những cùng với sự gia tăng số lượng người tham gia vào quá trình sáng tạo mà ở mức độ lớn hơn - với cường độ của trao đổi thông tin. Sự cô lập những lý tính riêng biệt và các nhóm người riêng biệt có hệ quả tất yếu là sự đánh mất tri thức và sự suy đồi của nhân dân” [61, tr.810].
Việc hình thành không gian thông tin toàn cầu nhờ các hệ thống liên lạc và truyền hình vệ tinh, radiô, Internet sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin khoa học, sẽ mở ra các khả năng mới cho trao đổi quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, cho sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn giữa các dân tộc. Nhưng sức mạnh của sự tác động bằng thông tin đến nhiều người cũng sinh ra những nguy cơ và những mâu thuẫn mới giữa các dân tộc. Các khái niệm mới đã xuất hiện, như chủ nghĩa thực địa mới về thông tin, chiến tranh thông tin. Các nước phát triển tích cực sử dụng chúng cho việc thống trị các nền văn minh yếu kém hơn về mặt tư tưởng hệ, để gán ép cho thế giới một trật tự mới căn cứ trên tư tưởng “Pax Americana”. Giống như bất kỳ vũ khí nào, toàn cầu hóa thông tin trong tay những người khác nhau có thể phục vụ các mục đích khác nhau. Nó cần phải phục vụ lợi ích nhân văn hóa và đối tác, và đây là tiền đề và phương tiện quan trọng để hình thành xã hội hậu công nghiệp trong toàn bộ không gian hành tinh.
Việc hình thành ý thức toàn cầu cũng góp phần đẩy nhanh quá trình xích lại gần nhau giữa các dân tộc trong lĩnh vực tinh thần. A.Toffler vạch ra xu hướng này: "Nếu làn sóng thứ hai sinh ra tầng lớp người mà lợi ích vượt lên trên cấp độ khu vực và trở thành cơ sở cho hệ tư tưởng dân tộc, thì làn sóng thứ ba sinh ra các nhóm
người mà lợi ích rộng hơn lợi ích dân tộc. Những người này trở thành đại diện của hệ tư tưởng toàn cầu chủ nghĩa đang hình thành mà đôi khi còn được gọi là "ý thức toàn cầu". Có ý thức như vậy là các nhà hoạt động tại các nghiệp đoàn đa dân tộc, là những người đấu tranh nhằm bảo vệ môi trường, các nhà tài chính, các nhà cách mạng, các bậc trí thức, các nhà thơ và các hoạ sĩ... Chủ nghĩa dân tộc phát triển nhân danh dân tộc, chủ nghĩa toàn cầu - nhân danh toàn bộ thế giới. Và sự xuất hiện của nó thể hiện là một tất yếu tiến hóa - một thang bậc tiến tới "ý thức vũ trụ" nắm bắt không những trái đất mà cả vũ trụ". Ý thức toàn cầu giả định phải có tri thức và sự hiểu biết về các quá trình toàn cầu hóa xâm chiếm thế giới, phải có quyền ưu tiên cho lợi ích toàn cầu, chung nhân loại đối với lợi ích dân tộc [137, tr.55].
Các hệ tư tưởng đang xuất hiện trong bối cảnh toàn cầu hóa cho thấy hai khuynh hướng phục tùng lợi ích khác nhau: một số người xuất phát từ lợi ích tương lai của toàn thể nhân loại, từ sự cần thiết ngăn chặn xung đột giữa các dân tộc, thảm họa sinh thái và phát sinh do công nghệ; số khác có sử dụng các quá trình toàn cầu hóa vì lợi ích tư lợi, để thiết lập sự thống trị thế giới của một dân tộc và một siêu cường quốc, để cho các công ty xuyên quốc gia bòn rút siêu lợi nhuận độc quyền nhờ những mạng lưới thông tin, ngân hàng thương mại khống chế toàn bộ hành tinh. Số phận của nhân loại, phương hướng chuyển biến của các dân tộc ở thế kỷ XXI sẽ được quyết định trong cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng đó của ý thức toàn cầu.
Toàn cầu hóa làm gay gắt hơn nữa vấn đề tôn giáo trong quan hệ dân tộc. Ý đồ dùng bạo lực loại bỏ các tôn giáo và giáo điều về sự tiêu vong tất yếu của chúng đã bị phá sản, xu hướng phục hồi tôn giáo đã thắng thế. Các tôn giáo đã trở thành một trong các nhân tố để tăng cường sự thống nhất tinh thần của các dân tộc,để toàn cầu hóa lĩnh vực tinh thần, để phục hồi sự thống nhất hài hòa của các yếu tố cảm tính và siêu cảm tính trong lĩnh vực văn hóa xã hội. Tôn giáo phục hồi và giữ lại vị trí vốn có của nó trong không gian văn hóa xã hội của mỗi dân tộc.
Song quá trình tích cực này đi liền với các xu hướng tương đối nguy hiểm - tăng cường chủ nghĩa khắc kỷ tôn giáo, chủ nghĩa bè phái, thái độ không khoan dung đối với người có niềm tin khác, điều này trái ngược với các quá trình toàn cầu hóa và
liên kết giữa các dân tộc. Những hình thức thống trị rõ nhất của chủ nghĩa khắc kỷ đã thể hiện trong thời gian thiết lập nhà nước tôn giáo ở Iran, Afganistan, trong phong trào hiếu chiến của những kẻ ly khai ở Bắc Capcaz. Chiến tranh tôn giáo, xung đột giữa các dân tộc trên cơ sở tôn giáo một lần nữa lại trở thành hiện thực.
Chủ nghĩa khắc kỷ và chủ nghĩa bè phái tôn giáo đã tăng lên trong điều kiện khủng hoảng tinh thần, thất vọng đối với khoa học, khát vọng có được chỗ dựa nơi tôn giáo, trên cơ sở yếu ớt của xã hội đang chuyển biến nhanh chóng và đau đớn, của các dấu hiệu về bước chuyển khủng hoảng sang loại hình văn hóa xã hội mới, cùng với việc kết thúc bước chuyển đó, cùng với việc củng cổ các cơ sở của xã hội nhân văn xã hội chủ nghĩa và loại hình văn hóa xã hội tích hợp, cơ sở dưới chân của chủ nghĩa khắc kỷ và chủ nghĩa bè phái tôn giáo sẽ không còn nữa - cho đến cuộc khủng hoảng toàn cầu tiếp theo.
Văn hóa là tác phẩm cơ bản và là cái biểu thị những đặc điểm dân tộc và văn hóa. Ở thời đại toàn cầu hóa, hai xu hướng nếu không đối lập, thì mâu thuẫn đang hiện rõ ra trong nó. Một mặt, sự phục hồi dân tộc - văn hóa làm tách biệt và phân hóa các dân tộc và các nền văn hóa, tăng cường những đặc điểm của chúng, khắc phục áp lực mang tính khuôn mẫu hóa, nhất thể hóa của văn hóa máy móc công nghiệp, làn sóng vô nhân cách hóa của phản văn hóa đại chúng. Cuộc khủng hoảng hiện đại của văn hóa công nghiệp biểu hiện sự suy tàn và tan rã của loại hình văn hóa xã hội cảm tính. “Trong việc tìm tòi vật liệu xã hội và cảm tính đã có thành công lớn như điều kiện cần thiết để kích thích và thức tỉnh khoái lạc cảm tính, nghệ thuật né tránh các hiện tượng tích cực để đi vào các hiện tượng tiêu cực, né tránh các điển hình và sự kiện quen thuộc để đi vào các sự kiện bệnh hoạn, từ bỏ không khí trong lành của hiện thực văn hóa xã hội bình thường để đi vào các tệ nạn xã hội, và cuối cùng, nó trở thành bảo tàng những bệnh hoạn và những hiện tượng tiêu cực của hiện thực cảm tính v.v.. Tính đa dạng quyến rũ của nó kích thích việc tìm kiếm tính đa dạng lớn hơn nữa, điều này đưa tới chỗ phá hủy sự hài hòa, sự thống nhất và sự cân bằng, biến nghệ thuật thành đại dương hỗn loạn và không nhất quán”. Điều dễ hiểu là nền văn hóa đang tan rã không thể trở thành sợi dây hợp nhất đối với các dân tộc và các nền văn hóa.
Song một nền văn hóa tích hợp mới đồng thời cũng đang ra đời, nó có thể hoàn thành vai trò này. “Song song với sự tan rã của nghệ thuật cảm tính thì nghệ